PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PT LOGISTICS XANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HN
4.3.5. Giải pháp xanh hóa các hoạt động logistics trong DN
Cần hỗ trợ DN và người tiêu dùng áp dụng các giải pháp, phương thức, đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và PT bền vững. Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững theo hướng tiếp cận vòng đời sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong các khâu từ khai thác tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ; chú trọng sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì, tái sử dụng và tái chế trong các cơng đoạn của vịng đời sản phẩm; coi trọng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thân thiện mơi trường, cải tiến thiết bị, quy trình QL nhằm cải thiện, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của các DN thân thiện môi trường.
Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị của nước ta hiện tại nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Chính vì vậy, cần chuyển hướng thị trường nhập khẩu (đặc biệt là máy móc, cơng nghệ) sang các thị trường có cơng nghệ cao để đảm bảo chất lượng như thị trường Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ và hạn chế nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được và có chính sách tích cực đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặt khác, thực hiện tuyên truyền, khuyến khích các DN chủ động trong việc nhập khẩu HH, nguyên liệu sản xuất từ các thị trường của các nước khác, không chỉ phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu Trung Quốc như hiện nay.
Bên cạnh đó, cần có chính sách sử dụng rào cản kỹ thuật thương mại tăng cường kiểm soát chất lượng HH nhập khẩu từ Trung Quốc, XD thực thi các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu. Đặc biệt, kiểm sốt chặt chẽ các mặt hàng máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu đã qua sử dụng thuộc diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Cần song song thực hiện tăng cường kiểm sốt chất lượng HH, an tồn thực phẩm đối với hàng nhập từ Trung Quốc.
Mặt khác, cần giảm chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm DV, đánh giá lại khả năng cung cấp DV và mức giá DV để có hướng giảm bớt chi phí sản xuất nhằm tạo mơi trường thuận lợi và giảm chi phí đầu vào, chi phí trung gian cho DN. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, đa dạng hóa danh mục hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và nên tính đến việc XD và PT những sản phẩm mới sao cho phù hợp với thực lực quốc gia, các DN cần quan tâm, chú trọng đến bản quyền, thương hiệu sản phẩm trong nước.
Ngồi ra, cần áp dụng cơng nghệ thông tin trong giao thương với DN (B2B) và sử dụng thương mại điện tử hoặc internet. Điều này có nghĩa là giảm giấy tờ và tài liệu. Chấp nhận mua hàng bền vững có thể giúp giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh và XD danh tiếng của một công ty. Hơn nữa, các công ty cần đào tạo nhân viên trong bộ phận Logistics để cung cấp kiến thức về việc giảm sử dụng năng lượng. Chất lượng sản xuất phải được giữ nguyên; chất thải sản xuất nên được giảm trong khi làm sản xuất HH; nước nên được tái sử dụng càng nhiều càng tốt và khí độc hại phải được giảm tối đa. Mặt khác, các hoạt động như chuyển sản phẩm vào kho, đóng gói tái chế, vận chuyển HH trong kho. Các công ty cần giảm việc sử dụng xe nâng cùng với giảm xử lý kép để tối ưu năng lượng và nhiên liệu.
Cần thực hiện quá trình phân phối thông qua nhiều phương thức vận chuyển: vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc qua các phương tiện giao thơng đường thủy. Các cơng ty có thể chọn phương tiện thân thiện với mơi trường như đường sắt hoặc ít sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để phân phối HH, ứng dụng cơng nghệ để có thể theo dõi các số liệu như thời gian xe chạy trên đường, mức nhiên liệu, khí thải,... để kiểm sốt chặt chẽ nỗ lực Logistics xanh của mình.