2. Vận tải, kho bãi, hỗ trợ vận tải 20.637 20.655 2096 2042 21
3.3.4. Thực trạng sử dụng nhu cầu DV logistics xanh
Tại Hội nghị tổng kết dự án Vận tải hàng hoá và Logistics bền vững khu vực Mekon do liên minh châu Âu tài trợ thơng qua Chương trình SwitchAsia được tổ chức GIZ của Cộng hoà Liên bang Đức thực hiện đã đề cập đến vấn đề PT kinh tế gắn liền với các hoạt động cân bằng sinh thái môi trường đang trở thành xu hướng tất yếu và là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự PT bền vững. Tại hội thảo ơng Tom Corrie, Phó ban Hợp tác PT cho rằng thị trường logistics khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng được tổ chức cục bộ, manh mún, chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, sử dụng phổ biến hệ thống giao thông cũ kỹ dẫn đến nhu cầu sử dụng nhiên liệu cao, tăng phát thải khí CO2 ra mơi trường. Trong khi đó, PT logistics xanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với Việt Nam nói riêng mà tồn khu vực nói chung. Trên thực tế, nếu khơng thực hiện được các tiêu chí về mơi trường, các DN sẽ dần bị đào thải ra khỏi các hoạt động kinh doanh và hoạt động thương mại. Hội thảo cũng đề cập đến việc 100 DN được đào tạo về lái xe sinh thái và lái xe phòng vệ, tiết kiệm được 11,4-11,7% nhiên liệu tương đương giảm phát thải khí CO2 ra mơi trường.
Mặt khác, hiện nay khách hàng thích sản phẩm xanh và bao bì thân thiện với mơi trường. Thực tế, nhiều nước trên thế giới đã xem bảo vệ mơi trường là một trong những tiêu chí để đánh giá sản phẩm, sự PT bền vững của DN. Cùng với sự PT của kinh tế xã hội thì mua hàng xanh là một xu hướng đang ngày càng PT tại các nước đã và đang PT cũng như trong thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường. So với các nước trong khu vực, yêu cầu về sản phẩm xanh (sản phẩm thân thiện với môi trường) trên thị trường Việt Nam cũng như nhận thức của người tiêu dùng cịn hạn chế. Các sản phẩm dán nhãn mơi trường cũng như cách nhận biết còn chưa rõ và phổ biến đối với người tiêu dùng. Các DN Việt Nam vẫn còn dè dặt trong việc đầu tư, sử dụng công nghệ,
phương thức QL và áp dụng các hệ thống QL phù hợp để sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về dán nhãn. Mặt khác hiện nay các tiêu chí về sản phẩm xanh cịn rất hạn chế về mặt số lượng và mới chỉ có đối với một số chủng loại mặt hàng nhất định.
Ở Việt Nam, Mạng lưới mua hàng xanh Việt Nam (VNGPN) được thành lập từ năm 2009 do Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC) chủ trì thực hiện và là cầu nối với Mạng lưới mua hàng xanh quốc tế (IGPN) cũng như các mạng lưới mua hàng xanh của các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo kết quả điều tra, có tới 98% người tiêu dùng ở nước ta hiện nay cho biết sẽ chọn sản phẩm có dán Nhãn sinh thái. Mạng lưới mua hàng xanh là cổng thông tin giúp các DN và người tiêu dùng truy cập và cập nhật thông tin về cơ sở dữ liệu sản phẩm sinh thái, qui định về mua hàng xanh, mua sắm công xanh của các nước trong khu vực nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh và PT của các tổ chức, DN, giúp đỡ các tổ chức, DN tiếp cận với các yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. [40]
3.3.5. Quy mô và thị phần DN logistics trên địa bàn TP
Theo thống kê của Sở Cơng Thương HN thì hiện nay số lượng DN đăng ký hoạt động logistics trên địa bàn HN đạt khoảng 25.000 DN. Trong đó, các DN đa dạng quy mơ, cấp độ, loại hình, ngành nghề DV logistics khác nhau (trong đó số lượng DN đang hoạt động chính thức là 5.445 DN). Đa phần các DN cung cấp DV logistics trên địa bàn HN đều có quy mơ nhỏ nên hạn chế về vốn, cơng nghệ và nhân lực. Chỉ có một số DN nhà nước và cơng ty cổ phần có số lượng lao động tương đối lớn (từ 100-300 nhân viên), số cịn lại chỉ có trung bình từ 10-20 nhân viên, thậm chí có DN chỉ có từ 5-10 nhân viên [101]. Các DN logistics trên địa bàn Thủ đô chiếm 80% là DN tư nhân [108] và được phân thành 3 nhóm chính là DN có vốn đầu tư nhà nước, DN liên doanh với nước ngoài và DN tư nhân, các DN chủ yếu là vừa và nhỏ, kinh doanh còn manh mún. Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), trong khi các DN có vốn đầu tư nước ngồi (liên doanh, 100% vốn nước ngoài) đã giành được khoảng 70% thị trường nhờ tính chun nghiệp, mạng lưới rộng khắp và ứng dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại thì các DN logistics trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường”.
Hình 3.10:Quy mơ DN logistics trên địa bàn TP HN
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 2019
“Đây chính là lý do phần lớn các DN cung ứng DV logistics tại HN vẫn chủ
yếu đóng vai trị vệ tinh cho các cơng ty logistics nước ngồi hoặc là chi nhánh của các cơng ty logistics tại Hồ Chí Minh Chính. Các DN cung ứng DV phổ biến là DV giao nhận vận tải, kho bãi, khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải; chỉ một số ít DN cung cấp loại DV gia tăng. Mặc dù các DV của các công ty đã phong phú hơn khi có cả các hoạt động giá trị gia tăng nhưng lại chỉ đảm nhận một số công đoạn trong chuỗi hoạt động logistics chứ chưa đảm nhận được toàn bộ các hoạt động liên quan tới cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, hải quan, làm thủ tục phân phối trong một quy trình hồn chỉnh.
Các DN cung ứng DV logistics (LSP) trên địa bàn mới chỉ có quy mơ thuộc loại vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính cịn hạn chế, đa phần chỉ tập trung trong thị trường nội địa hoặc làm đại lý cho các tập đồn, cơng ty nước ngoài (chưa PT riêng đội tàu biển chở hàng, chưa có máy bay chỉ chuyên chở HH). Các loại hình DV được cung cấp hầu như là DV cơ bản mang tính đơn lẻ, truyền thống như DV vận tải, giao nhận, kho bãi... và chưa phổ biến những DV mang lại giá trị gia tăng cao. Số lượng các cơng ty có khả năng cung cấp đầy đủ và trọn gói các loại hình DV logistics là rất ít, phần lớn là DN nước ngồi. Các LSP có vốn nước ngồi chỉ chiếm 2% về số lượng nhưng lại chiếm 80% thị phần.
Đây chính là những thách thức lớn cho các DN logistics HN nói riêng, Việt Nam nói chung và với các cơ quan nhà nước trong công tác QL và PT DV logistics trên địa bàn TP. Quy mô nhỏ cũng là hạn chế để DN hướng tới xanh hóa hoạt động logsitics.