PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PT LOGISTICS XANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HN
4.4.2. Kiến nghị với UBND TP
TP tạo điều kiện và phối hợp, hỗ trợ kinh phí để các Hiệp hội DN, ngành nghề phát huy vai trò, thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực DN, chất lượng DV logisctics hướng đến PT logistics xanh như tổ chức các khóa đào tạo, các lớp tập huấn định kỳ hoặc ngắn hạn cho DN để phổ biến, cập nhật những thay đổi về chính sách pháp luật, quy hoạch PT logistics nói riêng, xu hướng xanh hóa hoạt động logistics và tình hình kinh tế nói chung trên địa bàn TP; Kết nối tổ chức sự kiện và tạo ra các mối liên hệ giao thương với các hiệp hội, các DN khác trong và ngoài nước hỗ trợ DN trong việc hợp tác, ký kết hợp đồng; tiếp cận tín dụng ưu đãi, kết nối cung cầu; tập huấn, phổ biến kiến thức về kinh doanh DV logistics, tạo chuyển biến về nhận thức ưu tiên sử dụng DV logistics thuê ngoài thay cho tự tổ chức hoạt động logistics trong bối cảnh hội nhập; từng bước triển khai mơ hình logistics 4PL và 5PL trên cơ sở PT thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực logistics và bảo vệ môi trường. Tăng cường sự hợp tác và liên kết giữa các DN logistics để cung ứng ra thị trường chuỗi các DV logistics cho khách hàng từ giao nhận, kho bãi, vận tải, ...để tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ; Khuyến khích, hướng dẫn DN trong một số ngành sản xuất cơng nghiệp (dệt may, da giầy, thực phẩm, cơ khí - chế tạo, đồ gỗ), nơng nghiệp cơng nghệ cao áp dụng mơ hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Đẩy mạnh đầu tư các cơng trình cảng, sân bay, đường sắt, đường thủy, đường bộ, các cảng thông quan nội địa, kho bãi, trang thiết bị. TP HN phối hợp Bộ Giao thông vận tải và các Cơ quan Bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ
nghiên cứu cơ chế, kết hợp hài hòa các nguồn vốn, đặc biệt chú trọng huy động nguồn xã hội hóa để đẩy mạnh đầu tư các cơng trình cảng, sân bay, đường sắt, đường thủy, đường bộ, các cảng thông quan nội địa, kho bãi, trang thiết bị... theo Quy hoạch, Kế hoạch và lộ trình đảm bảo đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu PT logistics xanh của HN và cả nước, tập trung:
- Đối với đường bộ: Cải tạo, mở rộng các tuyến đường hướng tâm hiện tại lên thành đường có 4 đến 6 làn xe cơ giới. XD các tuyến đường cao tốc song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đường vành đai. Tập trung đầu tư, nâng cấp và mở rộng và XD mới các trục đường giao thông hướng tâm, các nút giao thông lập thể tại các giao lộ lớn, các đường vành đai đô thị. Đầu tư xây mới và nâng cấp, cải tạo các bến xe, bãi đỗ đáp ứng nhu cầu vận chuyển trên địa bàn TP. XD mới các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, PT mạnh hệ thống xe buýt để nâng cao tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng.
Tập trung đầu tư khép kín các tuyến đường vành đai (bao gồm vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5; vành đai 4; vành đai 5); Tập trung đầu tư hệ thống cơng trình đường bộ có tính kết nối vượt sông Hồng và sông Đuống (cầu Thượng Cát; cầu Tứ Liên; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; cầu Đuống 2, Cầu Mễ Sở - VĐ4, cầu Ngọc Hồi - VĐ3,5...); Tổ chức triển khai thi cơng hồn thành cơ bản đoạn tuyến đường trên cao dọc tuyến đường Vành đai 2 (đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở); hoàn thành một số đoạn tuyến của các tuyến đường: Quốc lộ 1A (phía Nam); Trục Hồ Tây - Ba Vì; Quốc Lộ 6; Tây Thăng Long; Hà Đông - Xuân Mai; Trục cầu Vĩnh Tuy - Giang Biên - Ninh Hiệp; Quốc lộ 3; ... Đẩy nhanh tiến độ, hồn thành các cơng trình: tuyến đường sắt đơ thị Nhổn - ga HN, đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở; đường vành đai 3 dưới thấp đoạn cầu vượt Mai Dịch - cầu Thăng Long...
- Đối với đường thủy: Cải tạo các tuyến đường sơng kết nối với các loại hình vận tải khác như đường bộ, đường sắt... để tạo thành tuyến vận tải thơng suốt, liên hồn và đa phương thức. Cải tạo, nâng cấp, nạo vét, khơi thơng và bảo trì luồng lạch để mở rộng mạng lưới kết nối của vận tải thủy với các vùng khác và khai thác tối đa các tuyến đường thủy trên địa bàn TP. Hiện đại hóa hạ tầng bến cảng và cơ giới hóa hệ thống bốc xếp HH để đáp ứng được yêu cầu của vận tải bằng container; PT đội tàu theo hướng đa dạng có cơ cấu hợp lý để nâng cao năng lực HH thông qua cảng.
phương tiện xếp dỡ vận chuyển HH hiện đại. Thu hút các đường bay vận chuyển HH tới các điểm có nhu cầu vận chuyển HH đi và đến TP HN. Đồng thời, cần đẩy nhanh việc XD một trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc có đường giao thơng thuận tiện kết nối trực tiếp đến cảng hàng không.
- Đối với vận tải đường sắt: Cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường, đặc biệt là tuyến đường Bắc - Nam nhằm đảm bảo tốc độ chạy; PT các DV văn minh tại ga, cảng HN; mở rộng các tuyến đường sắt tới các khu vực, các trung tâm công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các tuyến đến các ga Hải Phòng, Sài Gòn, Lào Cai... để đáp ứng nhu cầu vận chuyển; đầu tư mới các phương tiện vận chuyển như đầu máy, toa xe, các toa xe chuyên dụng để có thể vận chuyển nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
Bên cạnh đó, TP cũng cần nhanh chóng có biện pháp, chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác chuyển giao cơng nghệ, đào tạo nguồn nhân lực logistics nhằm tạo đà PT hệ thống logistics TP.
Cụ thể hóa các văn bản pháp luật liên quan đến DV logistics th ngồi, chuẩn hóa quy trình dịch vụ... Trong đó, hải quan là một trong các khâu quan trọng đồng thời là điểm yếu của logistics Việt Nam và TP. Hà Nội nói riêng. Có thể nói, để coi đây là khâu đột phá tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, cần tiếp tục mở rộng việc thực hiện hệ thống hải quan một cửa, thông quan điện tử với danh mục thuế suất hài hòa, minh bạch...Qua khảo sát, thăm dị ý kiến của các nhà cung cấp DV logistics thì các giải pháp nhằm hồn thiện cơ chế, chính sách PT logistics xanh trên địa bàn TP đóng vai trị rất quan trọng.