Tình hình PT kinh tế-xã hội của TP HN

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 68 - 75)

THỰC TRẠNG PT LOGISTICS XANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HN

3.1.2 Tình hình PT kinh tế-xã hội của TP HN

Thủ đô HN hiện đã và đang tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng hiện đại, công nghệ cao và PT bền vững, trở thành một trung tâm công nghiệp lớn, đóng vai trị đầu tàu của nền kinh tế đất nước.

Trong những năm qua, tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội liên tục tăng mạnh qua các năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Trong đó, tỷ trọng ngành cơng nghiệp có xu hướng giảm và tỷ trọng các ngành dịch vụ, cơng nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng. Mặc dù vậy, cơ cấu kinh tế vẫn chuyển dịch chậm so với mục tiêu đề ra. Nếu năm 2008, GDP của HN mới đạt 178.605 tỷ đồng (chiếm 11,05% tổng GDP cả nước) thì đến năm 2010 đã tăng lên 245.749 tỷ (chiếm 11,38%), và năm 2013, GDP của TP đạt 451.213 tỷ đồng (chiếm 12,58% tổng sản phẩm quốc nội của cả nước) thì đến năm 2019 GDP của HN đạt 968.436 tỷ đồng (chiếm 16,05% tổng GDP cả nước) (Bảng 3.2).”

Bảng 3.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn TP. HN theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm GRDP của TP. HN GDP của cả nước

Cơ cấu GRDP của TP Hà Nội Nông, lâm nghiệp

và thủy sản Công nghiệp và XD DV 2015 672.949 4.192.862 17.112 139.878 78.672 2016 730.935 4.502.733 18.204 153.796 85.983 2017 806.296 5.005.975 17.511 174.944 94.178 2018 883.102 5.542.332 19.016 196.652 102.530 2019 968.436 6.037.348 19.559 220.483 110.488

Nguồn: Niên giám thống kê TP. HN 2019, tra.128 và Niên giám thống kê Việt Nam 2019, tr.196

“Đảng bộ TP. HN đã đặt ra 5 nhiệm vụ chủ yếu trong Nghị quyết Đại hội 16

của Đảng bộ TP.HN, trong đó, mục tiêu PT kinh tế - xã hội, HN xác định phát huy tiềm năng và thế mạnh Thủ đô; đẩy mạnh kinh tế tri thức; đổi mới mơ hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, bảo đảm kinh tế Thủ đô PT nhanh, bền vững. Cụ thể [36]:

Kinh tế liên tục tăng trưởng, trong giai đoạn giai đoạn 2016-2020 thì bình quân tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3-7,8%), cao hơn giai đoạn 2011-2015 (6,93%). Quy mô GRDP ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng vào năm 2020 tương đương khoảng 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người

ước đạt 5.420 USD năm 2020 và tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình qn cả nước.

Với định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nên cơ cấu theo các ngành kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại như tỷ trọng khu vực công nghiệp và DV tăng; khu vực nông nghiệp giảm còn 2,09%; tăng trưởng khu vực DV bình quân 7,12%/năm. Năm 2015, tỷ trọng các ngành DV - thương mại, công nghiệp và XD, nông nghiệp tương ứng là 64,98%, 20,79% và 2,54% thì đến năm 2020, các tỷ trọng tương ứng dự kiến đã thay đổi lần lượt là 63,48% (giảm 1,5 điểm %), 23,23% (tăng 0,44 điểm %) và 2,09% (giảm 0,45 điểm %). Bên cạnh đó, ngành du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có mức tăng doanh thu 12,1%/năm; năm 2019 đón hơn 7 triệu khách quốc tế. HN nằm trong top 10 điểm đến hàng đầu du lịch trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 9,0%/năm, cao hơn 1,7 lần giai đoạn 2011 - 2015.

Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế ngồi nhà nước lớn nhất trong GRDP (từ 37,50% năm 2015 lên 39,2% năm 2019), mức đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 10,1%. Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 37,77% (2015) xuống còn 34,8% (2019).

Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm dần trong khi ở các ngành DV, cơng nghiệp và XD có xu hướng tiếp tục tăng: cuối năm 2018 các tỷ trọng tương ứng là 56% (tăng 1,1 điểm % so năm 2015), 30,8% (tăng 0,6 điểm %) và 13,2% (giảm 1,7 điểm %).

HN đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, điều này thể hiện qua số lượng DN đăng ký thành lập mới trong giai đoạn 2016 - 2019 đã có sự tăng đáng kể về số lượng và vốn đăng ký, với 99.503 DN đăng ký thành lập, tăng 24% so với tổng số DN đăng ký, với số vốn đăng ký là 1,225 triệu tỷ đồng. Môi trường đầu tư, kinh doanh cũng được cải thiện rõ nét, cụ thể: chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) liên tục tăng hạng trong các năm gần đây như năm 2016 HN xếp ở vị trí 14/63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; năm 2017 xếp vị trí 13/63; năm 2018 xếp thứ 9/63; năm 2019 xếp thứ 9/63. Trong năm 2019, TP cấp mới 919 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 1.606 triệu USD, trong đó: 765 dự án 100% vốn trực tiếp nước ngoài và 151 dự án liên doanh, liên kết.HN đã thu hút được 25,5 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp 4,08 lần giai đoạn 2011-2015; đứng đầu cả nước trong 2 năm liên tiếp 2018 và 2019; lũy kế số dự án FDI còn hiệu lực là 6.278 dự án, với tổng số vốn đạt trên 47,7 tỷ USD, vốn giải ngân đạt trên 28,5 tỷ USD.

HN Mặc đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số, điều này cho thấy Thủ đơ ngày càng xứng đáng vai trị là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực PT của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, năm 2019 kinh tế - xã hội TP HN đã đạt được kết quả khá toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá, thu hút vốn đầu tư tăng cao, thu ngân sách vượt kế hoạch, giá cả thị trường ổn định, lạm phát được kiểm soát, an sinh xã hội được đảm bảo; sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục ổn định và PT.

Công tác ổn định giá cả thị trường được thực hiện tốt và hoạt động thương mại, DV diễn ra sơi động. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2019 tăng 3,77%, thấp hơn mức tăng 4,22% của năm 2018. Tổng mức bán lẻ HH và doanh thu DV năm 2019 tăng 11,9% so với năm 2018; kim ngạch nhập khẩu đạt 31.636 triệu USD, tăng 2,1%; kim ngạch xuất khẩu đạt 15.695 triệu USD, tăng 12,8%; khách quốc tế do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 4.803 nghìn lượt khách, tăng 4,5%; khách nội địa do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 12.288 nghìn lượt khách, tăng 4,6%; số lượt hành khách vận chuyển đạt 421,8 triệu người, tăng 10,7%; khối lượng vận chuyển HH đạt 805,2 triệu tấn, tăng 12%;...[68]

HN đã có nhiều thay đổi, tạo diện mạo mới cho Thủ đô, trong những năm qua hạ tầng kỹ thuật của TP được đầu tư rất mạnh, bộ mặt đơ thị, nơng thơn đã có nhiều thay đổi. Sự PT nhanh chóng của nhiều dự án khu đơ thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành như Văn Quán, Mỹ Đình, Mỗ Lao, An Khánh, Việt Hưng, Vinhomes Riverside…kéo theo các cơng trình giao thơng, dự án trọng điểm được đẩy nhanh. Bên cạnh đó, tỷ lệ xã đạt chuẩn nơng thơn mới đến nay đạt 76,17% - dẫn đầu cả nước, hạ tầng nông thôn được chú trọng đầu tư và đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Với tốc độ tăng trưởng như vậy, HN chỉ đứng sau TP. Hồ Chí Minh và cao hơn rất nhiều so với các TP khác như thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng...Thực tế cho thấy trong mọi điều kiện, dù thuận lợi hay khó khăn thì HN vẫn ln duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gấp từ 1,26 - 1,5 lần so với cả nước (Bảng 3.3). Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và các chuyên gia thì đây là tốc độ tăng trưởng cao và là thành tựu rất đáng khích lệ, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn như: sự biến động giá cả thế giới, biến động kinh tế vĩ mô trong nước và dịch bệnh covid

với một Thủ đô hiện đại, HN đã tập trung nguồn lực để PT nhanh công nghiệp và DV. Bên cạnh đó, Hà Nội đã tạo nhiều cơ chế chính sách cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc hiện đại và kết quả là nhiều cụm, điểm, khu công nghiệp, làng nghề ra đời, trở thành trụ cột của sự PT kinh tế TP. Hàng trăm các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha, Motor đã thành lập nhà máy tại đây. Sau gần 10 năm phát triển, đến nay thành phố Hà Nội đã có khoảng 70 cụm cơng nghiệp [103] và 3 khu, cụm công nghiệp làng nghề. Sự phát triển của các khu, cụm, điểm công nghiệp đã tạo tiền đề cho việc phát triển đô thị, dịch vụ của TP. Hà Nội với tốc độ cao, đặc biệt là sự phát triển của dịch vụ logistics thành phố.

Như vậy, những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế của TP HN đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.”

Hình 3.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn TP. Hà Nộ giai đoạn 2015 - 2019 (Đơn vị tính: %)

“GRDP bình qn đầu người tại HN đã được cải thiện đáng kể, năm sau luôn

tăng hơn so với năm trước, theo thống kê của TP, năm 2010, GRDP bình quân đầu người trên địa bàn TP. Hà Nội lên đến 37,13 triệu đồng, tăng 14,53% so với năm 2009 (32,42 triệu đồng), GRDP bình quân đầu người của TP tăng từ 90,528 triệu đồng năm 2015 lên đến con số 119,65 triệu đồng năm 2019, trong khi GRDP đầu người cả nước tương ứng là 45,462 triệu đồng và 62,57 triệu đồng. Hiện tại, GRDP bình quân của HN cao gần gấp đơi so với trung bình cả nước. (Bảng 3.4).”

Hình 3.3: GRDP bình quân đầu người của TP. HN giai đoạn 2015 – 2019 (Đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: Niên giám thống kê TP HN 2019, tr.138 và tính tốn từ bảng 3.1, 3.2

“TP đã thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách an sinh xã hội, chính sách an

sinh xã hội, chính sách người có cơng với cách mạng, triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, chú trọng giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc. Đến cuối năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo còn 0,9%. Lĩnh vực y tế được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, số giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân năm 2019 đạt 26,7 giường, tăng 9% so với năm 2018. Đời sống dân cư từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2019 đạt 6.403 nghìn đồng, tăng 8,5% so với năm 2018, ác chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tính trên đầu người của TP. HN ngày càng được nâng cao (Bảng 3.3)”

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu chủ yếu của TP. HN giai đoạn 2015-2019 Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019

- GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành

Triệu đồng 90,528 96,293 104,143 111,580 119,650 - Tổng trị giá XK trên

địa bàn Triệu USD 10.475 10.683 11.705 13.909 15.685 - Tổng trị giá NK địa

phương Triệu USD 25.713 25.283 28.825 30.977 31.636

Nguồn: Niên giám thống kê TP. HN 2019,tr.254, 256

“Thủ đơ HN có vị thế quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa. Mặt khác, đây

cịn là đầu mối giao thơng quan trọng của quốc gia nói chung và của vùng châu thổ sơng Hồng nói riêng. Các tuyến giao thơng đường bộ quan trọng đều hướng tâm về HN (Quốc lộ 1, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 32, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc) tạo thành mạng lưới hình nan quạt. Tuy nhiên, hiện nay một số đường vành đai và đường hướng tâm chưa hoàn thiện, sự giao cắt của tuyến đường sắt quốc gia qua trung tâm thành phố vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, tình trạng q tải của hệ thống đường chính nội đơ HN vẫn chưa được giải quyết do việc phân cấp mạng lưới đường trong đô thị không rõ ràng, mặt cắt ngang không tương xứng với chức năng đường đảm nhiệm, vỉa hè lòng đường bị lấn chiếm nghiêm trọng. Vành đai giao thông đối ngoại (vành đai IV) là tuyến đường vành đai cao tốc ngồi cùng, đảm nhiệm vai trị phân bổ lưu lượng vận tải của các hướng qua Hà Nội từ các Quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 32, Đại lộ Thăng Long.

Cùng với XD nhiều cầu vượt, hầm đường bộ và một số cầu bắc qua sông Hồng và sông Đuống, HN còn XD nhiều tuyến đường bộ trọng điểm và nhiều nút giao thơng quan trọng. Trong đó, có nhiều cơng trình mang tầm vóc thời đại như cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, hầm đường bộ Kim Liên và Ngã Tư Sở, cầu Nhật Tân và hệ thống đường trên cao…

Hiện nay, TP. HN đang thực hiện các báo cáo quy hoạch XD Thủ đơ đến năm 2030, tầm nhìn 2050 về việc PT khơng gian mặt nước đô thị. Với tổng chiều dài đường thủy quanh TP là 49 km, TP. HN có thể hồn tồn sử dụng khơng gian mặt nước của khu vực HN để tạo ra các giải pháp hậu cần, điều này có thể cung cấp các giải pháp kinh tế hơn mà lại được thực hiện nhanh chóng để PT cơng nghiệp hiện đại, giao thơng đường thủy có thể là phương thức vận tải lựa chọn chính thân thiện với mơi trường, có độ ổn định cao, và có thể hoạt động với không gian đô thị dọc theo bờ

sông, đi được các quãng đường xa như tới Vịnh Hạ Long. Đây chính là lợi thế của HN để PT khơng gian mặt nước đô thị nhằm giảm bớt gánh nặng tắc nghẽn giao thông hiện tại của trung tâm TP và bảo tồn khu phố cổ và phố Pháp. Các ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ được hưởng lợi ích từ cơ sở hạ tầng hiện tại, đặc biệt là ngành logistics TP.

Trong quy hoạch và chiến lược PT đến năm 2030, tầm nhìn 2050, HN có nhiều cơ hội và sự lựa chọn trong PT logistics thành phố. Đến nay, HN cũng đang thực hiện Đề án QL và PT hoạt động logistics trên đị bàn TP HN đến năm 2025. Tuy nhiên, điều đáng tiếc hiện nay là TP chưa đưa được yêu cầu và nội dung PT logistics thành phố, đặc biệt là cơ sở hạ tầng logistics của HN bởi hệ thống đường vành đai TP vẫn cịn chưa hồn thiện, thiếu các trung tâm logistics để kết nối các loại phương tiện vận tải.

Cuối cùng, đến nay TP HN vẫn thiếu lao động có trình độ chun mơn cao, nhất là về logistics sau mặc dù sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân số TP là 8.053,7 nghìn dân năm 2019 với 4.122 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế, hơn nữa sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm DV cũng như sức hấp dẫn mơi trường đầu tư của TP cịn thấp. Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, DV và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Bên cạnh đó, chất lượng quy hoạch PT các ngành kinh tế ở HN không cao và TP cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.

3.1.3 Khái quát tình hình PT logistics trên địa bàn TP.HN

Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào cuối năm 2006 đã tạo ra một môi trường kinh tế mới, quan hệ thương mại hợp tác quốc tế mở rộng đã khiến cho hoạt động của các ngành kinh tế của Việt Nam cũng như trên địa bàn Hà Nội đều trở nên sơi động và nhộn nhịp chưa từng có. Đây chính là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự PT của các DN logistics trên địa bàn Hà Nội, cùng với đó là yêu cầu tất yếu được đặt ra cho vấn đề QLNN đối với các DN logistics này. Do đó, trong những năm qua, hàng loạt các DN đăng ký kinh doanh DV vận tải giao nhận đã ra đời nhằm đáp ứng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu đang ngày một tăng lên.

Tính đến tháng 12 năm 2021, theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư HN

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w