2. Vận tải, kho bãi, hỗ trợ vận tải 20.637 20.655 2096 2042 21
3.2.2. Thực trạng xanh hóa các hoạt động kho bã
1. Đầu tư nâng cấp hệ thống kho bãi
Hầu hết hệ thống kho bãi được XD từ khá lâu nên cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vừa thiếu lại vừa yếu, trình độ kỹ thuật lạc hậu, chất lượng nhà kho xuống cấp và sử dụng lao động thủ công là chủ yếu. Hoạt động kho bãi hiện gây ô nhiễm thứ 2 sau hoạt động vận tải.
lớn nhất đối với các nhà kinh doanh kho bãi, chiếm 62,3%, tiếp đến là sự hạn chế và hiện đại hóa thiếu đồng bộ (59,42%); thiếu quy hoạch trong dài hạn (49,7%); QL không hiệu quả (32,29%); cung ứng thiếu tính chuyên nghiệp (10,3%)… Hơn nữa, hiện nay là tất cả các cảng biển quốc tế của Việt Nam chưa có một trung tâm logistics đúng nghĩa nào phục vụ cho các DV trước và sau cảng [31].”
Hình 3.6: Hệ thống kho tàng, bến bãi trên địa bàn TP. HN
“Hầu hết hệ thống kho bãi ở các cảng của HN được XD khá lâu nên chất
lượng kho xuống cấp, xe tải, xe chuyên dùng cũ kỹ, chi phí sửa chữa lớn, các thiết bị phục vụ lạc hậu, thô sơ, chủ yếu sử dụng lao động thủ công trong xếp dỡ nên năng suất thấp, HH được xếp chồng lên nhau nên dễ gây đổ vỡ, hư hỏng.
DV kho bãi trên địa bàn TP. HN hiện nay khá đa dạng, bao gồm: đại lý và DV cho thuê kho chứa, dự trữ HH; DV kho ngoại quan; DV chứa, dự trữ HH dạng container… Hoạt động nghiệp vụ của kho hàng hố bao gồm nhiều cơng việc khác nhau như: tiếp nhận, vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng, bảo quản, phân loại, đóng gói, kiểm nghiệm, giao hàng. Tại hầu hết các khu cơng nghiệp trên địa bàn TP HN đều có các hệ thống kho bãi sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu kho, bến bãi, và vận chuyển HH cho các DN. Cũng có một số DN tư nhân bắt đầu đầu tư XD nhà kho để tự kinh doanh hoặc cho thuê, tuy nhiên diện tích các nhà kho này nhỏ do quỹ đất trên địa bàn TP không nhiều, vốn đầu tư của các DN không lớn. Tại các nhà ga, hệ thống kho cơ bản có cơ sở vật chất lạc hậu vì XD đã lâu và khơng thường xun được đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng. Tại các bến thủy nội địa cũng đã có các bến, bãi tập kết trung chuyển HH. Ngồi hệ thống kho bãi thơng thường thì hiện nay, trên địa bàn HN mới chỉ có 2 cảng container là cảng container Gia Lâm (ICD Gia Lâm) và cảng container Mỹ Đình (ICD Mỹ Đình) để đáp ứng nhu cầu vận tải HH. Tuy nhiên, các cảng container này mới chỉ kết nối duy nhất với đường bộ, đường sắt mà chưa có các kết nối với đường thủy nội địa. Chính vì lý do đó mà phạm vi hoạt động của các ICD này cũng có một số hạn chế, chủ yếu cung cấp DV vận tải đường bộ và cho thuê kho bãi là chính.”
TP cũng đang duy trì hệ thống kho, bãi container phục vụ HH xuất, nhập khẩu tại 02 cảng ICD là cảng ICD Mỹ Đình và cảng ICD Gia Lâm. Trong đó cảng ICD Gia Lâm được hình thành từ năm 1996. Giống như các ICD tại miền Bắc được đánh giá là số lượng cịn ít, diện tích và quy mơ khai thác nhỏ, chưa có các trang thiết bị xếp dỡ chuyên dụng.
“Cảng ICD Gia Lâm là cảng container được thành lập đầu tiên ở miền Bắc,
bắt đầu hoạt động từ năm 1996. Với tổng diện tích khoảng 1ha, so với các cảng cạn, làng vận tải ở các nước, IDC Gia Lâm được xem là quá siêu nhỏ nên hiệu quả kinh doanh không cao. Do nằm cạnh đường QL5 và tuyến đường sắt HN - Hải Phịng, gần các khu cơng nghiệp như Sài Đồng, Hanel… nên IDC Gia Lâm thuận lợi cho việc khai thác hàng container XNK giữa cảng Hải Phòng, Hà Nội và các khu vực lân cận. Hiện nay, khối lượng hàng thơng quan tại IDC Gia Lâm ít và khơng thường xuyên, lượng HH xuất nhập khẩu, làm thủ tục thông quan khoảng 30 - 40 container/tháng. Phạm vi khai thác còn hạn chế, chủ yếu chỉ cung cấp DV vận tải đường bộ, cho thuê kho bãi và một số DV có liên quan.
Về hệ thống kho tại các nhà ga như kho Ga Giáp Bát và kho ga Văn Điển, nhìn chung, cơ sở vật chất quá cũ kĩ, lạc hậu. Hiện nay, trong số 5.000 toa tàu hàng của Tổng cơng ty Đường sắt Việt Nam thì đã có tới 3.000 toa đã có thâm niên "lao động" từ 40, 50 năm, đã hết thời gian khấu hao và 2.000 toa còn lại cũng đã khá cũ kĩ. Trong khi đó, cơng tác sửa chữa, bảo dưỡng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Vì vậy, con số 300 toa tàu đóng mới trong một năm của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng không thể đáp ứng đủ lượng hàng vận tải ngày càng tăng cao.
Những vấn đề trên cho thấy hệ thống kho bãi ở HN cịn nhỏ, quy mơ rời rạc, chất lượng chưa cao. Chưa XD được các trung tâm logistics tầm cỡ trong khu vực để kết nối các hình thức vận tải và các loại phương tiện vận tải. Từ đó, địi hỏi HN phải có các dự án đầu tư, PT hệ thống cơ sở hạ tầng kho hàng, bến bãi tạo điều kiện thuận lợi hơn để PT hệ thống logistics trên địa bàn TP.
2. Thiết kế và XD kho bãi hiện đại, sử dụng năng lượng hiệu quả, khai thác năng lượng xanh.
Theo số liệu thống kê, doanh thu dịch vụ kho bãi trên địa bàn Hà Nội tăng trưởng với quy mô tương đối lớn xét cả về số tuyệt đối và tương đối. Trong giai đoạn 2015 - 2019, doanh thu dịch vụ kho bãi tăng từ 37.680 tỷ đồng năm 2015 lên thành 55.990 tỷ đồng vào năm 2019, tăng hơn 1,6 lần trong vòng 5 năm và với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 16%/năm.”
Hình 3.7: Tổng doanh thu của các DN cung cấp DV kho bãi trên địa bàn TP. HN giai đoạn 2015-2019 [4]
Nguồn: Niên giám thống kê TP. HN 2019
Hiện nay, DV kho bãi trên địa bàn TP HN vẫn còn nhiều bất cập. Các DN logistics trên địa bàn HN vẫn cịn thiếu tính chun nghiệp trong việc giao nhận,
phân phối HH theo đơn hàng. Việc bố trí hệ thống kho chưa được hợp lý vì thế nhiều kho hàng sử dụng không hết công suất, công năng. Doanh thu từ kho bãi tăng nhanh nhưng chi phí phải trả cho tiền thuê đất, kho tương đối cao nên đã giảm bớt hiệu quả kinh doanh.
Bảng 3.7: Doanh thu vận tải, kho bãi và DV hỗ trợ vận tải trên địa bàn TP HN giai đoạn 2015-2019 NĂM (tỷ đồng)Tổng số Vận tải đường bộ (tỷ đồng) Vận tải đường thủy (tỷ đồng) Kho bãi (tỷ đồng) 2015 79.617 31.790 10.147 37.680 2016 87.420 34.019 11.122 42.297 2017 95.026 38.101 12.072 44.853 2018 105.669 42.067 13.388 50.214 2019 118.666 47.708 14.968 55.990
Nguồn: Niên giám thống kê TP. HN 2019, tr.565
Hiện tại ở Việt Nam ICD Sóng Thần trở thành trung tâm Logistics xanh đầu tiên sử dụng điện mặt trời tại Việt Nam với tổng cơng suất 500.96 kWp.
3. Vị trí đặt kho bãi gần các đầu mối giao thông và các khu công nghiệp
“Kho bãi là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định xanh hóa logistics. Tuy nhiên,
chính việc phân bố kho bãi phân tán, dẫn tới việc thiếu hụt các kho bãi gần các tuyến đường giao thông, sân bay và cảng chính đang gây những khó khăn trong việc tập hợp HH trước khi vận chuyển tới người tiêu dùng cuối cùng. Điều này phát sinh chi phí vận chuyển, tăng thời gian vận chuyển, tăng lượng khí thải ra mơi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược xanh hóa lĩnh vực logistics. Hơn 70% diện tích kho bãi nằm ở khu vực phía Nam [7]. Khu vực phía Bắc đang nhận được sự quan tâm của nhiều chủ đầu tư khu cơng nghiệp nước ngồi.
Ở khu vực phía Bắc, với lượng nguồn cung nhà kho hạn chế, giá thuê kỳ vọng sẽ tăng 1,5% trong năm 2019 và 2020. Tỷ lệ trống được kỳ vọng sẽ giảm từ 22% trong năm 2018 xuống 19% trong năm 2020 [8]. Là trung tâm của khu vực phía Bắc, HN có vai trị quan trọng trong việc PT các khu cơng nghiệp và logistics.
Cảng ICD Mỹ Đình nằm cạnh đường vành đai 3, phía đơng giáp với khu Thương mại Cầu Giấy, phía Bắc giáp với cầu Thăng Long, phía Nam giáp với Trung tâm Triển lãm quốc tế và đối diện phía tây là bến xe Mỹ Đình. ICD Mỹ Đình có diện tích là 55.000m2 với hệ thống kho hơn 10.000m2 gồm kho ngoại quan, kho thông quan và kho bảo thuế. Diện tích sân bãi rộng rãi có thể lưu giữ xe và container trong quá trình làm thủ tục hải quan với số lượng lớn thuận tiện cho các DN làm hàng xuất nhập khẩu nên hiện nay đã có nhiều hãng vận tải lớn thường
xuyên đưa hàng về ICD Mỹ Đình như Mearsk, Gemartrans, Gemadept… Chi cục hải quan Bắc HN có trụ sở ngay tại địa điểm ICD Mỹ Đình giúp cho các thủ tục thơng quan được thực hiện liên tục 24/24h. HH XNK bằng container được thơng quan tại ICD Mỹ Đình, chủ hàng phần lớn thuộc khu vực HN với khối lượng hàng thơng quan trung bình khoảng 1000 TEU/tháng và chủ yếu là hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, với tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng đã đưa ICD Mỹ Đình vào khu vực nội đơ dẫn đến khả năng mở rộng khó khăn và tổ chức vận tải phức tạp, gây ùn tắc giao thông.
Để mở rộng năng lực thông quan cho HH container và thực hiện Quy hoạch PT hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011, UBND TP đã quyết định chủ trương đầu tư XD 02 cảng cạn ICD mới tại xã Đức Thượng, huyện Hồi Đức (quy mơ 23,2ha) và tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm (quy mô giai đoạn 1 là 19,2ha, giai đoạn 2 là 28ha). Là trung tâm của khu vực phía Bắc, HN có vai trị quan trọng trong việc PT các khu công nghiệp và logistics. Trong quy hoạch mới, HN sẽ tập trung vào các ngành công nghệ cao bao gồm CNTT, phần mềm, trung tâm dữ liệu, tự động hóa... và các ngành liên quan. Do đó, nhà kho và DV logistics sẽ được tập trung thành cụm ở xung quanh TP với quỹ đất lớn giá rẻ và được kết nối tốt với các trung tâm cơng nghiệp phía Bắc như Bắc Ninh, Hải Phịng, Vĩnh Phúc... Vì vậy, thị trường kho bãi sẽ PT với các sản phẩm tốt hơn như trung tâm phân phối, nhà kho tự động và chất lượng cao làm điểm kết nối tới thị trường HN.
Hiện có khoảng 400 DN đang sử dụng gần 100 ha đất để kinh doanh cho thuê kho bãi tập kết sản phẩm, HH, nguyên vật liệu chờ cung ứng, phân phối, tiêu thụ với các quy mô từ 60m2 đến 63.014m2. Hầu hết các kho, bãi này nhỏ lẻ, rời rạc, nằm rải rác trên địa bàn quận, huyện, thị xã [64].
Việc QL kho bãi chưa thực sự khoa học, chưa áp dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào điều phối và QL kho bãi. Kho CFS chưa có khả năng nối mạng thông tin với khách hàng để phục vụ công tác kiểm tra, lưu trữ và theo dõi từng lô hàng từ kho đến bất kỳ nơi nào trong nước trước khi đến tận kho người tiêu dùng, chưa ứng dụng kỹ thuật quản trị kho hàng bằng các phần mềm chuyên dùng, kỹ thuật mã vạch như các nước tiên tiến đang sử dụng...
Những hạn chế này là nguyên nhân cản trở q trình xanh hóa hoạt động kho bãi. Thực tế đó địi hỏi TP HN phải có chính sách đầu tư PT hệ thống kho bãi, đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy xanh hóa logistics trên địa bàn TP của HN.