Chăm sóc, ni dưỡng gà thịt

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 91 - 96)

1. Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt

1.2. Chăm sóc, ni dưỡng gà thịt

1.2.1. Cơng tác chuẩn bị

Rèm che được kéo kín trước đó 3 ngày.

Ơ úm phải bật đèn sưởi trước 2 giờ để cho nhiệt độ trong ô úm đảm bảo là 320C sau đó mới thả gà vào.

Chuẩn bị nước uống đầy đủ trước khi thả gà; nước uống cần hòa tan 1g vitamin C+50g đường Glucose+1g B-Complec trong 1 lít nước dùng cho 100 gà con hoặc Nước pha glucza10g/1 lít +vitamin C 1g/1 lít.

Bắt đầu sưởi ấm chuồng ni trong vịng từ 24 đến 48 giờ (căn cứ vào điều kiện khí hậu) trước khi gà tới. Cần đảm bảo sàn chuồng ấm và nhiệt độ khơng khí phù hợp khi đưa gà vào. Kiểm tra đều đặn để đảm bảo đèn sưởi đang làm việc tốt. Đảm bảo tốc độ thơng gió tối thiểu trước ngày gà đến. Khơng để q trình làm ấm làm mất chất lượng khơng khí trong lành, q trình làm thơng thống chuồng ni để tất cả những khí thải ra từ q trình khử trùng và làm ấm thốt ra ngồi trước khi gà vào.

83 tăng trưởng của gà giai đoạn đầu.

Nên nuôi gà con cùng một đàn, cùng độ tuổi nên được nuôi gần nhau để đảm bảo sự đồng đều của đàn giống.

1.2.2. Điều chỉnh nhiệt độ

Nhiệt độ úm rất quan trọng, nhiệt độ quá cao và quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của gà. Nhiệt độ thích hợp cho gà trong tuần đầu là 32- 340C,và cứ sau một tuần nhiệt độ sẽ giảm xuống 20C .

Bảng 6.2: Chế độ nhiệt độ chuồng nuôi

Tuần tuổi Nhiệt độ dưới chụp sưởi (0C) trong quây

Nhịêt độ trong chuồng (0C) trong quây 1 37 giảm còn 33 35-32 2 32-30 31-30 3 29-27 29-27 4 26-25 26-25 5 23-22 23-22

Sau 5 tuần tuổi 20-18 20-18

- Quan sát gà con trong quây úm, ta có thể xác định nhiệt độ úm có thích hợp hay khơng:

+ Nếu gà con tụ tập dưới bóng đèn úm nghĩa là nhiệt độ quá thấp ta phải tăng nhiệt độ lên

+ Nếu gà con tản xa đèn úm nghĩa là nhiệt độ úm quá cao, cần phải giảm nhiệt độ xuống

+ Nếu gà con phân bố đều trong qy úm nhiệt độ đã thích hợp.

84

Gió lùa Đủ nhiệt

Hình 6.1: Các phàn ứng sinh lý gia cầm con

Thời gian úm: Tuỳ theo người chăn nuôi, thường là từ 10-14 ngày

1.2.3. Điều chỉnh hệ số chiếu sáng của chuồng nuôi

Cường độ chiếu sáng trong 2 tuần tuổi dầu cao 4W/m2 nền mới đủ sáng cho gà con nhìn rõ thức ăn và nước uống (vì trong 2 tuần đầu mắt gà con cịn yếu) sau đó giảm dần theo độ tăng của tuổi.

Gà sau 5 tuần tuổi chỉ thắp đèn cơng suất nhỏ, hoặc có nút điều chỉnh cường độ điện đảm bảo chế độ ánh sáng trong khoảng 0,2 - 0,5W/m2 là phù hợp với gà.

Sáng quá gà bị stress ánh sáng gà chạy nhảy nhiều làm giảm mức tăng khối lượng. Có thể chiếu sáng ngắt quãng 30 phút/ngày vào lúc gà ăn no.

Bảng 6.3: Chế độ chiếu sáng chuồng nuôi

Tuần tuổi Thời gian chiếu sáng/ngày Cường độ chiếu sáng W/m2 nền 1 24 4 2 23 4 3 23 3,5 4 22 2 5 22 2

85

1.2.4. Điều chỉnh chế độ khơng khí chuồng ni

Gà thịt tăng khối lượng nhanh, ăn nhiều, trao đổi chất cao, cần nhiều khơng khí kèm theo thở thải nhiều thán khí CO2 ra ngồi cịn có NH3, H2S, CH4, CO, bốc ra từ phân các chất độn chuồng. Vì vậy, phải có hệ thống quạt khơng khí như quạt trần, quạt ngang ... trong chuồng.

Bảng 6.4: Chế độ khơng khí chuồng ni

Tuần tuổi Lượng khí lưu thơng m3 giờ/1kg KLS

Mùa đông Mùa xuân, thu Mùa hè

1-2 1,1 2,4 14

3-5 1,1 1,7 9,1

6-8 1,4 4,6 6,6

Sau 8 tuần tuổi 1,3 4,3 6,3

Nồng độ khí độc cho phép trong chuồng ni. Trong một ngày đêm gà thịt trung bình thải ra 38 lít khí CO2 /1kg KLS của gà, sau 10 ngày tuổi là 58 lít.

Thơng thường lượng khí CO2 tối đa khơng q 0,1% trong khơng khí chuồng gà. Lượng NH3 không quá 0,01%. Lượng H4S không quá 0,01%.

1.2.4. Điều chỉnh độ ẩm khơng khí chuồng ni

Độ ẩm khơng khí chuồng ni tương đối đảm bảo 60-79% trong tuần đầu, sau đó giảm cịn 55-70%, bình qn 65%.

1.2.5. Mật độ nuôi

- Trong 0-3 hoặc 4 tuần đầu, gà được úm trong quây, mật độ tối đa 100 con/m2 nền có quây. Sau 4 hoặc 5 tuần tuổi bỏ quây, đảm bảo mật độ như sau:

Bảng 6.5: Mật độ máng ăn, máng uống Tuần tuổi Máng ăn Máng uống Thủ công Tự động Thủ công Tự động 0-3 (4) 100 gà/khay 50 gà/máng trịn 100 gà/máng 4 lít (galon) 100 gà/máng trịn hay 20 gà/núm

86 4 (5) - kết thúc 16-18 cm/1 gà (máng dài) hay 30- 35 gà/máng tròn 15cm/1 gà (băng tải thức ăn) 2,5 – 2,8 cm/1 gà 50 gà/1 máng hay 10 gà/núm 1.2.6. Cho ăn

Nuôi gà thịt cao sản việc thúc sao cho gà ăn được nhiều nhất lượng thức ăn mà nó có thể để đạt tốc độ tăng trọng cao như khả năng di truyền sẵn có và có thể xuất chuồng trong thời gian ngắn nhất.

Cần cho gà ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn ln được mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm ăn của gà. Mơi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng đề tận dụng cám cũ; Để gà ăn ngon miệng thì thức ăn phải đảm bảo tiêu hóa tốt.

Khi nhiệt độ môi trường cao trên 320C, cần tránh dư thừa lượng protein trong thức ăn cho gà thịt vì sẽ làm gia tăng sự sinh nhiệt, bên cạnh đó cần chú ý bổ sung thêm lysin và vitamin để giảm thiểu tác động xấu của stress nhiệt.

Cũng cần lưu ý trong điều kiện nhiệt độ tăng cao, gà ăn ít hơn nên việc sử dụng chất béo sẽ làm tăng năng lượng trao đổi (ME) trong thức ăn giúp giữ vững được mức tăng trọng của gà.

Trước khi xuất chuồng 2 tuần nên giảm bột cá, ngưng thuốc phòng cầu trùng và kháng sinh để thịt gà đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và không bị tanh mùi cá.

1.2.7. Cho uống

Nước rất cần cho gà nhất là những khi trời nắng nóng. Để đảm bảo nước cho gà uống được vệ sinh, cần chú ý những điểm sau:

- Máng uống nên làm từ vật liệu dễ vệ sinh, tẩy uế. Khơng để máng phơi ngồi trời, mưa nắng; che chắn không cho gà nhảy vào làm dơ bẩn nước uống. Bố trí máng uống gần máng ăn.

- Nước uống phải sạch, mát, nhạt. Tốt nhất nước lấy từ nguồn dùng cho người.

- Luôn cấp đủ nước, thay nước thường xuyên nếu thấy nước bẩn.

- Có thể pha bổ sung vitamin (B-Complex cho gà một tháng đầu tiên), thuốc cầu trùng, các hoá dược khác khi cần

1.2.8. Cắt mỏ gà

Biện pháp cắt mỏ gà được nhiều trại chăn nuôi gà tập trung áp dụng cho kết quả rất tốt: Tránh được hiện tượng cắn mổ, ăn lông, ăn thịt lẫn nhau; giảm tỷ lệ

87

hao hụt thức ăn do rơi vãi khi gà mổ thức ăn đến 4-5%; gà lớn nhanh, khoẻ mạnh. Kỹ thuật cắt mỏ gà phải đảm bảo cho mỏ chậm mọc lại, cắt đúng chỗ, không ảnh hưởng đến ăn uống, đến năng suất. Kỹ thuật cắt mỏ được tiến hành như sau:

- Dụng cụ cắt mỏ: Có thể cắt thủ cơng bằng cách dùng dao sắc, kê mỏ gà lên tấm ván rồi cắt. Các trang trại chăn nuôi lớn nên trang bị bằng máy cắt mỏ bằng điện vừa cắt, vừa đốt cho nóng (dao đốt trên bếp dầu, bếp than) để hàn mép sừng của mỏ cho máu không chảy, cắt lần lượt từng con, cắt bằng máy thì nhanh.

- Trước khi cắt mỏ nên cho gà nhịn đói 4 giờ, cho uống đủ nước pha Vitamin K để chống chảy máu.

- Với gà con cắt vào thời gian từ 7-10 ngày tuổi, cắt cả mỏ trên và mỏ dưới, đưa lưỡi dao cắt cùng một lúc, vết cắt cách lỗ mũi khoảng 2mm.

- Cắt mỏ xong, tiếp tục cho gà uống nước pha Vitamin K, có thêm 1g Tetracyline /lít trong 4-6 ngày.

Cho gà ăn theo chế độ tự do (gà hậu bị) trong 1 tuần, thức ăn đổ dày để mỏ gà không chạm vào đáy và thành máng, thức ăn bột cịn dính vào mỏ làm giảm chảy máu.

Theo dõi để xử lý kịp thời nếu gà bị chảy máu nhiều, tránh dồn bắt làm xáo động đàn trong vài tuần đầu sau cắt mỏ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)