Chăn ni an tồn sinh học là các biện pháp nhằm ngăn ngừ hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái.
Chăn nuôi gia cầm theo hướng an tồn sinh học khơng chỉ mang lại giá trị kinh tế mà cịn có ý nghĩa về mặt xã hội góp phần bảo vệ mơi trường.
Cung cấp sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường và an toàn cho người tiêu dùng, hơn nữa trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm đe dọa sức khỏe con người và gia cầm, thì việc phát triển mơ hình ni theo hướng an tồn sinh học nhằm giảm tình trạng chăn ni thả rong hay nuôi vịt chạy đồng, hạn chế rủi ro lây lan dịch bệnh.
Tạo thu nhập ổn định cho bà con nơng dân. Trước tình hình đó chúng ta cần có những biện pháp giúp đàn gia cầm phát triển bền vững.
Để thực hiện tốt chăn ni theo hướng an tồn sinh học và có hiệu quả, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu sau:
128 Đối với chuồng trại
Vị trí xây dựng chuồng trại phải đảm bảo điều kiện: - Xa khu dân cư
- Xa khu công cộng (nhà, xe, khu chợ, bệnh viện…)
- Gần đường quốc lộ cho thuận tiện vận chuyển thức ăn, con giống… Khi xây dựng thiết kế chuồng trại cần quan sát tiểu khí hậu chuồng ni đảm bảo điều nhiệt độ và mơi trường ở đó. Chuồng trại có ý nghĩa tạo điều kiện giảm bớt mầm bệnh ảnh hưởng đến sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi đàn gia cầm phát triển tốt và an toàn.
Yêu cầu đối với chuồng trại: Khu vực chăn ni phải được rào kín, có cửa khóa, biển báo nhằm khơng cho người, động vật, xe cộ qua lại khu vực này. Mọi người, phương tiện và dụng cụ ra/vào khu vực phải đi qua cửa có khóa và hố khử trùng. Tại cửa ra vào có quần áo, giày dép dành riêng cho khu chăn nuôi; không đưa dụng cụ, giày dép quần áo ra ngoài để dùng vào việc khác ngoài khu vực đã rào kín. Phải thay mới thuốc khử trùng ở cửa ra vào 2 ngày một lần. Nên sử dụng phương tiện phịng ngừa chim chóc (như lưới bảo vệ).
Đối với người
Trước khi ra khỏi khu vực chăn nuôi phải rửa sạch chân tay, giày dép, thay quần áo…
- Đối với người làm việc trong khu chăn nuôi
+ Người thường xuyên làm việc trong trại phải tránh tiếp xúc với gia cầm ở các trại khác.
+ Phải thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn sinh học liên quan đến việc vệ sinh trong trại.
+ Phải rửa và khử trùng chân tay, giày dép sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm ốm hoặc chết.
- Đối với khách thăm quan (Khách tham quan có thể đem mầm bệnh đến làm cho gia súc mắc bệnh)
+ Khách đến từ vùng có dịch khơng được phép vào trong khu chuồng nuôi. + Khách thông thường khi vào khu chuồng nuôi phải thực hiện các biện pháp vệ sinh và khử trùng.
+ Không đưa xe cộ của khách vào trong khu chuồng nuôi. + Hạn chế khách tiếp xúc với gia súc và thức ăn gia súc. Ngăn chặn động vật hoang dã
129
Các động vật hoang dã có thể đem mầm bệnh đến làm cho gia cầm mắc bệnh (chim, chuột, chồn, dơi…)
+ Kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã có thể tiếp xúc với nguồn nước, thức ăn và vật nuôi. Che đậy thức ăn, nguồn nước.
+ Phịng chống chuột (Chuột có thể đem mầm bệnh đến làm cho gia cầm mắc bệnh)
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện và có các biện pháp diệt chuột trong khu vật nuôi.
+ Không chứa các đồ cũ, củi, gỗ… trong khu chuồng ni vì đây là nơi thích hợp cho chuột ẩn nấp.
+ Diệt chuột bằng cách đặt bẫy hoặc bả chuột (chú ý rằng dùng thuốc diệt chuột có thể nguy hiểm cho người và động vật).
Ngăn cơn trùng (ruồi và muỗi): Ruồi muỗi có thể đem mầm bệnh đến làm cho gia súc mắc bệnh.
+ Phát quang bụi rậm xung quanh trại, quét dọn thường xuyên, không để rơi vãi thức ăn.
+ Khơi cống rãnh, khơng để các vũng nước tù đọng, che kín các nguồn nước sử dụng.
+ Diệt ruồi muỗi bằng đặt bả hoặc phun thuốc (tránh phun vào những nơi mà gia cầm có thể tiếp xúc được).
Nuôi tân đáo đàn gia cầm mới mua về hộ
Gia cầm mới mua về phải coi là nghi có bệnh do vậy phải ni tân đáo – cách ly với gia súc hiện có trong trại để theo dõi.
+ Nuôi tân đáo vật nuôi mới mua về để nhập đàn trong thời gian tối thiểu 2 tuần.
+ Dụng cụ và thức ăn nuôi tân đáo phải được dùng riêng. + Phải rửa tay trước khi ra khỏi chuồng tân đáo.
+ Tiêm phòng đúng lịch hoặc tiêm bổ sung cho đàn gia cầm mới nhập. Cách ly gia cầm bệnh
Gia cầm bệnh là nguồn lây nhiễm phải ngay lập tức tách chúng ra khỏi đàn để tránh lây lan sang con khác)
+ Cần có chỗ ni cách ly vật ni bị bệnh.
+ Đưa gia cầm bệnh sang chỗ cách ly, điều trị và giữ tại đó cho đến khi khỏi, hết thời gian ngừng thuốc mới nhập lại đàn.
130
+ Phân và nước tiểu từ chuồng cách ly phải được thu gom và xử lý riêng tại chỗ không được cho vào hầm biogas
Xử lý xác gia cầm chết
Xác chết gia cầm dù do bất cứ lý do gì đều có thể là nguồn gây bệnh. + Khi có bệnh hoặc chết báo ngay cho thú y hoặc chính quyền.
+ Đưa xác gia cầm ra khỏi đàn càng nhanh càng tốt nhằm tránh làm nhiễm sang vật nuôi khỏe mạnh và ô nhiễm môi trường.
+ Không được sử dụng gia cầm chết làm thực phẩm cho người trong bất kỳ hồn cảnh nào.
+ Khơng nên dùng xác gia cầm chết làm thức ăn cho động vật khác. + Bắt buộc phải chôn (cùng với vôi) hoặc đốt hoặc ủ làm phân để làm giảm sự lây lan bệnh.
+ Mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với xác gia cầm. Sau đó giặt sạch khử trùng hoặc đốt các trang bị trên.
+ Khử trùng khu vực có gia cầm ốm/chết. Vệ sinh thú y
1) Khử trùng
- Tại cửa ra vào: hàng ngày (khử trùng giày dép, dụng cụ… khi ra vào trại bằng hố khử trùng)
- Toàn bộ chuồng trại: tháng một lần hoặc khi xảy ra dịch bệnh, sau mỗi đợt nuôi, hoặc trước mỗi lứa đẻ.
2) Tiêm phòng:
- Lập kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia cầm.
- Ghi chép việc tiêm phòng: loại vắc xin, ngày tiêm, người tiêm.
- Các loại vắc xin bắt buộc tiêm phòng cho gia cầm: Newcastle (bệnh gà rù), Dịch tả vịt.
- Các loại vắc xin nên sử dụng: Bệnh Marek, đậu gà, Gumboro, bệnh viêm khí quản truyền nhiễm, cúm gia cầm…
Bảng 8.1: Lịch tiêm phịng cho gà theo lứa tuổi (có thể thay đổi tùy theo tình hình dịch bệnh tại địa phương)
Tuổi (ngày)
131
1 Bệnh Marek Marek hay HTV (vắc xin sống)
Thông thường ngay sau khi nở gà con đã được tiêm phòng vắc xin trước khi bán cho người chăn nuôi
1 Viêm khí
quản truyền nhiễm (IB)
IB vắc xin (chủng H 120) (vắc xin sồng)
Hịa 10 ml nước cất vào lọ có chứa 100 liều vắc xin, nhỏ cho mỗi gà 2 giọt vào mũi và miệng. 3 Bệnh Newcastle (gà rù, toi gà). Chủng F hoặc La Sota (vắc xin sống)
Hòa 10 ml nước cất vào lọ có chứa 100 liều vắc xin, nhỏ cho mỗi gà 2 giọt vào mắt/mũi và miệng
7 Đậu gà Vắc xin đậu gà (vắc xin sống)
Pha 1ml nước trong lọ chứa 100 liều vắc xin. Dùng ngòi bút sắt, kim máy khâu, nhúng vào lọ vắc xin rồi chọc qua màng cánh gà
10 Gumboro Vắc xin Gumboro (vắc xin sống)
Cho 10 ml nước cất vào lọ vắc xin chứa 100 liều, nhở 2 giọt vào mắt/mũi và miệng gà.
15 Cúm gia cầm Vắc xin vô hoạt H5N1 Tiêm dưới da phía sau cổ
21 Newcastle (gà rù, toi gà)
Chủng F hoặc La Sota (vắc xin sống)
Hòa vắc xin vào nước uống, cho một giọt nước màu để đảm bảo vắc xin được hòa đều trong nước uống.
24 Gumboro Gumboro Hòa vắc xin vào nước uống,
cho một giọt nước màu để đảm bảo vắc xin được hòa đều trong nước uống
30 Viêm khí
quản truyền nhiễm (IB)
Vắc xin IB (chủng H 120)
Hòa vắc xin vào nước uống, cho một giọt nước màu để đảm bảo vắc xin được hòa đều trong nước uống.
40 Tụ huyết
trùng gà
Vắc xin vô hoạt Tiêm dưới da, 0,5 ml/gà.
60 Newcastle (toi gà)
Vắc xin sồng hệ 1 hay chủng Mukteswar
Pha 50 ml nước cất vào lọ có 100 liều vắc xin. Tiêm dưới da 0,5 ml/gà
Đối với vịt: Vịt là vật ni có sức chống chịu bệnh tốt trong điều kiện chăn nuôi nước ta. Tuy nhiên, vịt thường mắc một số bệnh nguy hiểm và có thể lây lan thành dịch lớn.
132
Ngồi thực hiện tốt cơng tác vệ sinh, khử trùng và tiêu độc định kỳ trong khu vực chăn nuôi, người chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác chủng ngừa một số các loại bệnh nguy hiểm cho đàn vịt nuôi.
Bảng 8.2: Lịch tiêm phịng cho vịt theo lứa tuổi (có thể thay đổi tùy theo tình hình dịch bệnh tại địa phương)
Ngày tuổi Vacxin, thuốc kháng sinh và cách dùng
1 - 3 Phòng chống nhiễm trùng rốn, các loại bệnh đường ruột và chống các stress bằng các loại kháng sinh như Ampi - coli, Tetracylin, Streptomycin, Neox, Neotesol ... Bổ sung vitamin như: B1, B complex, ADE hay dầu cá.
15 - 18 - Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt lần 1 tiêm dưới da (cổ hay cánh).
- Phòng vacxin H5N1 lần 1.
- Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh và chống stress sau tiêm phòng
28 - 46 - Phịng bệnh E.coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn vịt bằng các loại kháng sinh, Sulfamid và bổ sung vitamin.
- Có thể tiêm phịng vacxin tụ huyết trùng cho vịt. - Phòng vacxin H5N1 lần 2.
56 - 60 Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt lần 2
70 - 120 - Phòng bệnh bằng kháng sinh, bổ sung vitamin theo định kỳ 1 - 2 tháng/lần liều trình 3 -5 ngày
135 - 185 - Tiêm vacxin dịch tả lần 3
- Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh định kỳ 1 - 2 tháng/lần, liều trình 3 - 5 ngày trong thời kỳ đẻ trứng. 210 - 220 Phòng vacxin H5N1 lần 3
133 Sau khi đẻ 5 -6
tháng
- Tiêm nhắc lại vacxin dịch tả vịt lần 4.
- Phòng bệnh bằng kháng sinh định kỳ 1 – 2 tháng/lần.
3) Sử dụng thuốc điều trị:
- Khi sử dụng kháng sinh phải xem nhãn thuốc, sử dụng đúng theo hướng dẫn trên nhãn và ghi chép lại vào mẫu số TY-5
- Mua và sử dụng kháng sinh phải theo chỉ dẫn của Bác sỹ thú y
- Các loại thuốc cấm dùng cho gia cầm: Furazulidon, Chloramphenicole. - Việc mua và sử dụng thuốc các loại phải ghi chép vào mẫu số TY-6 - Thực hiện tốt an ninh sinh học sẽ làm giảm việc sử dụng thuốc