Sức sản xuất thịt

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 27 - 29)

2. Sức sản xuất của gia cầm

2.2. Sức sản xuất thịt

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt ở gia cầm

Khả năng sản xuất thịt của gia cầm được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Trọng lượng cơ thể

Tầm vóc cơ thể được thể hiện bằng chỉ tiêu trọng lượng cơ thể ở các lứa tuổi, quan trọng nhất là ở 6,7 hoặc 8 tuần tuổi. Gia cầm hướng chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng cao, nhanh chóng đạt trọng lượng có thể giết thịt, ở 6 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 1,8 kg, tăng 45 lần so với trọng lượng lúc mới nở. Tiến bộ di truyền ở chỉ tiêu này dễ dàng đạt được qua công tác giống.

- Tốc độ sinh trưởng

Thể hiện qua mức tăng trọng bình quân hàng ngày – tăng trọng tuyệt đối, và tỷ lệ tăng trọng so với trọng lượng ban đầu – tăng trọng tương đối.

19

Bảng 2.1 Mức tăng trọng tương đối của 1 số loài gia cầm

2.2.2. Thành phần hóa học của thịt gia cầm

- Từ lâu, thịt gà là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới. Nếu ta so sánh với thịt heo và thịt bò, lượng đạm thịt gà cao hơn rất nhiều lần, trong khi đó lượng mỡ ít hơn. Ngồi ra, thịt gà được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau: cơm gà, gà chiên, gà nướng, gà hấp, canh gà, gà luộc xé phay…

- Theo các nhà dinh dưỡng học, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà cịn có các vitamin A, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa.

- Thịt gia cầm thuộc loại thịt trắng có nhiều protein, lipid, khống và vitamin hơn so với thịt đỏ. Lượng béo trong thịt gia cầm ít hơn so với các loại thịt khác nhưng nó vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

- Vitamin: Thịt là nguồn vitamin nhóm B trong đó chủ yếu là B1 tập trung ở phần thịt nạc.

- Thịt các loại nói chung nghèo canxi, giàu photpho. Tỉ lệ CA/P thấp.

- Qua phân tích, người ta biết trong 100g thịt gà có 23,3g albumin; hàm lượng albumin vượt xa hơn nhiều so với thịt bò, thịt lợn, thịt dê, cá và trong các loại trứng.

- Thịt có khoảng 75% nước, 25% đạm và 5% cịn lại là chất béo, carbohydrat và khống chất.

- Tỷ lệ nước thay đổi tùy theo loại thịt, vị trí thịt trên con vật, tùy theo mùa trong năm cũng như thời tiết và lúc con vật bị giết mổ.

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt

- Thường, động vật về già hơi có nhiều mơ liên kết hơn khi cịn ít tuổi đời, do đó thịt thường dai. Vận động nhiều, tuổi cao thì thịt cứng và dai. Thịt thăn- lưng- sườn mềm hơn thịt ở vai, bụng.

- Có nhiều loại gà với chất lượng thịt khác nhau. Tùy giống gà: Gà công nghiệp trọng lượng lớn, thịt mềm; gà Tam Hoàng con vừa, thịt ngọt dai; gà thả vườn trọng lượng ít, thịt săn chắc.

Tháng tuổi Gà (%) Gà tây (%) Vịt (%) Ngỗng (%)

1 246 152 156 173

2 85 100 96 45

3 54 67 25 35

20

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)