6.1. Yêu cầu: Quan sát thực tế mơ hình chăn ni tại địa phương. 6.2. Chuẩn bị
- Trại hoặc cơ sở chăn nuôi tại địa phương (liên hệ trước) - Phương tiện đi lại
- Dụng cụ, đồ bảo hộ lao động - Sổ ghi chép
6.3. Hướng dẫn thực hiện
- Giảng viên liên hệ cơ sở chăn nuôi tại địa phương
- Lên kế hoạch thực hành tại trại cho sinh viên nắm và thảo luận - Kế hoạch ngày giờ đi
- Chuẩn bị
6.4. Tổng kết, nhận xét đánh giá và viết báo cáo
- Đánh giá kết quả thực hành căn cứ vào kết quả thu thập thông tin và quan sát chi theo yêu cầu giảng viên.
- Ghi chép đầy đủ, chính xác những thơng tin cần thiết.
- Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc và viết bài phúc trình nộp theo yêu cầu giảng viên.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6
1. Kỹ thuật chăn nuôi gà con, những điều cần lưu ý trong việc úm gà. 2. Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng giống, trứng thương phẩm.
3. Kỹ thuật nuôi gà hậu bị, gà thịt.
4. Kỹ thuật nuôi vịt đẻ chạy đồng, những điều cần luu ý. 5. Các hình thức chăn ni vịt hiện nay?
111
CHƯƠNG 7
KỸ THUẬT ẤP TRỨNG GIA CẦM MH19-07
Giới thiệu: Gia cầm là đối tượng ni có đặc điểm đẻ trứng, ấp trứng, ni
con, gia cầm con có khả năng sống bằng nguồn dinh dưỡng từ nỗn hồng trong tuần đầu, vì vậy có thể ni tách mẹ ngay từ 1 ngày tuổi. Nắm vững các đặc điểm về sự phát triển và những yêu cầu cần thiết cho sự phát triển của phôi gia cầm cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm quy trình ấp trứng, các thơng số kỹ thuật và những yếu tố trong quá trình ấp trứng.
- Kỹ năng: Thực hiện thành thạo quy trình ấp trứng cho gia cầm
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức về lợi ích của việc học tập, từ đó có thái độ học tập đúng đắn; ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ.