Kỹ thuật ấp trứng gia cầm

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 126 - 131)

3.1. Ấp trứng tự nhiên

Cho gia cầm mái ấp trứng gọi là ấp trứng tự nhiên. Những điều cần chú ý khi dùng gia cầm mái ấp trứng.

3.1.1. Thời vụ ấp trứng

Đối với gia cầm thả vườn, mỗi năm thường cho ấp vào 2 vụ: vụ xuân (tháng 2, 3, 4 dương lịch) và vụ thu (tháng 8, 9).

- Ấp vụ xuân: thời tiết đã ấm áp, gia cầm mẹ tìm kiếm thức ăn trong thiên nhiên như côn trùng, rau xanh, nên chất lượng trứng tốt, tỷ lệ ấp nở cao, gia cầm con nở ra khỏe mạnh, lớn nhanh, gặp vụ thu hoạch lúa chiêm xuân sẽ dễ kiếm ăn thóc rơi vãi. Nhưng vì mùa xn ở nước ta thời tiết nóng ẩm, độ ẩm cao, vi khuẩn có điều kiện sinh sơi nảy nở, nên gia cầm con dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh đậu (có nơi gọi là bệnh trái, bệnh hoa xoan vì nốt đậu cũng giống hoa xoan và bệnh thường phát sinh vào cuối xuân sang hè là mùa hoa xoan nở).

- Ấp vụ thu: là sau lứa gia cầm đã thay lông xong, sức khỏe gia cầm mẹ được phục hồi, tiết trời khô ráo, mát dần. Gia cầm con lớn lên đón vụ mùa đủ thóc ăn rơi vãi. ở nước ta nên tập trung vào vụ này vì tuy gia cầm con khơng lớn nhanh bằng vụ xuân, nhưng ít bệnh tật, tỷ lệ ni sống cao. Tuy nhiên, nếu tạo được điều kiện và đảm bảo kỹ thuật, vẫn có thể cho ấp quanh năm, trừ những tháng nóng bức.

3.1.2. Chọn mái ấp

- Gia cầm mái đã đẻ hết lứa trứng, nhưng cịn sung sức, lơng khơng xơ xác, đầu thanh nhỏ, chân thấp, lơng tơ nhiều, thân hình vừa phải, khơng bé q sẽ ấp được ít trứng, khơng nặng nề q, dễ làm vỡ trứng.

- Gia cầm có tính địi ấp mạnh. Để kiểm tra tính địi ấp có mạnh khơng, nên để vào ổ một vài quả trứng cho ấp trước. Nếu gia cầm say ấp không bỏ ổ trong vài ba ngày là được.

- Tính ơn hồ, khơng bệnh tật, khơng có ký sinh trùng (ghẻ, mạt).

3.1.3. Các điều kiện trong quá trình ấp

- Số lượng trứng: 13-17 quả, tùy gia cầm mẹ to, nhỏ. Nên để số trứng lẻ, vì số chẵn, thường bị lăn 1 quả ra ngoài, mất nhiệt, trứng phát dục khơng bình thường.

118

- Trứng để ấp bảo quản 5 ngày vào mùa hè, 7 ngày vào mùa đông. Hàng ngày gia cầm đẻ xong, nhặt ngay trứng, xếp vào khay để vào nơi thoáng mát trong nhà, ổ gia cầm đẻ chỉ để 1 quả làm mồi, quả này sau không ấp. Trứng cất giữ đến ngày thứ 3, hàng ngày nên đảo trứng.

- Ổ ấp có thể dùng thúng rổ hoặc đóng hộp gỗ có diện tích 40cm x 40cm, lót rơm khơ, để ở vị trí thống, khơ ráo, nhưng khơng sáng q, tránh gió lùa, yên tĩnh. Để tránh hiện tượng mạt gia cầm phát sinh trong quá trình ấp, kinh nghiệm nhân dân lót dưới ổ lá cây "mần tưới" hoặc lá xoan (thầu đâu, sầu đông). Lúc trứng bị vỡ phải thay ngay rơm lót ổ.

- Nếu gia cầm say ấp quá, khơng chịu xuống ăn thì cần phải định giờ cố định mỗi ngày 2 lần bắt gia cầm xuống cho ăn và để gia cầm bài tiết, tránh phóng uế phân vào ổ. Thức ăn của gia cầm lúc này là các hạt ngũ cốc có nhiều bột đường (thóc, ngơ) để cung cấp nhiều năng lượng và đồng thời tiêu hóa chậm, thời gian duy trì dài. Nên cho ăn thêm rau xanh để cung cấp vitamin. Mỗi lần cho gia cầm xuống ổ khoảng 10-20 phút là vừa. Nếu xuống lâu quá sẽ làm mất nhiệt của trứng. Gần chỗ gia cầm ăn nên có hố tắm cát (cát + tro bếp + 1% lưu huỳnh) để gia cầm tranh thủ tắm, trừ mạt.

3.2. Ấp trứng nhân tạo

Ấp trứng nhân tạo là dùng máy ấp để ấp trứng. Nguyên lý của máy ấp là tạo dựng chế độ nhiệt, độ ẩm và thống khí giống như trường hợp dùng gia cầm ấp trứng. Nguồn nhiệt dùng cho máy ấp có thể là nguồn điện hoặc hơi nước. Một máy ấp mỗi đợt ấp có thể ấp được 1000 quả (thơng thường 300-400 đến 600-700 quả) nếu ấp bằng hơi nước, hoặc ấp vài ba nghìn quả đến 10.000 quả nếu ấp bằng nguồn điện có rơ-le tự ngắt điện.

Trong máy ấp trứng có các bộ phận chính: nguồn nhiệt và quạt điều hịa nhiệt, quạt thơng gió, khay đựng nước tạo độ ẩm, giá đỡ khay đựng trứng và thiết bị đảo trứng tự động.

Nếu dùng máy ấp trứng bằng hơi nước, cần theo dõi thường xuyên chế độ nhiệt, ẩm để kịp thời xử lý những trường hợp bất thường xảy ra như tăng giảm nhiệt độ, thiếu độ ẩm v.v....

Trường hợp dùng máy ấp để ấp trứng, cần thực hiện những điểm sau đây: a. Khử trùng

Khử trùng máy ấp bằng formol và thuốc tím (mỗi 1m3 máy dùng 20cc formol và 16,6g thuốc tím). Đặt thuốc vào đĩa, để đĩa vào đáy tủ cho thuốc bốc hơi, đóng

119

cửa và các lỗ thơng khí của máy ấp lại trong vịng 45 phút. Sau đó mở cửa máy, quạt cho khí formol bay hết ra ngồi.

b. Các điều kiện cần thiết trong quá trình ấp

- Nhiệt độ là điều kiện quan trọng nhất trong quá trình ấp. Đối với gia cầm

nhiệt độ từ 37,5-37,80C. Nếu to cao quá gia cầm sẽ khai mỏ sớm, con nở ra thường hở rốn khoèn chân, có lúc quái thai. Nếu lên đến 41-420C kéo dài 1-2 giờ phôi sẽ chết. Nếu thiếu nhiệt phôi sẽ không phát triển được, ngày nở kéo dài. - Độ ẩm: Trong giai đoạn ấp (1-18 ngày) độ ẩm thích hợp khoảng 55-65%. Giai đoạn nở (19-21 ngày) độ ẩm 80-85%. Nếu trong quá trình ấp, độ ẩm quá cao gia cầm con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhớt. Nếu độ ẩm thiếu gia cầm nở lông sẽ không bông, khối lượng thấp. Độ ẩm vừa đủ gia cầm con nở ra chiếm khoảng 60-61% khối lượng trứng ấp.

- Thơng gió: Giống như các sinh vật khác, phôi gia cầm cũng cần oxy của khơng khí để thở, đồng thời thải khí (CO2) và hơi nước ra ngồi. Cường độ trao đổi khơng khí tăng lên vào thời gian cuối vì cùng với sự phát triển của phôi, yêu cầu về dưỡng khí (oxy) cũng tăng lên. Người ta đã thí nghiệm thấy trong thời kỳ ấp đến ngày 16 yêu cầu về khơng khí trong một ngày đêm cứ 500 trứng cần 1m3 khơng khí, đến thời kỳ nở cần 4m3. Trong các máy ấp đều có lỗ thơng hơi. Các lỗ này mở rộng hẹp tùy từng giai đoạn ấp có ghi rõ trong quy trình của từng máy. - Đảo trứng: Với máy tự động cứ 2 giờ đảo trứng một lần. Nếu máy tự tạo khơng có hệ thống tự động đảo trứng thì người điều khiển máy phải đảo bằng tay. Đảo trứng từ ngoài vào trong, từ trong ra ngồi. Lợi ích của việc đảo trứng là để tránh trứng phải nằm ngun một vị trí, phơi bị dính vào vỏ trứng khơng phát triển được, cuối cùng sẽ chết. Lúc trứng đã chuyển sang giai đoạn nở (18 ngày) thôi không đảo trứng.

- Soi trứng: trứng gà ấp đến 20-21 ngày sẽ nở. Thường soi 2 lần. Lần 1: (7 ngày) để loại những trứng không phôi hoặc chết phơi sớm. Trứng khơng có phơi lúc soi vẫn trong như trứng chưa ấp. Cịn trứng chết phơi có đường máu đen hay chấm đen dính vào vỏ. Trứng phát triển tốt thì ở giữa có điểm đen, xung quanh có tia máu phát triển hình mạng nhện. Lần 2 (18 ngày) soi loại những trứng chết phôi hoặc phôi phát triển quá yếu

- Làm lạnh: Đối với trứng thủy cầm thường có thêm quy trình làm lạnh trứng, kéo khay trứng ra ngồi một ngày 2-3 lần.

3.3. Quy trình ấp trứng bằng máy ấp công nghiệp

Quy trình ấp được thực hiện qua các bước sau: - Vệ sinh máy ấp: quét dọn lau chùi máy.

120

- Sát trùng máy ấp có thể sử dụng thuốc sát trùng hoặc xơng hơi bằng fomol 24ml+16.6g KMnO4 cho một thể tích 1m3.

- Đổ nước vào khay chứa nước.

- Điều chỉnh nhiệt độ của máy, nhiệt độ cho tỷ lệ ấp nở cao nhất là 370C. - Xếp trứng vào vĩ ấp theo hàng, đầu lớn lên trên, đầu nhỏ xuống dưới nghiêng một gốc 450C.

- Hằng ngày kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ ẩm độ. - Đảo trứng 2-3 lần/ngày.

- Soi trứng bằng đèn soi để kiểm tra tỷ lệ trứng không phôi, chết phôi nhằm loại thải tránh ô nhiễm môi trường do trứng thối. Các thời điểm soi:

+ Lúc trứng 7 ngày.

+ Lúc trứng 12 ngày đối với trứng gà, 12 ngày đối với trứng thủy cầm. + Trước khi trứng khay mỏ 2 ngày.

- Riêng đối với thủy cầm, khi ấp trứng của chúng còn phải thêm khâu làm nguội và phun nước cho trứng bắt đầu từ tuần ấp thứ 2. Mỗi ngày làm nguội và phun nước 2 lần. Thời gian làm nguội phụ thuộc vào ngày ấp của trứng, chúng ta chỉ cần kiểm tra trứng bằng phương pháp cầm trứng lên áp vào má thấy còn ấm là đạt yêu cầu, sau đó phun nước rồi mới đưa vào máy lượng nước phun như sau: + Tuần ấp thứ 2 chỉ cần phun sương.

+ Tuần ấp thứ 3 phun đọng thành giọt lớn đều cả hai mặt trứng.

+ Tuần thứ tư cho đến khi khảy mỏ phun động thành giọt lớn và chảy thành dòng

+ Đến thời gian nở gia cầm con sẽ nở: Gà 21 ngày, vịt phổ thông 28 ngày, ngỗng 30 ngày.Chỉ đưa gia cầm con ra khỏi máy khi bộ lông của khô.

+ Khi gia cầm nở hết làm vệ sinh máy ấp

3.4. Kiểm tra sinh học trứng ấp

3.4.1. Soi trứng

Trong quy trình ấp trứng, có thể kiểm tra trứng ấp định kì để biết trứng có phơi hay bị chết phơi. Kiểm tra bằng cách soi trứng, có thể sử dụng bóng đèn trịn nóng sáng có cơng suất 75W. Với những trang bị thích hợp, cũng có thể phát hiện được những trứng không phôi sau 15-18 ấp. Bằng cách soi thơng thường thì sau 5-7 ngày ấp sẽ dễ dàng phát hiện ra trứng có phơi, chết phơi và trứng khơng có phơi. Lần kiểm tra thứ hai có thể thực hiện sau 14 -16 ngày ấp, lúc mà những phôi bị chết cần phải được loại ra.

121

3.4.2. Kiểm tra sự giảm khối lượng trứng

Trứng được bảo quản có hiện tượng bay hơi nước, chủ yếu là ở lịng trắng do đó mà khối lượng của nó bị giảm.

- Trong điều kiện bảo quản giống nhau trứng gia cầm tơ bị giảm khối lượng nhiều hơn gia cầm trưởng thành

- Sự giảm về khối lương của trứng phụ thuộc vào độ lớn của nó. Trứng lớn hơn sự giảm về khối lượng ít hơn, trứng nhỏ hơn sự giảm về khối lượng nhiều hơn.

- Trứng có vỏ vơi xù xì và mỏng sự giảm về khối lượng nhiều hơn trứng bình thường tới 2-2,5 lần.

- Sự giảm về khối lượng của qủa trứng trong thời gian bảo quản diễn ra không giống nhau.

3.5. Một số bệnh lý thường gặp khi ấp trứng bằng máy

3.5.1. Ấp trứng đã qua bảo quản lâu ngày

Phôi của trứng ấp đã qua bảo quản lâu ngày phát triển chậm, muộn. Gia cầm nở chậm. Nhiều gia cầm con đã mổ được vỏ nhưng không nở được, kéo dài thời gian nở, nở rải rác. Gia cầm con nở ra dính bết và bẩn do lịng trắng chưa tiêu thụ hết.

Nói chung gia cầm con yếu, nặng bụng, tỷ lệ nuôi sống thấp.

3.5.2. Bệnh chân, cánh ngắn (Micromelia)

Phôi biến dị trầm trọng, do sự phát triển sụn, xương của tứ chi kém. Biểu

hiện chân và cánh của phôi ngắn. Xương bàn chân cong và to. Xương ống ngắn và cong. Một hiện khác – đầu to, xương hàm và mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, lông không bông.

Phơi bị chết sớm đơi khi mình sưng mọng. Ngun nhân do thiếu dinh dưỡng trong trứng, do đàn gia cầm sinh sản ăn thức ăn không cân đối đầy đủ chất đạm, chất khoáng, kể cả vitamin như vitamin B2, vitamin H, mangan (Mn).

3.5.3. Bệnh khoèo chân (Perosit)

Biểu hiện các khớp xương nối đùi với xương ống chân và bàn chân bị sưng, gân bị trượt khỏi khớp. Vì vậy làm chân gia cầm bị kho về một phía, gia cầm hầu như khơng đi lại được, hoặc đi bằng khủy chân ( gọi là đi bằng đầu gối ). Những gia cầm khoèo chân loại bỏ, không nên nuôi.

122

Nguyên nhân là thiếu chất khoáng – mangan (Mn ), axit flic, vitamin H, B12 trong thức ăn cho gia cầm.

3.5.4. Bệnh động kinh ( Atexia )

Gia cầm con vừa nở ra cử động hổn loạn; đặc trưng nhất là gia cầm ngả đầu về phía lưng, mặt ngửa lên trời, xoay quanh hình trịn, hoặc đầu gục vào bụng. Nói chung thần kinh khơng điều khiển được quá trình vận động.

Gia cầm không ăn uống được, kiệt sức và chết ngay trong 1-2 ngày đầu. Nguyên nhân của bệnh là thức ăn cho gia cầm bố mẹ thiếu vitamin như vitamin H, vitamin B2, vitamin B1 và chất khoáng mangan ( Mn ).

3.5.5. Bệnh bết dính khi nở

Hiện tượng này thường xuyên xảy ra khi gia cầm bắt đầu mổ vỏ. Lỗ vỏ trứng mà gia cầm vừa mổ tràn ra một chất lỏng dính màu vàng và khơ rất nhanh, làm bịt kính mũi và mỏ của gia cầm con làm gia cầm chết ngạt. Một số trường hợp lỗ vỏ trứng rộng to, gia cầm nở được nhưng chất lỏng nhảy này làm lơng dính bết, có khi dính cả vỏ trứng, làm gia cầm không cử động được.

Nguyên nhân là thức ăn cho gia cầm bố mẹ thiếu vitamin nhóm B, nhất là B2, nhưng lại thừa chất đạm ( protein ) động vật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)