Kỹ thuật nuôi dưỡng chim cút (nuôi cút)

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 117 - 119)

5. Kỹ thuật nuôi các gia cầm khác

5.4. Kỹ thuật nuôi dưỡng chim cút (nuôi cút)

5.4.1. Một số đặc tính sinh học của chim cút

- Chim cút có những tập tính sinh học đáng chú ý đó là thị giác rất phát triển nên có khả năng nhận biết và chọn lọc thức ăn cao, nhưng vị giác và khứu giác lại kém phát triển nên khó nhận biết về mùi vị thức ăn. Vì vậy, cút rất dễ bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn ôi, mốc.

- Chim cút cịn mang nhiều đặc tính hoang dã, đặc điểm sinh sản của cút có khác các lồi chim khác. Chim cút cái giữ phầm lớn chức phận mà lẽ ra là ở giới đực như khoe mẽ, gù, đánh nhau với chim cái khác để tranh dành chim đực. Sau

109

khi đẻ xong phần việc ấp trứng và chăm sóc chim non do chim đực đảm trách, cịn chim cái đi tìm bạn và kết đơi với các chim đực khác. Chim cút hoang dã làm tổ trên mặt đất, đẻ theo mùa, mỗi năm 4 lứa, mỗi lứa 15- 17 trứng. Chim cút đã được thuần dưỡng thành cút nuôi vẫn sợ tiếng động, tiếng ồn, thường bay lên va đầu vào thành lồng, chết. Ngày nay, chim cút ni nhốt, cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt cho sản lượng trứng 300 - 360 trứng/ năm, có con đẻ đến 400 trứng / năm. Tỷ lệ đẻ trung bình 80 - 90%, khối lượng trứng trung bình 10 - 15g/ quả. Tuổi bắt đầu đẻ trứng khoảng 40 ngày, thời gian sử dụng đẻ trứng đến 14 - 18 tháng.

- Chim cút có tốc độ sinh trưởng nhanh. Lúc 35 ngày tuổi cút trống có khối

lượng trung bình 153g/ con, tăng 18,8 lần khối lượng lúc mới nở; cút mái khối lượng 170g/ con, tăng 20,8 lần lúc sơ sinh. Khi vào đẻ cút có khối lượng 140g, 6 tháng nặng 150 - 170g/con cá biệt có con tới 250g/ con (tùy theo giống).

- Ni cút khơng địi hỏi nhiều diện tích chuồng ni, thức ăn chi phí khơng nhiều nhưng hiệu quả chăn nuôi cao. Mỗi ngày cho cút trưởng thành cho ăn 20 - 23g thức ăn và cút cho một quả trứng nặng 10 - 11g cho thấy cút là lồi gia cầm ni có năng suất tạo trứng cao. Thịt và trứng cút có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến, cút có thể ni lồng với mật độ cao phù hợp với các vùng ven thành phố, thị xã đất ở chật hẹp.

5.4.2. Giống chim cút

- Chim cút giống trứng được nuôi rộng rãi là giống chim cút Nhật Bản. Có đặc điểm dễ ni, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 qua/ năm.

- Trên lưng, đầu màu vàng nghệ có các vết sọc đen chạy dọc trên lưng và cánh. Lơng bụng, lơng cổ dưới ức có màu vàng nhạt.

- Chân xám hồng có chấm đen. Mỏ xám đá. Mắt đen, đơi khi có con có màu sắc lạ như hung, đen, trắng

- Chim trưởng thành lơng ống phủ kín thân; lơng lưng, đầu, cổ, đi có màu xám lẫn đen.

Chim đực lơng mặt cổ dưới diều và ngực có màu vàng nâu lẫn ít trắng. Chim mái màu lông mặt cổ dưới xám lẫn ít đen, lơng bụng trắng xám, mỏ đen xám, chân trắng xám và hơi hồng, mắt đen. Chim Cút đực trưởng thành hậu mơn có một u lồi, chim mái khơng có.Chim Cút đực biết gáy cịn chim mái khơng biết gáy. Chim đực bé hơn chim mái (chim mái có khối lượng 197gam, chim đực 155gam).

- Năng suất, sản phẩm: bắt đầu đẻ lúc 39 - 40 ngày tuổi. Sản lượng trứng 260 - 270 quả/mái/ năm.

110

Người ta thường phân biệt giới tính chim cút sau 2 tuần tuổi khi các khác biệt về giới tính bắt đầu được biểu lộ. Thơng thường, toàn bộ chim cút đực và chim mái không đạt chuẩn sẽ được nuôi thịt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)