Thực hành: Đánh giá sức sản xuất của gia cầm

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 31 - 37)

3.1. Khảo sát trứng

3.1.1. Yêu cầu

Đánh giá phẩm chất trứng và phân loại trứng theo các chỉ tiêu.

3.1.2. Vật liệu và dụng cụ

- Trứng ăn, trứng kỳ hình, trứng có phơi các loại gia cầm

- Cân trứng, Haughmeter, thước kẹp, thước vi cấp, quạt so màu, cốc thủy tinh nhỏ, cốc thủy tinh lớn…

3.1.3. Phương pháp tiến hành

- Thường khảo sát trứng trong những trường hợp sau: đánh giá phẩm chất của trứng khi ký kết hợp đồng mua hoặc bán trứng, trong công tác giống, trong những thí nghiệm dinh dưỡng trên gà đẻ.

- Trứng khảo sát đựoc lấy mẫu ngẫu nhiên sao cho mẫu đại diện cho tồn quần thể. Trong lơ trứng, mẫu được lấy ở các vị tri khác nhau theo đường chéo của khối trứng ở phía trên, ở giữa và ở đáy.

- Số trứng của mỗi lô thường là 30 quả để tiện cho việc xử lý thống kê. Trứng từng lô được đánh số theo thứ tự, theo trình tự khảo sát. Lập bảng khảo sát theo mẫu sau:

Những chỉ tiêu vật lý của trứng

* Trọng lượng trứng (P): cân trứng với cân 100 g có độ chính xác 1 g. Sau đó đổi ra trọng lượng ounce/doz theo công thức: Trọng lượng ounce/doz = P x 12 28,35

- Trọng lượng trứng được dùng để phân loại trứng AA là trứng rất lớn với trọng lượng trên 65 g, trứng A có trọng lượng từ 53 - 65 g, trứng B từ 48 - 53 g và trứng C nhỏ hơn 48 g.

* Chỉ số hình dạng (CSHD):

Dùng thước kẹp có độ chính xác 0,1 mm để đo chiều dài và rộng của trứng: CSHD = Rộng/Dài

23

- Trứng bình thường có CSHD từ 0,74 – 0,85 là trứng có hình dáng đặc trưng elip. Trứng quá trịn hoặc q dài là khơng bình thường, trứng ăn thì CSHD khơng quan trọng, riêng đối với trứng ấp thì CSHD có ý nghĩa quan trọng vì nó nói lên trạng thái sức khỏe của gà mái mẹ.

* Chỉ số Haugh: Dùng để đánh giá độ nhớt của lịng trắng đặc, đó là chỉ số quan trọng để đánh giá phẩm chất trứng. Trứng tươi, phẩm chất tốt có chỉ số Haugh cao, tức là lịng trắng có kết cấu của Albumin chặt, khi đập trứng trên mặt kính phẳng khối lịng trắng vun cao và gọn, khi đó chiều cao của lịng trắng đặc sẽ cao. Khi trứng để lâu hoặc trứng có phẩm chất kém, lịng trắng trứng bị lỗng ra, khi đó nếu khi đập trứng trên mặt kính phẳng khối lịng trắng trứng sẽ chảy tràn ra mặt kính, tạo thành khoảng rộng, lịng trắng đặc lỏng ra, chiều cao giảm. Chỉ số Haugh biểu thị tương tác giữa chiều cao của lòng trắng đặc và trọng lượng trứng theo công thức sau:

HU = 100 log (H + 7,57 - 1,7W0,37)

HU: chỉ số Haugh, H: chiều cao của lòng trắng đặc (mm), W: trọng lượng trứng (g)

- Mối quan hệ giữa chiều cao lòng trắng, trọng lượng trứng và chỉ số Haugh được ghi nhận trong bảng sau:

Phương pháp đo độ nhớt lòng trắng đặc trực tiếp bằng Haughmeter:

- Trước hết ta điều chỉnh chỉ số 0 về vị trí của trọng lượng tính bằng ounce/doz nhưng chỉ lấy số hàng đơn vị. Tiếp theo ta chỉnh kim đồng hồ về số trên 100 để trục được nâng cao. Trên tấm kính phẳng, đập trứng cho chảy đều giữa mặt kính, đặt trục của Haugh kế ở phía trên chổ mặt phẳng rõ nhất của lòng trắng đặc và vặn để trục hạ xuống từ từ. Khi trục chạm vào lịng trắng đặc thì ngưng vặn và đọc số kim dừng tại đó.

- Nếu khơng có Haugh kế ta có thể đo chiều cao lịng trắng đặc bằng thước có đơn vị mm, sau đó tra bảng ta sẽ có đơn vị Haugh.

* Trọng lượng lòng đỏ và lòng trắng đặc:

Sau khi đo độ nhớt lòng trắng ta nhẹ tay đổ khối trứng trên tấm kính vào rây lọc dừa để lọc phần trắng lỗng. Trên rây cịn lại phần lịng đỏ và lòng trắng đặc. Dùng cốc thủy tinh đã cân để biết trọng lượng cốc, nhẹ nhàng tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng đặc, cân cốc thủy tinh có lịng đỏ.

Trọng lượng lịng đỏ là hiệu số giữa trọng lượng cốc có lịng đỏ và trọng lượng cốc.

24

Tỷ lệ lòng đỏ (%) = trọng lượng lòng đỏ/trọng lượng trứng x 100

Tỷ lệ lòng trắng đặc (%) = trọng lượng lòng trắng đặc/trọng lượng trứng x 100

Tỷ lệ vỏ trứng (%) = trọng lượng vỏ/trọng lượng trứng x 100

* Độ dày vỏ: được đo bằng thước vi cấp và lấy trung bình cộng của 3 vị trí đầu tù, đầu nhọn và vùng xích đạo của vỏ trứng.

* Độ đậm màu lòng đỏ: được đo bằng quạt màu từ trắng đến vàng nhạt, đến vàng đậm có chia độ từ 1 - 15. Trứng gà có màu lịng đỏ dưới 6 là lịng đỏ nhạt màu do thiếu sắc tố carotenoid, màu lòng đỏ trên 7 là tốt. Trứng vịt có màu lịng đỏ đậm hơn nên vạch màu từ 10 trở lên.

- Trong công tác giống, khi khảo sát trứng, người ta quan tâm đến đường kính lịng đỏ nên phải đo ngay sau khi đo độ nhớt lòng trắng.

- Số liệu của từng lô trứng được xử lý thống kê theo từng chỉ tiêu khảo sát. Sau khi khảo sát ta có thể xếp hạng trứng theo tiêu chuẩn phân loại:

Loại trứng được xếp hạng: Hạng AA khi đạt 80% loại AA Hạng A khi đạt 80% loại A Hạng B khi có 80% loại B

Bảng 2.2: Bảng tiêu chuẩn phân loại trứng

Chỉ tiêu Loại AA Loại A Loại B Loại C

Vỏ Sạch, khơng nứt, hình dạng chuẩn Sạch, khơng nứt, hình dạng chuẩn Sạch, vết mờ, khơng nứt, kì hình, nhỏ, q trịn vết bẩn, dính phân, máu, kì hình, vỏ nhăn Buồng khí < 0,8 cm cố định <1cm, cố định <1,2cm, cố định >1,2 cm Lòng trắng trong, vun cao, HU

> 75

trong, vun cao, HU 60 - 75

trong, chảy lan, HU 31 - 60

lỗng, vết máu, vật lạ, HU < 31 Lịng đỏ Vun cao, chắc, màu

> 6, không vết

vun cao, hơi chảy, màu vàng, không vết chảy, khơng chắc, có vết nhẹ Lỗng, dễ vỡ, vết rõ, màu lợt

25

3.2. Khảo sát quầy thịt

3.2.1. Mục đích

- Nhằm đánh giá năng suất và phẩm chất thịt gà trong những nghiên cứu về giống, dinh dưỡng.

3.2.2. Dụng cụ và vật liệu

- Dụng cụ nấu nước nóng, dao, kéo, khay, chậu và sơ đựng nước, cân loại 5 kg và loại 500g.

3.2.3. Các chỉ tiêu khảo sát

- Trọng lượng sống: là trọng lượng cân trước khi giết thịt (sao 20 giờ không cho ăn nhưng được cho uống nước tự do).

- Trọng lượng sau cắt tiết. - Trọng lượng sau nhổ lông.

- Trọng lượng quầy thịt là trọng lượng sau khi bỏ chân, đầu và xương cổ, bỏ nội quan.

- Trọng lượng phần ăn được gồm: quầy thịt và tim, gan, mề đã bỏ chất chứa, xương cổ.

- Trọng lượng ức. - Trọng lượng đùi.

3.2.4. Phương pháp tiến hành

- Gà nhịn đói 20 giờ trước khi mổ để ống tiêu hóa sạch phân và thức ăn, việc giết mổ dễ dàng hơn, thịt gà khơng bị dính mùi của phân trong q trình giết mổ. Cân trọng lượng sống từng con trong lơ với cân có độ chính xác 10g.

- Cắt tiết: dùng dao bén cắt 1 nhát vào vị trí dưới vành tai, cắt đứt chùm mạch máu gốc lưỡi để chảy máu ra càng nhiều càng tốt, gà sẽ chết khi lượng máu lên đầu sẽ thiếu (khi chảy mất bằng 5% trọng lượng cơ thể). Nếu cắt tiết không đúng tiết chảy ra ít thì thịt sẽ bị đọng máu trong mơ, màu đỏ bầm và sẽ nhanh bị nhiễm khuẩn và bị hư, chất lượng thịt sẽ bị hạ thấp.

- Nhổ lơng: nhúng gà vào nồi nước nóng 70 - 75ºC sao cho lơng gà thấm đều nước nóng với mục đích làm cho gốc lơng giãn ra, lơng dễ nhổ. Đối với gà con phải nhúng nhanh tránh da gà bị chín khi nhổ lơng da sẽ bị rách. Sau khi qua nước nóng gà được nhúng vào nước lạnh để việc nhổ lông dễ dàng hơn. Nhổ lông phải nhẹ tránh làm rách da gà hoặc gãy xương sẽ giảm phẩm chất thịt. Sau khi đã nhổ sạch lông, gà được cân lấy trọng lượng sau nhổ lông.

- Cắt quầy thịt: cắt 2 chân, cắt da quanh cổ nơi cắt tiết và giữ da cổ lại, bóc tách xương cổ cắt ngang trên khớp vai. Rạch ngang phần da bụng cách lỗ huyệt

26

khoảng 3 cm. Vết cắt đủ lớn để moi hết nội quan. Quầy thịt là phần thân gà khơng có 2 chân, đầu và xương cổ, moi hết nội quan.

- Cân quầy thịt:

Tỷ lệ quầy thịt (%) = trọng lượng quầy thịt/trọng lượng sống x 100

- Trọng lượng phần ăn được = trọng lượng quầy thịt + gan, tim, mề đã làm sạch và xương cổ.

Tỷ lệ phần ăn được (%) = trọng lượng phần ăn được/trọng lượng sống x 100. - Trọng lượng ức: phần ức được lấy gồm toàn bộ cơ và da phần ức, phần xương sườn cắt sát xương sống.

Tỷ lệ ức (%) = trọng lượng ức/ trọng lượng quầy thịt x 100. - Trọng lượng đùi : lóc tồn bộ cơ đùi bám vào xương hơng. Tỷ lệ đùi (%) = trọng lượng 2 đùi/ trọng lượng quầy thịt x 100.

- Khi cần phân tích chỉ tiêu hóa học của thịt gà ta sẽ lấy mẫu trên từng gà như cơ ức, cơ đùi để phân tích các chỉ tiêu như vật chất khô, protein, béo, khống...v..v..Ta lấy màng da chân để phân tích carotenoid. Mẫu lấy khoảng 50 - 100 g tùy số chỉ tiêu cần phân tích

Bảng2.3: Đánh giá khảo sát thịt gà

TỐT XẤU

Da Vàng hoặc trắng, khơng rách da hoặc rách ít ở vùng khơng nhìn thấy

Bầm đỏ, tụ máu, da bị rách nhiều cịn sót lơng trên da Tổn thương Khơng gãy cánh cánh bị gãy, có vùng tổn

thương

Ức Trịn, hình bán nguyệt Nhọn, hình chồi thơng Màu thịt Hồng tươi, trắng hoặc hơi vàng Đỏ sẫm hoặc bầm máu

Phần bài tập sinh viên thực hiện

1. Các thao tác chuẩn bị cho mổ khảo sát như dụng cụ, gà khảo sát. 2. Phương pháp lấy mẫu mổ khảo sát.

3. Đánh giá qua kết quả mổ khảo sát, phân loại quầy thịt

27

1. Nêu các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất trứng gia cầm 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng

3. Nêu các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt ở gia cầm 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt

5. Các chỉ tiêu đánh sức sinh sản gia cầm 6. Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất thịt gia cầm 7. Mô tả các bước khảo sát quầy thịt gia cầm

28

CHƯƠNG 3

CÁC GIỐNG GIA CẦM PHỔ BIẾN HIỆN NAY MH19-03

Giới thiệu: Trong chăn nuôi, con giống là một trong những yếu tố quyết định thành công của một trại. Trại chọn được giống tốt khỏe mạnh, phù hợp với mơi trường ni góp phần thành cơng của trại. Đặc điểm về các giống gia cầm được trình bày trong Chương học này

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được điểm và khả năng sản xuất của từng loài gia cầm.

- Kỹ năng: Có kỹ năng thực hành đánh giá chất lượng con giống gia cầm - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức về lợi ích của việc học tập, từ đó có thái độ học tập đúng đắn; ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)