4. Kỹ thuật chăn nuôi vịt
4.2. Kỹ thuật nuôi vịt thịt chạy đồng
4.2.1. Chọn giống ni
Có nhiều giống vịt nội thích hợp ni chạy đồng đã và đang tồn tại ở Việt Nam như: Vịt Cỏ, vịt Bầu Quỳ, vịt Bầu Bến, vịt Kỳ Lừa, vịt Ơ Mơn. Trong các giống vịt Cỏ là vịt có năng suất trứng cao nhất và cũng là giống được nuôi phổ biến nhất là.
Những năm gần đây Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã chọn lọc, nhân thuần qua nhiều thế hệ và tạo được dòng vịt Cỏ màu cánh sẻ tương đối thuần nhất (96-98% màu lông cánh sẻ). Tuổi đẻ 20-21 tuần, năng suất trứng 220-230 quả/mái/năm, khối lượng khi vào đẻ đạt 1,5-1,7 kg/con.
4.2.2. Xác định mùa vụ và thời điểm chăn thả
Việc xác định đúng thời điểm của các vụ lúa trong năm rất quan trọng, để vịt tận dụng đến mức cao nhất các loại thức ăn tự nhiên sẵn có trên đồng ruộng, nhằm giảm bớt chi phí cho chăn ni.
Ở nước ta nuôi vịt chăn thả kết hợp với trồng lúa thường tập trung vào 2 thời điểm chính của các vụ lúa là:
-Vào thời kỳ lúa đang sinh trưởng, thả vịt vào đồng ruộng để ăn các côn trùng, dế, nhện, ốc, cua, ruốc, hến, và trừ rầy cho lúa.
- Thời kỳ thu hoạch, thả vịt vào đồng ruộng để tận dụng lúa vơi vãi và nhiều động vật thuỷ sinh sau khi thu hoạch.
4.2.3. Xác định thời kỳ nuôi vịt chăn thả đồng
Phải đi thăm và chọn đồng trước (thuê đồng căn) xem có phù hợp với điều kiện chăn thả và mật độ đàn vịt được nuôi hay không.
98
Chăn thả vào sáng sớm và chiều, trưa cho vịt nghỉ mát, có ao cho vịt tắm. Cho vịt ăn thêm vào ban đêm. Nếu thời tiết tốt và có trăng thì có thể thả vịt ra đồng để vịt kiếm ăn ban đêm, vịt mau lớn.
Nên chuyển đồng lúc trời mát, đàn vịt khoẻ mạnh trưa ngủ tốt, vịt bị bệnh thường xôn xao ũ rũ kêu nhiều.
Qui mơ đàn có thể 500-1000 con/1ha hay dưới 3000 con nếu đồng rộng và nhiều mồi.
4.2.4. Chọn thức ăn cho vịt chạy đồng
Vịt ni chăn thả, ngồi lượng thức ăn kiếm được, cần cung cấp thêm thức ăn để vịt ăn được no cả lượng và chất.
Từ nhu cầu, cần tính tốn để bổ sung đủ thì vịt mới lớn nhanh, khoẻ mạnh, rút ngắn được thịi gian ni và có hiệu quả kinh tế cao.
Thức ăn bổ sung đạm: Bột cá lạt, bột tơm. Chú ý bột tơm có hàm lượng muối rất cao, sử dụng quá nhiều trong khẩu phần vịt có thể ngộ độc muối.
Những ngày đầu chỉ cho tắm 5 - 10 phút sau đó tăng dần lên và từ ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do.
4.2.5. Chăm sóc chạy đồng
- Thời kỳ ni úm vịt con (gột, ươm vịt):
Vịt nuôi úm từ mới nở đến 3-4 tuần tuổi tuỳ giống vịt, mùa vụ và khinh nghiệm của người chăn nuôi mỗi nơi.
Giai đoạn này rất quan trọng, vịt được chăm sóc tốt sẽ giảm hao hụt, cịi cọc, khi chăn thả tìm mồi giỏi, lanh lẹ, mau lớn
- Úm vịt con (nuôi vịt con): vịt sau khi nở ra khỏi trứng, nuôi dưỡng trong chuồng 3 tuần đầu. Thức ăn cho vịt chuyển dần từ cơm, bún dấp nước (3 ngày tuổi đầu), qua cơm gạo lức (4 - 10 ngày tuổi), qua gạo ngâm mềm (11 - 15 ngày tuổi), chuyển qua thóc luộc chín (16 - 18 ngày tuổi) và cuối cùng là thóc sống (17 - 20 ngày tuổi). Sau 20 ngày tuổi vịt đã ăn thóc sống thành thạo, được nuôi thả trên đồng lúa sa khi thu hoạch, trên các bãi bồi, các nguồn nước với thức ăn chính là thóc và động vật thủy sinh của các nguồn nước.
Cùng với thức ăn trên, từ ngày thứ 3 trở đi, cần cung cấp thức ăn đạm (mồi), thường là tôm, tép, cá con, giụ đất, giun đỏ,cua ốc đập vỡ vỏ, sau 10 ngày bổ sung bột cá. Cho ăn rau xanh thái nhỏ, bèo tấm, bèo hoa dâu…Số lượng thức ăn và số lần cho ăn tùy thuộc vào tuổi vịt và kinh nghiệm của mỗi chủ hộ.
99
Vịt con được giữ ấm và tập làm quen với nước từ ngày tuổi thứ 5 - 6, thời gian bơi lội tăng dần. Các điều kiện chuồng nuôi như yêu cầu với ni vịt nhốt hồn tồn, cần chú ý tránh sự tấn công và phá hoại cuả thú dữ, chuột.
Vịt con sau 21 ngày nếu nuôi thịt thời vụ sẽ được thả trên đồng và cho ăn thêm thức ăn vào đầu ngày (trước khi thả vịt) hoặc cuối ngày (khi vịt về chuồng), hoặc nhốt vịt, nuôi vỗ béo 5 - 10 ngày trước khi bán thịt nếu đồng chăn ít mồi, thời gian chăn thả ngắn. Nuôi theo phương thức này vịt xuất bán lúc 60-70 ngày tuổi, khối lượng 1,2 - 1,6kg/con (giống thịt có khối lượng cao hơn), chi phí thức ăn thấp hơn ni nhốt hồn tồn từ 2 - 3 kg/kg thịt, hiệu quả kinh tế cao.