Sức sinh sản

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 29 - 31)

2. Sức sản xuất của gia cầm

2.3. Sức sinh sản

Do đặc điểm của gia cầm là đẻ trứng, ấp trứng, ni con và gia cầm con có khả năng tự dưỡng nên sức sinh sản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

2.3.1. Tỷ lệ thụ tinh

Tỷ lệ thụ tinh (TLTT) là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sinh sản của bố mẹ. Tỷ lệ thụ tinh được xác định theo công thức

Tỷ lệ thụ tinh(%) =

- Tỷ lệ thụ tinh được xác định bằng cách soi trứng sau 6-7 ngày ấp: Trứng thụ tinh là trứng có phơi phát triển tốt, dưới đèn soi thấy hệ thống mạch máu lan khắp vỏ trứng, vỏ trứng ánh lên màu hồng. Trứng không thụ tinh dưới đèn thấy trứng sáng đều, còn gọi là trứng trong hoặc trứng sáng. Những trứng chết phôi sớm, cho thấy hệ thống mạch máu bị đứt quãng, tạo những điểm tụ máu trong trứng, vỏ trứng màu trắng sáng.

- Tỷ lệ trống mái thích hợp để tỷ lệ thụ tinh tốt là 1 trống với 10 mái ( gà hướng trứng ), với 7-8 mái ( hướng thịt ). Gà nhẹ cân như gà leghorn, gà ri và gà tàu vàng thì tỷ lệ cao hơn 1 trống /12 mái, còn gà nặng cân như hubbard thịt, AA thì tỷ lệ 1/6 – 1/7, vịt tàu, vịt cỏ 1/12 – 1/15, vịt Bắc Kinh 1/6 -1/8, ngỗng 1/2 – 1/3.

- Thời gian phối giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, nhất là gieo tinh nhân tạo. Gieo tinh sao khi đẻ trứng cho tỷ lệ thụ tinh cao (thường vào lúc chiều), khoảng cách giữa 2 lần gieo tốt nhất là 5 ngày, nếu thưa hơn tỷ lệ thụ tinh sẽ thấp.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho gà mái đẻ và gà trống cũng cho tỷ lệ thụ tinh cao. Các chất dinh dưỡng quan trọng tác động đến tỷ lệ thụ tinh như protein, vitamin A, D, E, B2 và B12, trong đó hàm lượng Ca cao trong khẩu phần gà đẻ sẽ ảnh hưởng xấu đến trạng thái hoạt động sinh tinh của gà trống. Vì vậy trong đàn giống cần có thức ăn riêng cho gà trống và riêng cho gà mái. Có thể sử dựng máng khống riêng trong chuồng để gà mái đẻ nhiều sẽ ăn thêm Ca theo nhu cầu. - Chế độ chiếu sáng hợp lí cho tỷ lệ thụ tinh tốt. Thời gian chiếu sáng 10 -12 giờ/ngày cho tỷ lệ trứng có phơi cao nhất; nếu chiếu sáng quá 14 giờ/ngày gà mái bị kích thích, gà trống hưng phấn quá độ nên giảm tỷ lệ thụ tinh.

- Mật độ quá cao cũng cản trở khả năng đạp mái nên tỷ lệ thụ tinh thấp. Mật độ thích hợp cho gà giống thịt nặng cân: 3 – 3,5 con/m2; gà hướng trứng 5 -6 con/m2.

Số trứng có phơi x 100Số trứng đem ấp

Số trứng có phơi

21

2.3.2. Tỷ lệ ấp nở

Tỷ lệ ấp nở (%) =

- Trong thực tế sản xuất có thể tính trên số trứng đem ấp, vì một số cơ sở khơng soi trứng lúc 6 ngày ấp để lọai trứng không thụ tinh cho nên số trứng có phơi khơng thể xác định được. Tỷ lệ ấp nở phụ thuộc vào chất lượng trứng và chế độ thu lượm, bảo quản, vận chuyển trứng và chế độ ấp.

- Chế độ dinh dưỡng của gà giống phải thật cân đối, nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng nào đó hoặc khơng cân đối các chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở, đặc biệt các axit amin giới hạn, các vitamin A, D, E, vitamin nhóm B, vi khống. Nếu thiếu hoặc mất cân đối dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng đó trong trứng, khơng cung cấp đủ cho phôi phất triển, gây chết phôi. Thức ăn cho gà giống địi hỏi phải có chất lượng tốt, vì lẽ đó chất lượng thức ăn cho gà giống quan trọng hơn cho gà đẻ thương phẩm.

- Trạng thái sức khỏe của gà cha mẹ quyết định tỷ lệ ấp nở. Gà giống bị bệnh mãn tính như bệnh thương hàn, bệnh hơ hấp mãn tính hoặc gà già có khả năng đồng hóa thức ăn kém cho tỷ lệ ấp nở thấp.

- Chế độ thu lượm, lựa chọn, xử lý và bảo quản trứng giống phải thích hợp tránh làm thay đổi chất lượng trứng, không làm hư trứng.

- Thiết bị ấp trứng tốt, đảm bảo các chế độ nhiệt độ, ẩm độ, thơng thống và đảo trứng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của phôi. Soi trứng kiểm tra, làm lạnh trứng ấp đúng lúc để phát hiện kịp thời những trứng không thụ tinh và trứng chết phôi.

2.3.3. Tỷ lệ nuôi sống

- Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu đánh giá sức sống và sự thích nghi của đàn gia cầm. - Tỷ lệ ni sống được tính bằng tỷ số giữa số con cuối kỳ trên số con đầu kỳ.

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

* Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ni sống

- Đặc tính di truyền của gà cha mẹ nhân thuần gây đồng huyết, thối hóa giống nên tỷ lệ nuôi sống giảm.

Số gà nở ra x 100 Số trứng có phơi Số con đầu kỳ x 100 Số con cuối kỳ

22

- Điều kiện ni dưỡng và chăm sóc ảnh hưởng lớn đến sức sống của đàn gia cầm. Thức ăn không cân đối các chất dinh dưỡng, thiếu hoặc thừa đều gây xáo trộn quá trình trao đổi chất, giảm sức đề kháng, thức ăn bị hư hỏng, chứa nấm mốc, độc chất làm tăng tỷ lệ bệnh và chết. Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi, điều kiện vệ sinh kém, quản lý kém làm giảm tỷ lệ nuôi sống của đàn gia cầm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)