Thực hành: Khảo sát đặc điểm giống

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 47 - 51)

4.1. Mục đích

- Giúp sinh viên nắm được các thao tác bắt gà để giám định giống. - Nêu những đặc điểm ngoại hình của gia cầm.

- Nêu những nét đặc trưng của cấu tạo một số cơ quan, bộ phận bên trong cơ thể gia cầm.

- Giới thiệu một số giống gà vịt.

- Giúp sinh viên đánh giá phân biệt gà chuyên trứng và chuyên thịt cũng như gà mái đẻ tốt, đẻ xấu hoặc không đẻ.

4.2. Vật liệu và dụng cụ

- Hình ảnh cấu tạo cơ thể của gà, vịt. - Gà trưởng thành trống và mái. - Hình ảnh các giống gà, vịt

4.3. Thao tác bắt, giữ gà và các giống gà vịt

4.3.1. Thao tác bắt, giữ gà

Để thuận tiện cho việc xem xét, đánh giá hoặc tiến hành các thao tác trên gà mà không gây tổn thương thì điều quan trọng là phải bắt gà sao cho nhẹ nhàng và an toàn. Cần chú ý những nguyên tắc sau:

- Khi muốn bắt gà ra khỏi lồng thì phải nhẹ nhàng nắm lấy 1 hoặc 2 cánh gà ở phần sát thân, lựa chiều đưa đầu gà ra trước. Gà sẽ nằm yên khi ta dùng tay khác đỡ phần ức để đưa gà ra ngoài.

39

- Khi giữ gà để xem xét ta nên kẹp nhẹ gà vào nách trái với đầu gà hướng ra phía sau lưng. Tay trái giữ hai chân gà với ít nhất 1 ngón tay để giữa 2 đùi gà. Thông thường ta xác định khoảng cách giữa mỏm trước xương chậu và xương ức bằng cách dùng các ngón tay phải đặt ngang bụng gà. Khi muống xem xét khoảng cách giữa hai mỏm trước xương chậu ta đặt các ngón tay phải dọc theo bụng gà. - Khi muốn quan sát phần đầu gà, chuyển tay trái xuống đỡ phần ức gà, tay phải đỡ nhẹ trên lưng và đưa gà lên ngang tầm nhìn để quan sát.

- Khi muốn quan sát những bộ phận khác như cánh, lưng, lườn ta giữ 2 chân gà như ở trên, hơi cúi và đặt gà lên gối, dùng tay còn lại xem xét từng bộ phận mà ta quan tâm.

- Khi thả gà vào ta phải đưa đầu gà vào trước. Thao tác phải nhẹ nhàng và nhanh gọn sao cho gà không phải bị đau, không giãy đạp gây tổn thương.

4.3.2. Cấu trúc ngoại hình của gia cầm

 Đầu:

- Hình dáng của đầu mang đặc tính của từng nhóm giống. Hướng chun trứng đầu thường nhỏ, thanh và hơi dài so với gà chuyên thịt đầu ngắn, rộng và sâu hơn. Gà tốt đầu cân đối, cịn gà xấu có đầu thơ, gồ ghề, ngắn q hoặc dài quá.

- Đầu bao gồm mỏ, mắt, mồng, tích và vành tai. Gà, ngỗng, gà tây (turkey) và vịt xiêm có mồng và tích, cịn vịt thường và chim cút khơng mồng. Gà hướng trứng mồng lớn hơn so với gà hướng thịt. Trong cùng một giống, gà trống có mồng phát triển nhanh hơn gà mái. Sự phát triển mồng được coi là đặc tính sinh dục thứ cấp. Gà sắp đẻ hoặc sắp đạp mái thì mồng phát triển lớn, màu đỏ tươi. Gà mái trưởng thành không đẻ mồng teo nhỏ, màu trắng bệch và lạnh. Gà bị bệnh mồng tích tím tái hoặc nhợt nhạt và lạnh.

- Mỏ gia cầm rất cần để bới kiếm, rỉa và nhặt thức ăn. Tình trạng của mỏ cho ta biết trạng thái của gà, vịt…Mỏ dài và mảnh thì thể trạng cũng gầy và mảnh. Những giống sơ đẳng mỏ thường thô và dầy hơn những giống công nghiệp.

 Thân

- Khi đánh giá con giống, thường xem xét sự cân đối của thân hình theo từng hướng sản xuất chuyên trứng hoặc chuyên thịt. Gà hướng trứng có hình thon nhẹ, chân cao mảnh, cổ thon, đi dài và vểnh cao. Gà hướng thịt có thân hình to, vạm vỡ, ức phát triển đầy, ngực sâu và rộng.

- Lườn thẳng và đầy đặn nhất là gà hướng thịt, lườn trịn tức là góc ức lớn sẽ có năng suất thịt cao.

40

 Lơng: Bộ lơng có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể và giữ nhiệt.

Lông chiếm 4 đến 9 % trọng lượng cơ thể.

Những sự khác biệt giữa 2 nhóm được tóm tắt sau:

Các đặc điểm ngoại hình Chuyên trứng Chuyên thịt

Kiểu hình Đầu và trán Mồng tích Cổ Xương bàn chân Khoảng cách 2 chân Rộng ngực Sâu ngực Dài lườn Lưng Ức Cơ ức Góc bụng Bụng Da bụng Hô hấp Nhỏ, thanh, dẹp Phát triển lớn Nhỏ, dài và thanh Cao, nhỏ và thanh Hẹp Hẹp Trung bình Dài, mảnh Dài, thẳng và hẹp Góc ức nhọn, hẹp Kém phát triển Lớn Xà Mềm, mỏng Tiêu hóa Lớn, to, trịn, thơ

Phát triển vừa hoặc nhỏ To, ngắn và thô Lùn, rất lớn và thô Rộng Rộng Sâu Dài, dầy Trung bình, thẳng và rộng Góc ức tù, đầy trịn Rất phát triển Nhỏ Treo Dầy, cứng vì tích mỡ

4.3.3. Một số chiều đo trên gia cầm

+ Dài thân: là khoảng cách từ điểm ở cột sống giữa 2 khớp cánh đến gốc phao câu (đo bằng thước dây).

+ Rộng ngực: là khoảng cách giữa 2 mấu của khớp xương vai và gốc cánh (đo bằng compa)

+ Sâu ngực: từ điểm ở cột sống giữa 2 khớp cánh đến mỏm ức (đo bằng compa).

+ Vòng ngực: đo bằng thước dây vòng quanh ngực sát sau cánh, tiếp xúc với đỉnh trên của xương lưỡi hái.

+ Dài lườn: từ mỏm ức đến cuối xương ức (đo bằng compa). + Góc ức: đo bằng thước đo góc ức ở vị trí giữa ức .

+ Vịng xương bàn chân: đo bằng thước dây vòng quanh xương bàn chân. Những đặc điểm ngoại hình của gà đẻ tốt và gà đẻ kém được phân biệt

41 Đầu Mỏ Mồng và tích Sắc tố Bộ lơng Bụng Lỗ huyệt Khoảng cách giữa 2 mỏm trước xương chậu Khoảng cách xương chậu và xương ức

Cân đối, thon

Dài trung bình, chắc

Lớn, đầy, màu hồng tươi, ấm Mất sắc tố ở mỏ và chân Kém óng mượt Mềm, xệ, da bụng mỏng Nở lớn, mấp máy, ẩm ướt và màu hồng Rộng, đặt lọt ngang 2 ngón tay trở lên Lớn, đặt lọt 3 ngang ngón tay trở lên

Dài, hẹp và không cân đối Mỏng và khoằm mỏ két Nhỏ, teo và màu tái nhạt hoặc đỏ tươi

Chân và mỏ vàng

Óng mượt, phát triển tốt Cứng, bụng treo, da dầy Teo nhỏ, khô và nhạt màu

Hẹp Nhỏ

CÂU HỎI ÔN TÂP CHƯƠNG 3

1. Nêu đặc điểm và sức sản sức của các giống gà 2. Nêu đặc điểm và sức sản sức của các giống vịt 3. Nêu đặc điểm và sức sản sức của các giống ngỗng 4. Các đặc điểm ngoại hình chuyên trứng chuyên thịt

42

CHƯƠNG 4

THỨC ĂN DINH DƯỠNG CHĂN NUÔI GIA CẦM MH19-04

Giới thiệu: Nguồn thức ăn dùng trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ

cốc, hạt của cây bộ đậu và thức ăn giầu protein. Các loại thức ăn này giá cao và có sự tranh chấp với người. Đây chính là yêu cầu đặt ra khi chọn nguồn thức ăn cho khẩu phần chăn nuôi gia cầm, để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Hiểu rõ về giá trị thành phần thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng chăn nuôi gia cầm và cách phối hợp xây dựng khẩu phần thức ăn cho từng lứa tuổi.

- Kỹ năng: Có kỹ năng trong việc phối hợp khẩu phần ăn cũng như nhu cầu dinh dưỡng

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức về lợi ích của việc học tập, từ đó có thái độ học tập đúng đắn; ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)