3. Kỹ thuật nuôi gà sinh sản giống
3.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà đẻ (gà sinh sản)
Gà hướng thịt sau 22 tuần tuổi, gà hướng trứng sau 20 tuần tuổi chuyển qua giai đoạn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm.
Cũng ở độ tuổi này nhưng là gà sinh sản lấy trứng giống đem ấp được gọi là gà giống và chăn ni theo quy trình ni gà giống.
Yêu cầu gà giống khác gà thương phẩm là phải đảm bảo tỉ lệ trống/ mái thích hợp để có tỉ lệ phơi, tỉ lệ ấp nở cao. Gà đẻ trứng thương phẩm thường loại thải sau 1 năm đẻ (500-550 ngày tuổi), gà giống sinh sản có thể kéo dài hơn.
3.1.1. Đặc điểm gia cầm sinh sản
Gia cầm từ khi đẻ quả trứng đầu tiên được xem là gia cầm sinh sản hoặc là gia cầm giống. Gia cầm giống khác gia cầm sinh sản ở chỗ có sự ni chung trống mái với tỉ lệ thích hợp để sản xuất ra các quả trứng có phơi, ấp nở ra gà con. Ở gia cầm sinh sản có các đặc điểm sau:
89
Từ khi đẻ quả trứng đầu tiên gia cầm mái trải qua các biến đổi về sinh lý, sinh hố có liên quan đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn. Ở gia cầm tơ hay gà mái đẻ trứng năm đầu quy luật đẻ trứng diễn ra theo ba pha:
+ Pha 1: Thường là từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến hết ba tháng đẻ trứng. Pha đầu tiên của sự đẻ trứng thường kết thúc lúc 42 tuần tuổi.
+ Pha 2: Sau khi sản lượng trứng đạt đỉnh cao thì pha 2 của sự đẻ trứng bắt đầu. Pha 2 kéo dài đến khoảng 62 tuần tuổi, khi sức đẻ trứng giảm xuống còn 65% so với tổng số gà mái đẻ trong ngày.
+ Pha 3: Pha 3 tiếp theo pha 2 cho đến khi gà mái có biểu hiện thay lông. Gà đẻ trứng các năm sau, quy luật đẻ trứng diễn ra tương tự như gà đẻ trứng năm đầu nhưng sản lượng trứng và thời gian kéo dài đẻ trứng giảm đi.
Trên thực tế gà đẻ trứng thương phẩm chỉ sử dụng 1 năm đẻ trứng, gà giống có thể sử dụng ở cả năm đẻ thứ 2. Vịt sử dụng 2-3 năm, ngỗng 3-4 năm, gà tây 3- 4 năm.
Hình 6.2: Đồ thị về quy luật đẻ trứng ở gà qua các năm
- Quá trình hình thành trứng diễn ra trong một thời gian dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội tại cũng như ngoại cảnh.
Từ khi tế bào trứng hình thành ở buồng trứng, q trình phát dục, chín và rụng khỏi buồng trứng, di chuyển trong ống dẫn trứng để hình thành lịng trắng, màng vỏ trứng, vỏ trứng và dược đẻ ra ngoài diễn ra trong thời gian dài và chịu ảnh hưởng của nội tiết tố, trạng thái sinh lý của gia cầm, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường sống: nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết…Vịt nhà thường đẻ tập trung từ 0 đến 8 giờ, vịt khakicampbell có 97% tổng đàn đẻ lúc 7 giờ. Gà đẻ tập trung từ 10-13 giờ.
90
- Sản phẩm do gia cầm mái tạo ra có giá trị dinh dưỡng cao. Trong đó hàm lượng protein chiếm 18-23%, trong protein có đầy đủ các axitamin thiết yếu và cân đối với các yếu tố dinh dưỡng khác. Vì vậy giá trị sinh vật học của trứng là 100%. Thịt gia cầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, tính ngon miệng cao. Thịt gia cầm chứa hàm lượng protein 21% (trong khi ở thịt bò là 16%, thịt heo là 11%).
3.1.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà sinh sản
- Chọn gà mái đẻ
Gà mái đẻ, đặc biệt gà giống cần được chọn lọc kỹ trước khi lên đẻ và trong q trình cho sinh sản. Ngồi việc chọn lọc theo nguồn gốc, trong q trình ni thường chọn theo ngoại hình để loại thải kịp thời những gà mái đẻ kém ra khỏi đàn, tăng hiệu quả chăn nuôi.
Căn cứ vào độ lớn, độ mềm và độ đậm của mào, độ rộng của bụng và vkhoảng cách của hai mỏm xương háng, độ mềm và bóng của niêm mạc hậu mơn của gà mái đẻ để chọn lọc.
Những gà mái có mào phát triển, mềm, đỏ tươi, độ rộng bụng đặt lọt 3 ngón tay trở lên, bụng mềm, khoảng cách hai mỏm xương háng đặt lọt 2 ngón tay trở lên, mỏm xương háng mềm, niêm mạc hậu môn ướt, mềm, độ đàn hồi cao là những gà mái đẻ tốt.
91
Hình 6.3: Ngoại hình gà mái đẻ tốt (bên trái) và đẻ kém (bên phải) - Mật độ nuôi
Mật độ nuôi là số gà /m2 nên chuồng, phụ thuộc vào lồi, lứa tuổi, hướng sản xuất và phương thức ni.
Gà giống hướng trứng nuôi nền: 3,5 con/m2 Gà giống hướng thịt nuôi nền :3 con/m2 Gà thương phẩm nuôi nền : 8-12 con/m2 Gà thương phẩm nuôi lồng : 16-30 con/m2 - Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi
Gà sinh sản nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất là 18-20ºC, không quá 25ºC. Nếu nhiệt độ nuôi dưới 15ºC hoặc cao hơn 30ºC ảnh hưởng lớn dến sức đẻ trứng và khối lượng trứng, tỉ lệ gà chết tăng lên.
Ẩm độ chuồng nuôi gà sinh sản thích hợp là 60-70%. - Chế độ chiếu sáng:
92
Thời gian chiếu sáng ở gà đẻ không dưới 14h/ngày dêm, tuần đẻ thứ 16 trở đi tăng dần và đạt tối đa là 17h/ngày đêm. Cường độ chiếu sáng 3-4 W/m2 nền. Ánh sáng màu đỏ có lợi cho gà đẻ.
- Thức ăn và nuôi dưỡng gà sinh sản
Gà mái đẻ (gà sinh sản) cần cho ăn thức ăn hỗn hợp với dinh dưỡng đầy đủ. Trong 1kg thức ăn hỗn hợp gà đẻ cần:
Năng lượng trao đổi: 2700-2800 Kcal (11,29-11,71MJ); Protêin thô: 15-18%;
Canxi: 2,1-3,2%;
Phốt pho: 0,75-0,80%. S
Số lượng thức ăn cần thiết cho 1 con gà mái đẻ/1ngày đêm phụ thuộc khối lượng cơ thể, sản lượng trứng hoặc xác định theo tuổi và hướng sản xuất của gà. Các yếu tố dinh dưỡng khác theo nhu cầu dinh dưỡng của gà.
- Máng ăn, máng uống
Máng ăn, máng uống đảm bảo đủ cho gà và phân bố đều trong chuồng nuôi, tốt nhất sử dụng máng ăn, máng uống tự động.
- Ổ đẻ, cầu đậu
Trong chuồng ni gà sinh sản cần có ổ đẻ và sào đậu (cầu đậu). Ổ đẻ được treo trên tường hoặc đặt trên mặt đất, kích thước có thể khác nhau (hình 7.8). Đối với gà giống theo dõi cá thể, ổ đẻ cần có cửa sập (tự động). Mỗi ổ đẻ dùng cho 3- 4 gà mái. Cầu đậu (sào đậu). Gia cầm xuất phát từ lớp chim nên thích đỗ trên cao. Trong chuồng ni gà, nhất là gà đẻ phải bố trí các cầu đậu. Cầu đậu là các thanh tre, gỗ vót nhẵn kích thước 0,2 x 0,4cm, đóng dọc cách nhau 3-4 cm, hoặc nghiêng cách nhau 25-30cm, tạo thành các giá đỗ hay cầu đậu. Chiều dài cầu đậu dành cho mỗi con gà 8- 10cm