Một số yêu cầu chính trong quy hoạch xây dựng trại chăn nuôi

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 85)

2.1. Chọn địa điểm xây dựng trại chăn nuôi

Địa điểm xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

77

Trại chăn nuôi gia cầm phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người và đường giao thơng liên tỉnh, liên huyện ít nhất 100m.

- Thiết kế các mục chính của trại chăn ni

Có hàng rào hoặc tường kín bao quanh cách biệt với bên ngoài để bảo đảm hạn chế người và động vật từ bên ngoài xâm nhập vào trại.

Trước cổng có hố khử trùng và phương tiện khử trùng, tiêu độc, có biển báo một số điều cấm hoặc hạn chế đối với khách ra vào trại.

Có phịng làm việc của các cán bộ chun mơn, nơi mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm (đối với trại có quy mơ lớn).

Có nơi để dụng cụ, thuốc, sổ sách ghi chép tình hình sản xuất, dịch bệnh và sử dụng vaccine, thuốc của đàn gia cầm.

Có phịng thay bảo hộ lao động, khử trùng, tiêu độc trước khi vào khu chăn ni.

Có thiết bị tẩy uế khử trùng các loại phương tiện vận chuyển, người và vật dụng tại cổng ra vào trại, khu chăn ni.

Có kho chứa thức ăn cách biệt với khu chăn ni, phải khơ ráo, thống mát, thường xuyên có biện pháp diệt chuột, mối mọt, gián và các loại côn trùng gây hại khác.Không để các loại thuốc sát trùng, hoá chất độc hại trong kho chứa thức ăn. Không dự trữ thức ăn trong kho quá thời hạn sự dụng.

- Thiết kế các mục chính của chuồng ni

Chuồng trại phải bảo đảm thơng thống, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ phù hợp với các giai đoạn nuôi dưỡng gia cầm (gia cầm con, hậu bị, sinh sản).

Có hố khử trùng ở lối ra vào chuồng ni, có ngăn cách giữa các khu chăn nuôi (Khu nuôi gà con; khu nuôi gia cầm hậu bị; khu nuôi gà sinh sản).

Cống rãnh thốt nước thải phải có độ dốc thích hợp khoảng 3-5%, khơng bị ứ đọng nước.

Diện tích chuồng ni phải phù hợp với số lượng gia cầm.

Có hàng rào ngăn cách với bên ngoài và các khu vực khác trong trại.

2.2. Chọn kiểu chuồng ni

2.2.1. Chuồng kín (chuồng lạnh).

Là phương thức chăn nuôi được sử dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Pháp... với nhiều ưu điểm nổi trội:

78

- Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn ni như nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ... vì thế mà năng suất có thể đạt tối đa.

- Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn.

Trong điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ giảm 10C thì gà sẽ ăn thêm 1,5% thức ăn, chẳng hạn nếu gà đẻ ăn 120 gr thức ăn ở 100c thì nó chỉ cần ăn 110 gr thức ăn ở nhiệt độ 200C (điều kiện trong nhà kín) mà năng suất trứng gà khơng thay đổi.

- Năng suất trứng ổn định quanh năm mà không bị chi phối hay ảnh hưởng điều kiện mùa vụ, thời tiết.

- Giảm thiếu tỷ lệ chết của gà.

- Không cần phải cắt mỏ gà. Việc cắt mỏ gà là stress lớn nhất đối với gà đẻ giai đoạn gà con.

- Rất dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật. - Tiết kiệm tối đa diện tích chăn ni.

Đối với ni gà trong hệ thống nhà mở thì tỷ lệ ni là 6 con/m2 nhưng trong điều kiện nhà kín thì có thể nuôi 30 con/m2 chuồng.

- Giảm thiểu nhân công chăn ni. Với hệ thống chuồng ni này thì mỗi cơng nhân có thể ni 50.000 gà đẻ.

- Kiểu chuồng này là một trong những biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.

- Với loại chuồng này, gà nuôi thịt không cần phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào, thậm chí cả chương trình vaccine.

Gà có tỷ lệ ni sống cao và sản phẩm thịt gà rất an toàn, sạch sẽ.

- Gà thịt ni trong chuồng kín rất đồng đều khi bán thịt, gà hầu như không bị bệnh tật trong suốt q trình ni, chi phí Vaccine và thuốc kháng sinh chỉ mất khoảng 700 đồng/con, trong khi đó ni theo phương thức chuồng hở, chi phí này khoảng 2.000 đồng/con, cao hơn 2,8 lần so với ni gà trong chuồng kín.

- Hiện nay ở nước ta, mơ hình ni gà thịt, ni gà đẻ lấy trứng chuồng kín đã và đang được phát triển khá nhiều tại Đồng Nai.

79 Hình 5.25: Mặt ngồi mơ hình ni chuồng lạnh Hình 5.26: Mặt trong mơ hình ni chuồng lạnh 2.2.2. Chuồng hở

Hiện nay đang được phổ biến hai kiểu chuồng nuôi sau:

- Chuồng nền: Chi phí xây dựng thấp, phù hợp gà nuôi hướng thịt, làm chuồng trong điều kiện khí hậu ơn mát, ít mầm bệnh cầu trùng, CRD, bị nóng.

- Chuồng sàn: Chi phí xây dựng cao, phù hợp gà nuôi hướng thịt, làm chuồng trong điều kiện khí hậu nóng, có tỷ lệ bệnh cầu trùng cao.

2.2.3. Thiết kế kích thước chuồng ni

Tuỳ theo số lượng đàn nuôi, tuy nhiên về cơ bản thường phổ biến sau: + Rộng 7-12m.

+ Dài 60-100m. + Cao 2,5-3m.

- Các phần chính của chuồng

+ Nền: Cao ráo; Bằng phẳng; Được tráng xi măng hoặc lát gạch tránh tập tính bới tìm kiếm thức ăn.

+ Khung : Chắc chắn, có thiết kế hệ thống treo điện, máng ăn, máng uống, quạt gió.

+ Tường: Cao 15-30cm.

+ Mái: Làm nặng vật liệu cách nhiệt

Khoảng cách giữa các chuồng: Cách nhau ít nhất là 2,5 lần chiều rộng của chuồng.

80

2.3. Chọn vật liệu xây dựng chuồng

- Vật liệu làm chuồng phải hiểu quả về kinh tế, về mặt sử dụng và đặc biệt cách nhiệt, không tạo ẩm, khơng gây ảnh hưởng đến q trình sinh sản sinh trưởng của gà.

Xây dựng chuồng: Đọc bản vẽ, xây dựng theo thiết kế của bảng vẻ.

3. Thực hành: Khảo sát mô hình xây dựng chuồng trại ni gà (Khảo sát thực tế chăn nuôi tại địa phương)

3.1. Yêu cầu: Quan sát và đánh các thực tế chuồng trại chăn nuôi tại địa phương. 3.2. Chuẩn bị

- Trại hoặc cơ sở chăn nuôi tại địa phương (liên hệ trước) - Phương tiện đi lại

- Dụng cụ, đồ bảo hộ lao động - Sổ ghi chép

3.3. Hướng dẫn thực hiện

- Giảng viên liên hệ cơ sở chăn nuôi tại địa phương

- Lên kế hoạch thực hành tại trại cho sinh viên nắm và thảo luận - Kế hoạch ngày giờ đi

- Chuẩn bị

3.4. Tổng kết, nhận xét đánh giá và viết báo cáo

- Đánh giá kết quả thực hành căn cứ vào kết quả thu thập thông tin và quan sát chi theo yêu cầu giảng viên.

- Ghi chép đầy đủ, chính xác những thơng tin cần thiết. - Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc.

- Viết bài phúc trình nộp theo yêu cầu giảng viên

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1. Liệt kê các dụng cụ thiết bị dùng trong chăn nuôi gà, cách sử dụng các dụng cụ cho từng đối tượng (gà cịn, gà đẻ, gà thịt…)

2. Mơ phỏng một chuồng nuôi gà đẻ trứng thương phẩm cần dụng cụ chuồng trại gì?

81

CHƯƠNG 6

KỸ THUẬT CHĂN NI GIA CẦM MH19-06

Giới thiệu: Gia cầm bao gồm nhiều đối tượng nuôi khác nhau: gà, vịt, gà tây, ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút, đà điểu…vì vậy kỹ thuật ni dưỡng có những nguyên tắc chung giống nhau, nhưng cũng có nhiều điểm sai khác nhau. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần nắm chắc các đặc điểm riêng của mỗi loại gia cầm, vận dụng các nguyên lý chung cho các đối tượng cụ thể và trong những điều kiện kinh tế, kỹ thuật của mỗi cơ sở chăn nuôi nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, chất lượng cao với giá thành thấp.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Hiểu rõ về phương thức chăn nuôi gà và quy trình chăm sóc, phịng bệnh cho các đối tượng gà đẻ, gà thịt, gà con

- Kỹ năng: Có kỹ năng trong việc thực hiện chămsóc cho các đối tượng gà đẻ, gà thịt, gà con

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức về lợi ích của việc học tập, từ đó có thái độ học tập đúng đắn; ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ.

1. Kỹ thuật chăn ni gà thịt 1.1. Chọn giống gà 1.1. Chọn giống gà

1.1.1. Khảo sát, xác định nhu cầu thị trường thịt gà

- Giống gà lông trắng: Ưu điểm tốc độ sinh trương nhanh, thời gian ni ngắn, vịng vốn đầu tư quay vịng nhanh. Nhược điểm khả năng thích nghi kém dễ bệnh tật, yêu cầu trang thiết bị chăn ni hiện đại có vốn đầu tư cao. Sảm phẩm hiện nay ít được ưa thích.

- Giống gà lơng màu: Ưu điểm thích nghi cao ít bệnh tật, dễ chăm sóc ni dưỡng, sản phẩm được thị trường ưa thích. Nhược điểm sinh trưởng chậm, thời gian nuôi dài.

1.1.2. Cơ sở cung cấp giống

Cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống phải có xuất xứ rõ ràng, được lấy từ bố mẹ đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine, được ấp ở lò ấp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có quy trình vệ sinh định kỳ, được cơ quan thú y chứng nhận đạt yêu cầu..

Khi xuất con giống phải có hố đơn chứng từ, có hướng dẫn chăm sóc, ni dưỡng và phịng trị bệnh. Đặc biệt có bản lý lịch nguồn gốc con giống (con bố, mẹ ông, bà).

82

1.1.3. Chọn gà con

Chọn gà con ngay lúc 1 ngày tuổi

Bảng 6.1: Chọn gà con 1 ngày tuổi

Đặc điểm ngoại hình cần chọn Loại bỏ con sau đây

- Khối lượng sơ sinh lớn. - Khối lượng quá bé.

- Lông bông, tơi xốp. - Lơng dính ướt.

- Bụng thon nhẹ, rốn kín. - Bụng nặng, hở rốn.

- Mắt to, sáng. - Hậu mơn dính phân.

- Chân bóng, cứng cáp, khơng dị tật, đi lại bình thường. - Khoèo chân, vẹo mỏ.

- Hai mỏ khép kín - Hai mỏ hở

Chọn theo các đặc điểm nêu trên theo trình tự sau đây:

Bắt lần lượt từng con và cầm gà trên tay, quan sát tồn diện từ lơng, đầu, cổ, chân, bụng và hậu môn để phát hiện các khuyết tật.

Sau đó thả gà để quan sát dáng đi lại. Loại bỏ những con khơng đạt u cầu.

1.2. Chăm sóc, ni dưỡng gà thịt

1.2.1. Công tác chuẩn bị

Rèm che được kéo kín trước đó 3 ngày.

Ơ úm phải bật đèn sưởi trước 2 giờ để cho nhiệt độ trong ô úm đảm bảo là 320C sau đó mới thả gà vào.

Chuẩn bị nước uống đầy đủ trước khi thả gà; nước uống cần hòa tan 1g vitamin C+50g đường Glucose+1g B-Complec trong 1 lít nước dùng cho 100 gà con hoặc Nước pha glucza10g/1 lít +vitamin C 1g/1 lít.

Bắt đầu sưởi ấm chuồng ni trong vịng từ 24 đến 48 giờ (căn cứ vào điều kiện khí hậu) trước khi gà tới. Cần đảm bảo sàn chuồng ấm và nhiệt độ khơng khí phù hợp khi đưa gà vào. Kiểm tra đều đặn để đảm bảo đèn sưởi đang làm việc tốt. Đảm bảo tốc độ thơng gió tối thiểu trước ngày gà đến. Khơng để q trình làm ấm làm mất chất lượng khơng khí trong lành, q trình làm thơng thống chuồng ni để tất cả những khí thải ra từ q trình khử trùng và làm ấm thốt ra ngồi trước khi gà vào.

83 tăng trưởng của gà giai đoạn đầu.

Nên nuôi gà con cùng một đàn, cùng độ tuổi nên được nuôi gần nhau để đảm bảo sự đồng đều của đàn giống.

1.2.2. Điều chỉnh nhiệt độ

Nhiệt độ úm rất quan trọng, nhiệt độ quá cao và quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của gà. Nhiệt độ thích hợp cho gà trong tuần đầu là 32- 340C,và cứ sau một tuần nhiệt độ sẽ giảm xuống 20C .

Bảng 6.2: Chế độ nhiệt độ chuồng nuôi

Tuần tuổi Nhiệt độ dưới chụp sưởi (0C) trong quây

Nhịêt độ trong chuồng (0C) trong quây 1 37 giảm còn 33 35-32 2 32-30 31-30 3 29-27 29-27 4 26-25 26-25 5 23-22 23-22

Sau 5 tuần tuổi 20-18 20-18

- Quan sát gà con trong quây úm, ta có thể xác định nhiệt độ úm có thích hợp hay khơng:

+ Nếu gà con tụ tập dưới bóng đèn úm nghĩa là nhiệt độ quá thấp ta phải tăng nhiệt độ lên

+ Nếu gà con tản xa đèn úm nghĩa là nhiệt độ úm quá cao, cần phải giảm nhiệt độ xuống

+ Nếu gà con phân bố đều trong quây úm nhiệt độ đã thích hợp.

84

Gió lùa Đủ nhiệt

Hình 6.1: Các phàn ứng sinh lý gia cầm con

Thời gian úm: Tuỳ theo người chăn nuôi, thường là từ 10-14 ngày

1.2.3. Điều chỉnh hệ số chiếu sáng của chuồng nuôi

Cường độ chiếu sáng trong 2 tuần tuổi dầu cao 4W/m2 nền mới đủ sáng cho gà con nhìn rõ thức ăn và nước uống (vì trong 2 tuần đầu mắt gà con cịn yếu) sau đó giảm dần theo độ tăng của tuổi.

Gà sau 5 tuần tuổi chỉ thắp đèn cơng suất nhỏ, hoặc có nút điều chỉnh cường độ điện đảm bảo chế độ ánh sáng trong khoảng 0,2 - 0,5W/m2 là phù hợp với gà.

Sáng quá gà bị stress ánh sáng gà chạy nhảy nhiều làm giảm mức tăng khối lượng. Có thể chiếu sáng ngắt quãng 30 phút/ngày vào lúc gà ăn no.

Bảng 6.3: Chế độ chiếu sáng chuồng nuôi

Tuần tuổi Thời gian chiếu sáng/ngày Cường độ chiếu sáng W/m2 nền 1 24 4 2 23 4 3 23 3,5 4 22 2 5 22 2

85

1.2.4. Điều chỉnh chế độ khơng khí chuồng ni

Gà thịt tăng khối lượng nhanh, ăn nhiều, trao đổi chất cao, cần nhiều khơng khí kèm theo thở thải nhiều thán khí CO2 ra ngồi cịn có NH3, H2S, CH4, CO, bốc ra từ phân các chất độn chuồng. Vì vậy, phải có hệ thống quạt khơng khí như quạt trần, quạt ngang ... trong chuồng.

Bảng 6.4: Chế độ khơng khí chuồng ni

Tuần tuổi Lượng khí lưu thơng m3 giờ/1kg KLS

Mùa đông Mùa xuân, thu Mùa hè

1-2 1,1 2,4 14

3-5 1,1 1,7 9,1

6-8 1,4 4,6 6,6

Sau 8 tuần tuổi 1,3 4,3 6,3

Nồng độ khí độc cho phép trong chuồng ni. Trong một ngày đêm gà thịt trung bình thải ra 38 lít khí CO2 /1kg KLS của gà, sau 10 ngày tuổi là 58 lít.

Thơng thường lượng khí CO2 tối đa khơng q 0,1% trong khơng khí chuồng gà. Lượng NH3 không quá 0,01%. Lượng H4S không quá 0,01%.

1.2.4. Điều chỉnh độ ẩm khơng khí chuồng ni

Độ ẩm khơng khí chuồng ni tương đối đảm bảo 60-79% trong tuần đầu, sau đó giảm cịn 55-70%, bình qn 65%.

1.2.5. Mật độ nuôi

- Trong 0-3 hoặc 4 tuần đầu, gà được úm trong quây, mật độ tối đa 100 con/m2 nền có quây. Sau 4 hoặc 5 tuần tuổi bỏ quây, đảm bảo mật độ như sau:

Bảng 6.5: Mật độ máng ăn, máng uống Tuần tuổi Máng ăn Máng uống Thủ công Tự động Thủ công Tự động 0-3 (4) 100 gà/khay 50 gà/máng trịn 100 gà/máng 4 lít (galon) 100 gà/máng trịn hay 20 gà/núm

86 4 (5) - kết thúc 16-18 cm/1 gà (máng dài) hay 30- 35 gà/máng tròn 15cm/1 gà (băng tải thức ăn) 2,5 – 2,8 cm/1 gà 50 gà/1 máng hay 10 gà/núm 1.2.6. Cho ăn

Nuôi gà thịt cao sản việc thúc sao cho gà ăn được nhiều nhất lượng thức ăn mà nó có thể để đạt tốc độ tăng trọng cao như khả năng di truyền sẵn có và có thể xuất chuồng trong thời gian ngắn nhất.

Cần cho gà ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn ln được mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm ăn của gà. Mơi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng đề tận dụng cám cũ; Để gà ăn ngon miệng thì thức ăn phải đảm bảo tiêu hóa tốt.

Khi nhiệt độ môi trường cao trên 320C, cần tránh dư thừa lượng protein trong thức ăn cho gà thịt vì sẽ làm gia tăng sự sinh nhiệt, bên cạnh đó cần chú ý bổ sung

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)