Đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và đảm bảo quốc phòng, an ninh cấp thành phố (cấp tỉnh)

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 40 - 42)

an ninh cấp thành phố (cấp tỉnh)

Đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia:

Hai khái niệm quốc phòng và an ninh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì QP, AN là hai mặt của sự nghiệp bảo vệ đất nước.

Quốc phịng là cơng cuộc giữ nước của một quốc gia gồm tổng thể các hoạt động đối nội, đối ngoại về kinh tế, chính trị, văn hố, khoa học… của Nhà nước để phịng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh tồn diện, trong đó sức mạnh qn sự là nịng cốt để giữ vững hồ bình, đẩy lùi và ngăn chặn các hoạt động chống đối của kẻ thù, sẵn sàng đánh lại kẻ thù xâm lược dưới bất cứ hình thức và quy mô nào.

An ninh được định nghĩa trong từ điển quân sự Việt Nam là trạng thái ổn định, an tồn, khơng có dấu hiệu nguy hiểm đe doạ sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của từng lĩnh vực trong hoạt động xã hội hoặc của an toàn xã hội. Bản chất của an ninh được thể hiện ở hai yếu tố: an toàn (về mặt vật chất) và yên tâm (về mặt tinh thần). Thêm nữa, có thể hiểu an ninh bao hàm hai yếu tố, an tồn và khơng bị đe doạ. Cũng từ đó, an ninh quốc gia có thể hiểu là trạng thái của một quốc gia không bị đe doạ bởi chủ thể quốc gia hoặc phi quốc gia khác gây tại hoạ cho mình. An ninh quốc gia của Việt Nam là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bao hàm cả vấn đề an tồn cho cộng đồng dân cư nói chung, cho mỗi cá nhân nói riêng. An ninh quốc gia bao gồm cả các nội dung của an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Trong đó, an ninh truyền thống chủ yếu nhấn mạnh về đe doạ quân sự và bảo vệ quốc phòng. An ninh truyền thống lấy nhà nước, lãnh thổ quốc

gia làm trung tâm của các mối quan tâm về an ninh. An ninh truyền thống nhấn mạnh sự đe dọa an ninh từ các quốc gia khác, là quan hệ an ninh giữa các nhà nước mà ít quan tâm tới những mối đe dọa an ninh trong biên giới quốc gia. Các mối đe dọa an ninh truyền thống xuất phát từ bốn nguồn gốc là mối đe dọa đến từ bản thân các quốc gia; mối đe dọa từ các quốc gia khác; mối đe dọa đến từ các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và mối đe dọa đến từ các nhóm, tổ chức và các cá nhân tội phạm. Đặc biệt, an ninh truyền thống sử dụng các sức mạnh vũ trang, quân sự, chiến tranh để giải quyết.

Còn an ninh phi truyền thống bàn về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội, trong chiến lược quốc phòng, an ninh của nhiều quốc gia cũng như trong hợp tác an ninh của nhiều khu vực và thế giới. Thơng thường nó bao gồm an ninh kinh tế, an ninh tài chính - tiền tệ, an ninh tài nguyên thiên nhiên, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh môi trường, an ninh tin học, an ninh sức khỏe... An ninh phi truyền thống lấy con người là đối tượng trung tâm, nó nhấn mạnh tới việc bảo đảm cho mỗi người dân và các cá nhân trong cộng đồng có được an sinh và phát triển năng lực căn bản của mình. An ninh phi truyền thống chủ yếu sử dụng các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm sự ổn định bên trong, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển con người và thực hiện an sinh xã hội.

Trong thế kỷ 20, khái niệm "an ninh" thường gắn liền với bối cảnh các cuộc xung đột vũ trang. Sau Chiến tranh lạnh, xu thế tồn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, thế giới bước vào giai đoạn mà trong đó xu thế hợp tác và phát triển kinh tế là chủ yếu, điều này mang đến sự phồn thịnh cho nhiều quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, quá trình hợp tác, hội nhập quốc tế này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, đe dọa đến an ninh, chủ quyền của các quốc gia dân tộc và cuộc sống của chính con người. Vì vậy ngày nay, an ninh không chỉ xoay quanh các vấn đề về vũ trang nữa mà đã mở rộng ra ở nhiều lĩnh vực, trong đó an ninh phi truyền thống ngày càng được chú trọng nhiều hơn, đặc biệt là an ninh trong lĩnh vực kinh tế, chính trị. Do đó, đảm bảo quốc phịng, an ninh quốc gia trên biển không chỉ là việc đảm bảo về mặt trật tự, an ninh thông qua các hoạt động vũ trang trên biển mà còn là việc đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững, ổn định về chính trị - xã hội, bảo vệ mơi trường... ở ven biển, trong đó đảm bảo ổn định về chính trị và phát triển kinh tế bền vững đóng vai trị then chốt.

Như vậy, có thể thấy, quốc phịng mạnh là điều kiện tốt nhất để giữ vững an ninh bên trong, ngược lại an ninh tốt là điều kiện để ổn định chính trị, xã hội, củng cố quốc

phịng. Từ đó có thể khái qt: Đảm bảo QP, AN quốc gia là phòng ngừa, phát hiện,

ngăn chặn và đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại QP, AN quốc gia. Trong đó, hoạt động xâm phạm QP, AN quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, an ninh, quốc phịng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đảm bảo QP, AN quốc gia là sự nghiệp của tồn dân. Các cơ quan, tổ chức, cơng dân đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đảm bảo sự ổn định, an toàn QP, AN quốc gia theo quy định của pháp luật.

Đảm bảo QP, AN cấp thành phố (cấp tỉnh):

Đảm bảo QP, AN ở cấp tỉnh, thành phố đóng vai trị then chốt cho cơng cuộc bảo vệ QP, AN của quốc gia nói chung. Về cơ bản, đảm bảo QP, AN cấp tỉnh, thành phố là việc duy trì ổn định, phát triển bền vững của tỉnh, thành phố đó. Nhiệm vụ phịng ngừa, ngăn chặn những hoạt động chống phá chính quyền cấp tỉnh, thành phố cũng như ngăn chặn, kiểm soát, triệt tiêu những hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền quốc gia ở tỉnh, thành phố đó. Đồng thời, đảm bảo giữ vững ổn định trên mọi mặt của đời sống đặc biệt là đảm bảo ổn định về kinh tế để phát triển.

Đảm bảo QP, AN ở cấp tỉnh, thành phố là một nhiệm vụ trọng yếu đặt ra cho các chính quyền địa phương trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này thì đảm bảo QP, AN ở thành phố Đà Nẵng là việc duy trì được một mơi trường ổn định, an tồn trên các vùng biển của thành phố Đà Nẵng; ngăn ngừa và triệt tiêu được các hoạt động chống phá chính quyền thành phố hay các hoạt động xâm phạm tới chủ quyền quốc gia trên biển thuộc địa phận của thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là những hành vi xâm hại chủ quyển trên các vùng biển, ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đồng thời đảm bảo một mơi trường hồ bình, ổn định để phát triển bền vững nền kinh tế biển của thành phố.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w