Mức độ đảm bảo quốc phòng, an ninh của thành phố, của vùng và trong các phân ngành kinh tế biển

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 53 - 55)

trong các phân ngành kinh tế biển

Tiêu chí đầu tiên để đánh giá kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN cấp tỉnh/thành phố là mức độ đảm bảo QP, AN của thành phố, của vùng và trong các phân ngành kinh tế biển. Sở dĩ như vậy vì sự ổn định về chính trị, kinh tế xã hội sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các phân ngành kinh tế biển phát triển. Tiêu chí này được đánh giá thường xuyên, định kỳ theo các mốc thời gian thông (tháng, quý, năm...) qua số lượng, mức độ và tính chất của các sự vụ liên quan đến đảm bảo QP, AN. Thực tế, khi đo lường số lượng các sự kiện liên quan đến đảm bảo QP, AN

theo số liệu thống kê hàng năm để so sánh, đánh giá là tiêu chí dễ thực hiện.Ví dụ,các cơ quan chuyên trách về QP, AN hàng tháng, quý, năm đều phải có báo cáo cụ thể về số lượng, tính chất và mức độ của từng sự kiện diễn ra. Tổng kết năm so sánh với các năm trước và so sánh với một số địa phương điển hình để chỉ ra kết quả và hạn chế và nguyên nhân. Tuy nhiên, để đo lường được mức độ và tính chất của các sự kiện liên quan đến đảm bảo QP, AN là vấn đề khó và phức tạp. Vấn đề đặt ra đối với từng sự kiện khác nhau liên quan đến vấn đề đảm bảo QP, AN cần phải dựa vào quan điểm và cách tiếp cận để đánh giá.Ví dụ, có những sự kiện liên quan đến vấn đề quốc phòng tầm quốc gia, khu vực liên quan đến tranh chấp trên biển Đơng. Hoặc có những sự kịên liên quan đến ngư dân trong khai thác hải sản vi phạm lánh hải hay sử dụng phương tiện, cách thức đánh bắt không được phép. Hoặc những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, vệ sinh an toàn trong hoạt động du lịch... trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển các phân ngành kinh tế biển. Những tiêu chí này mặc dù khó định lượng, nhưng qua thực tiễn và kinh nghiệm phải được thể hiện qua hệ thống văn bản quy định và phải được luật hóa để làm cơ sở đánh giá. Khi đã có những quy định rõ ràng thì mới tạo căn cứ cho hoạt động phát triển kinh tế mà không ảnh hưởng xấu tới QP, AN và ngược lại. Từ căn cứ pháp lý để xây dựng các quy chế, kế hoạch phối hợp các lực lượng liên quan với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia. Đồng thời tránh được những sự chồng chéo, phức tạp trong q trình thực thi các chính sách phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QP, AN cũng như nâng cao nhận thức cho những lực lượng liên quan như ngư dân, doanh nghiệp khai thác chế biến thuỷ hải sản, doanh nghiệp vận tải biển… về phạm vi được hoạt động và khơng được hoạt động, khai thác. Mức độ hồn thiện của các văn bản quy phạm pháp luật này sẽ phụ thuộc vào việc xây dựng, bổ sung, ban hành và hồn thiện của các cơ quan nhà nước có liên quan cũng như các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đặt ra. Bên cạnh đó, nó cịn phụ thuộc vào những cơ sở thực tiễn và yêu cầu đặt ra trong bối cảnh mới của các ngành kinh tế biển cũng như những cơ sở thực tiễn, bối cảnh của QP, AN quốc gia, khu vực và quốc tế. Ngồi ra, cịn phải xét đến trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn của đội ngũ thực hiện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật này. Họ phải vừa đảm bảo có chun mơn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật vững, vừa phải có kinh nghiệm thực tiễn sát sao, phù hợp.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w