thực hiện tốt mối quan hệ với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh
Thành phố Đà Nẵng với lợi thế bờ biển dài và ngư trường rộng lớn để phát triển các ngành đánh bắt thủy, hải sản và công nghiệp chế biến thủy, hải sản. Để phát huy thế mạnh này chủ trương của thành phố là phải đảm bảo tốt việc lồng ghép nhiệm vụ khai thác, nuôi trồng và chế biển hải sản với nhiệm vụ đảm bảo QP, AN một cách thường xuyên, liên tục. Kết quả cụ thể là:
Dịch vụ hậu cần nghề cá: Sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại các
khâu trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá không những đảm bảo cho ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển hải sản phát triển ổn định, mà quan trọng hơn giảm thiểu được rủi ro, nguy cơ mất an ninh, an tồn với nghề có tỷ lệ rủi ro cao và ln phụ thuộc vào thời tiết. Thành phố có 17 phường có hoạt động nghề cá, rải rác ở 5 quận với gần 20.000 hộ dân làm nghề và gần 60.000 nhân khẩu. Kết cấu hạ tầng dịch vụ nghề cá ở Đà Nẵng được tổ chức theo hướng đảm bảo QP, AN không chỉ phục vụ cho riêng thành phố mà còn cho cả các tỉnh khu vực miền Trung hoạt động an toàn, ổn định: Bao gồm hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh bão, khu công nghiệp dịch vụ hậu cần và các chợ đầu mối thuỷ sản. Trong đó, khu cơng nghiệp
dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang có quy mơ lớn nhất với diện tích 57,9ha, có 12 doanh nghiệp hoạt động, có âu thuyền trú bão với quy mơ 64ha có sức chứa khoảng 1.500 tàu, có 9 cơ sở đóng sửa tàu thuyền, mỗi năm đóng mới 20 - 30 tàu cá, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ 800 - 1.200 tàu, đáp ứng nhu cầu đóng, sửa tàu cá trên địa bàn thành phố. Ngồi ra cịn có các cơ sở sản xuất nước đá, cung cấp dầu, nước ngọt, lương thực thực phẩm, ngư lưới cụ... cho nghề cá tương đối tốt, đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu phát triển nghề cá của thành phố Đà Nẵng.
Khai thác hải sản: Khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng phát triển mạnh
chủ yếu ở các quận Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn. Năm 2018, tổng sản lượng khai thác của các đội tàu cá Đà Nẵng đạt 37.532 tấn, tăng 32 tấn so với kế hoạch năm 2017 và tăng 918 tấn so với tổng sản lượng năm 2017. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đà Nẵng, đến tháng 12/2018, thành phố có 1.254 tàu cá, trong đó 540 tàu cơng suất 400CV trở lên, 661 tàu cơng suất 90CV trở lên, cịn lại dưới 90CV. So với năm 2010, số lượng phương tiện giảm rõ rệt, giảm 447 tàu từ 20CV đến dưới 90CV, đặc biệt có những con tàu có cơng suất trên 1.300CV với đa chức năng là vừa khai thác vừa làm hậu cần. Sự chuyển hướng phát triển đội tàu có cơng suất lớn giúp cho không chỉ tăng sản lượng đánh bắt hải sản mà trong đó quan trọng hơn khi sử dụng cơng nghệ, thiết bị hiện đại tạo điều kiện kết nối thông tin giữa các lực lượng đảm bảo an ninh, an toàn trên biển.
Bảng 3.9: Cơ cấu tàu thuyền khai thác của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 I. Theo số lượng Tổng số Chiếc 2207 2365 2385 2412 2418 Công suất CV Loại từ 90 - < 149 CV Chiếc 1367 1399 1431 1.329 1.333 Loại từ 150 - <249 CV Chiếc 356 387 400 463 490 Loại từ 250- < 399 CV Chiếc 162 183 133 135 172 Loại từ > 400 CV Chiếc 322 396 421 485 523
II. Theo địa bàn 2207 2365 2385 2412 2418
Quận Thanh Khê Chiếc 247 251 252 252 255
Quận Liên Chiểu Chiếc 64 64 65 67 67
Quận Sơn Trà Chiếc 1713 2092 1880 1901 1902
Quận Hải Châu Chiếc 166 167 165 169 171
Quận Ngũ Hành Sơn Chiếc 17 21 23 23 23
Quá trình khai thác được tổ chức theo mơ hình tổ, đội, có sự liên kết, hỗ trợ nhau giải quyết kịp thời các tình huống, sự cố diễn ra trên biển, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển. Đến hết năm 2018, thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ thành lập 89 tổ khai thác hải sản, 572 tàu cá; trong đó có 46 tổ khai thác vùng khơi, với 199 tàu xa bờ, 19 tổ khai thác vùng lộng có 112 tàu và 24 tổ khai thác vùng bờ có 261 tàu. Đây là mơ hình có hiệu quả KT-XH cao, được ngư dân đồng tình hưởng ứng.
Đơn vị: Tấn 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Biểu đồ 3.4: Sản lượng khai thác thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2018
Nguồn: Chi Cục thuỷ sản Đà Nẵng [12].
Sản lượng khai thác thuỷ sản 5 năm (2013-2018) đạt 550.000 tấn, bình quân 42.892 tấn/năm, sản lượng ni trồng 5.580 tấn, bình qn đạt 1.116 tấn/năm. Giá trị kinh tế tổng sản lượng khai thác tăng theo từng năm, năm 2011 bình qn 1 tấn sản phẩm có giá là 20.662.000đ; đến năm 2015 đã tăng lên 36.432.000đ/tấn, tăng 76,32%, bình quân giá trị sản phẩm khai thác tăng từ 4 - 5%. Năm 2018, tổng sản lượng thuỷ sản tồn thành phố ước đạt 102,85 tấn, trong đó sản lượng ni trồng lớn hơn sản lượng thuỷ sản khác hơn 16 tấn. Cá vẫn là mặt hàng thuỷ sản có sản lượng cao nhất (bảng 3.10). Sản lượng khai thác cá chọn (chủ yếu là cá ngừ, dũa, chuồn, cờ, nục) chiếm tỷ trọng cao, từ 66% - 75% và có xu hướng tăng dần qua các năm; cơ cấu nghề khai thác tại thành phố Đà Nẵng có sự chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực, giảm mạnh các nghề khai thác cấm, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (lưới kéo đôi, kéo đơn), nghề khai thác có tính rủi ro cao (câu mực), chuyển đổi sang các nghề khai thác có hiệu quả kinh tế, như chụp mực, rê 3 lớp, câu cá, lồng bẫy; khai thác vùng lộng và vùng khơi (lưới vây, lưới cản, rê hỗn hợp, lưới chuồn), tăng thu nhập cho người lao động.
Nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng phát triển
nhưng ở quy mơ nhỏ và có xu hướng thu hẹp dần do q trình đơ thị hố. Tổng diện tích ni trồng thuỷ, hải sản của thành phố năm 2015 là 472 ha (trong đó ni nước ngọt 305ha, nuôi bán thâm canh là 167ha). Sản lượng ni trồng năm 2015 đạt được 849,3 tấn, trong đó sản lượng cá nước ngọt đạt 615 tấn. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn cũng khá thuận lợi do làm tốt cơng tác đảm bảo an ninh, an tồn trong tồn bộ các khâu của quy trình, dịch bệnh ni trồng thuỷ sản không xảy ra. Trong năm 2018, tổng số cơ sở nuôi trồng thuỷ sản là 523 cơ sở, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2017; số cơ sở nuôi thâm canh là 265 cơ sở; số cơ sở nuôi bán thâm canh là 258 cơ sở. Số cơ sở ni trồng thuỷ sản hiện có trên địa bàn giảm so với cùng kỳ năm 2017 cả về số lượng cơ sở lẫn phương thức nuôi cơ sở. Phương thức nuôi là chỉ nuôi thâm canh và nuôi bán thâm canh. Tổng diện tích tích ni trồng năm 2018 là 478,8 ha, trong đó: diện tích ni nước lợ là 35 ha, diện tích ni nước ngọt ước đạt 440,8 ha. Diện tích nước lợ: chủ yếu tôm thẻ chân trắng và tơm giống. Diện tích nước ngọt: chủ yếu ni các loại cá như: cá trắm, cá rô phi, cá diêu hồng, cá trê lai…
Chế biến thuỷ sản: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 23 cơ sở chế biến
thuỷ sản. Tổng năng lực cấp đơng là 30.000 tấn/năm, có 6 kho mát với tổng dung lượng 250 tấn, 48 kho lạnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hằng năm đạt trên 150 triệu USD, năm 2015 đạt 190 triệu USD, năm 2018 đạt 220 triệu USD, phấn đấu đến năm 2020 đạt 320 triệu USD.
Bảng 3.10: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2018
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Gía trị sản xuất cơng nghiệp chế biển 4413 4990 5432 5991 6378 thuỷ sản (tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn (%) 15 24,9 40,7 27 Tốc độ tăng trưởng trung bình (%) 17,18%
Gía trị sản xuất cơng nghiệp chế biến 4797 5010 5777 6291 6643 thuỷ sản (tỷ đồng)
Nguồn: Sở Công thương thành phố Đà Nẵng [39].
Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến thuỷ sản năm 2014 đạt 4.413 tỷ đồng. Đến năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp chế biển thuỷ sản đạt 6378 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 14,5% so với năm 2014. Như vậy, công nghiệp chế biến thuỷ hải sản
của thành phố có sự tăng trưởng đáng kể, phần nào thể hiện tính an tồn, ổn định của thị trường cơng nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Điều này có được là nhờ sự ổn định về an ninh, quốc phòng trên các vùng biển của thành phố Đà Nẵng.