Bài học từ kinh nghiệm tỉnh (thành phố) trong nước

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 78 - 80)

Thứ nhất, bài học về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển vững mạnh. Giống như thành phố Hải Phịng, Đà Nẵng ln luôn cần phải nâng cao, nâng

cấp và xây dựng hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển vì đây là nơi giao thương, bn bán tấp nập cũng như vận tải thường xuyên không chỉ của riêng địa bàn thành phố mà còn liên quan tới nhiều nước trong khu vực và quốc tế. Đó là cơ hội để Đà Nẵng phát triển, vươn xa ra bên ngồi, đồng thời cũng góp phần củng cố cho hệ thống QP, AN trên biển vùng Trung bộ.

Thứ hai, bài học về tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức và huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần, tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ QP, AN. Đà Nẵng có thể học tập từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong công tác tuyên

truyền, vận động mọi người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ QP, AN hay chủ quyền đất nước trên biển. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp kinh tế biển, người dân cũng như các lực lượng chuyên trách đóng góp sức lực và vật chất cho công tác đảm bảo QP, AN, sao cho mỗi bước tăng trưởng, phát triển KT-XH của thành phố cũng là một bước tăng cường tiềm lực QP, AN.

Thứ ba, bài học về đầu tư cho khoa học cơng nghệ, nhằm phịng ngừa ngăn chặn các nguy cơ gây mất an toàn, an ninh cũng như hướng đến việc khai thác không gây tổn hại tới môi trường biển. Khoa học - công nghệ nghiên cứu các vấn đề

về biển, khai thác biển và phát triển kinh tế biển giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đây là xu hướng đầu tư chung của mọi quốc gia trên thế giới. Khoa học - cơng nghệ đem lại lợi ích to lớn khơng chỉ cho phát triển kinh tế mà còn cho các hoạt động về phòng ngừa rủi ro, phát hiện sớm để ngăn chặn xâm lấn, ngăn chặn các nguy cơ hay mối đe dọa tới QP, AN trên biển, đảo. Do đó, Đà Nẵng cần phải đầu tư cho khoa học - cơng nghệ một cách thích đáng.

Thứ tư, bài học về xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các tầng lớp dân cư vùng biển, đảo với các lực lượng vũ trang, lực lượng chuyên trách về QP, AN trên biển. Đà

Nẵng nên học tập tỉnh Bình Định trong cơng tác xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa ngư dân với BĐBP, cảnh sát biển cũng như các cơ quan, tổ chức Nhà nước về bảo vệ QP, AN. Đây chính là thế trận lịng dân vững chắc để đối phó lại mọi nguy cơ xâm hại, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ, đoàn kết để phát triển KT-XH.

Thứ năm, bài học về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN. Đây là bài

học tuy không mới và gần như không bao giờ bị bỏ sót trong bất cứ yêu cầu phát triển kinh tế nào, bởi vì con người là trung tâm của vũ trụ, là khởi nguồn của vạn vật, phát triển hay không, ổn định QP, AN hay không rốt cuộc đều dựa trên yếu tố căn bản là con người. Tuy nhiên khơng vì vậy mà xem nhẹ việc đào tạo chất lượng và số lượng nhân lực. Đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác phát triển kinh tế gắn với đảm bảo QP, AN cần có nội dung phù hợp, sát sao thực tiễn và phải được đầu tư thích đáng.

Chương 3

THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢOQUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w