Nẵng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh
Những điều kiện tự nhiên cùng với những điều kiện KT-XH có tác động rất lớn tới mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo QP, AN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo cả hai hướng thuận lợi và khó khăn. Cụ thể:
Về mặt thuận lợi:
+ Thuận lợi từ điều kiện tự nhiên: Đà Nẵng là thành phố biển, là đô thị loại I,
là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí chiến lược trên trục giao thông Bắc Nam và là điểm cuối của hành lang kinh tế Đơng Tây, có thể kết nối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới bằng các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng khơng. Vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi của thành phố tiếp cận dưới góc độ vùng và ngành cho thấy Đà Nẵng đượcc nổi lên với vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam như: Là trung tâm KT-XH của miền Trung, có vị trí qn sự chiến lược, mặt tiếp giáp với biển Đơng, gần Trung Quốc đang có những tranh chấp, xung đột lợi ích biển... Đồng thời cho phép Đà Nẵng khai thác nguồn nguyên vật liệu phong phú từ các nơi trong vùng kể cả nước bạn Lào... phục vụ sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi, giảm giá thành sản phẩm. Đặc biệt lợi thế biển là điều kiện thuận lợi để Đà Nẵng phát triển các ngành công nghiệp gắn với biển (du lịch biển, khai thác và chế biến hải sản, cảng biển, đóng tàu…) và những lĩnh vực sản xuất sản phẩm hướng vào xuất khẩu.
+ Thuận lợi từ điều kiện KTXH:
Thứ nhất, Đà Nẵng có nguồn lao động trẻ và dồi dào với tỷ lệ lao động qua
đào tạo khá cao, có hệ thống các trường đại học, cao đẳng quy mô lớn của miền Trung với đa dạng ngành nghề đào tạo, có nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học - cơng nghệ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của nhiều ngành, đặc biệt là các ngành liên quan tới kinh tế biển như du lịch, hàng hải.
Thứ hai, môi trường sống tại Đà Nẵng tương đối an bình, văn minh, hệ thống
các dịch vụ xã hội tương đối phát triển là một trong các điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển kinh tế thành phố nói chung và ngành kinh tế biển nói riêng.
Thứ ba, thành phố có hệ thống kết cấu hạ tầng khá hiện đại, tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác tuyên truyền cho người dân về vai trị, lợi ích của phát triển kinh tế biển cũng như bảo vệ biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh, quốc phịng của khơng chỉ thành phố Đà Nẵng mà của vùng và cả nước nói chung trên biển.
Về mặt khó khăn:
+ Khó khăn từ điều kiện tự nhiên: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu, thời tiết
khắc nghiệt và là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu (bão, lũ, nắng nóng, hạn hán...). Điều này ảnh hưởng nhất định đến quyết định của các nhà đầu tư khi đến Đà Nẵng. Thiếu nguồn đầu tư thì phát triển các nguồn
lực cho thành phố sẽ gặp nhiều khó khăn. Kinh tế gặp khó khăn thì sẽ khơng có nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho đảm bảo an ninh, quốc phịng.
+ Khó khăn từ điều kiện KTXH: Đà Nẵng đang phải đối mặt với sự suy giảm
các nguồn lợi thuỷ hải sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; khai thác tài nguyên và môi trường biển; về ô nhiễm môi trường… Điều này tác động xấu tới cả phát triển kinh tế biển lẫn đảm bảo ổn định trên biển. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển kỹ thuật, khoa học công nghệ để khai thác, quản lý kinh tế biển là một thách thức lớn cho thành phố. Ngồi ra, thành phố cịn thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn, kỹ thuật cao trong các vấn đề như như năng lượng sóng thuỷ triều, khai thác khống sản dưới lịng nước sâu, hố chất và dược liệu biển... Các nghề mới như khai thác dầu khí, cơng nghiệp đóng tàu, ni trồng hải sản đặc sản, chỉ mới được phát triển bước đầu. Du lịch là là hướng phát triển chính của thành phố trong đó có du lịch biển nhưng phải cạnh tranh với nhiều tỉnh thành khác trong khu vực và các tỉnh có biển. Hơn nữa, các cơng trình kỹ thuật và dịch vụ xây dựng hạ tầng biển còn nhiều bất cập, yếu kém. Cơ sở hạ tầng vùng ven biển, hải đảo Đà Nẵng thiếu thốn và lạc hậu. Sự phát triển kinh tế biển ở nhiều địa phương và một số ngành chủ yếu chạy theo nhu cầu thị trường, chưa thực sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo đảm QP, AN, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển. Không những thế, phát triển kinh tế biển ở một số lĩnh vực chưa thực sự được gắn kết chặt chẽ với QP, AN, hoặc ngược lại, có một số lĩnh vực của QP, AN chưa được gắn kết với phát triển kinh tế, làm cho kinh tế biển Đà Nẵng vốn cịn nhiều hạn chế về khoa học - cơng nghệ, kỹ thuật và năng lực lại bất cập trong công tác bảo vệ, làm hạn chế quá trình phát triển kinh tế biển gắn với QP, AN. Một số quy hoạch, kế hoạch, nhất là việc xây dựng bến cảng; cơ sở công nghiệp biển; các khu dịch vụ trên đảo mở tràn lan, không tuân thủ các nguyên tắc chung, làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ QP, AN trên biển, đảo.
3.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2018