Thực trạng phát triển kinh tế hàng hải gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 106 - 108)

Cảng Đà Nẵng hiện là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại I) của Việt Nam nằm trong nhóm cảng Trung Trung Bộ Việt Nam, song đang được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành một cảng cửa ngõ quốc tế (cảng loại IA) trong tương lai. Với vị trí, vai trị chiến lược khơng chỉ cho Đà Nẵng mà cho miền Trung và cả nước, để ổn định và phát triển tương ứng với tiềm năng và vị thế, những năm qua thành phố đã chỉ đạo kết hợp phát triển kinh tế hàng hải trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN trong tất cả cả các phân ngành cụ thể khi thực hiện nhiệm vụ.

Đối với bến cảng, hiện nay Đà Nẵng có ba khu bến: Tiên Sa - Sơn Trà; Liên Chiểu và Thọ Quang.

Cảng Tiên Sa - Sơn Trà là khu bến chính và là bến cảng tổng hợp có luồng vào dài 8 km, độ sâu -12 m, có khả năng tiếp nhận tàu từ 3 vạn đến 5 vạn DWT (DWT, viết tắt của cụm từ tiếng Anh Deadweight Tonnage, là đơn vị đo năng lực

vận tải an tồn của tàu thủy tính bằng tấn chiều dài. Một ví đơn vị DWT = 1016 kg, ví dụ con tàu được khẳng định là có trọng tải ví dụ 20 nghìn DWT nghĩa là tàu này có khả năng an tồn khi chun chở 20 nghìn tấn trọng lượng tổng cộng của toàn bộ thuỷ thủ đoàn, hành khách, hàng hóa, nhiên liệu, nước trên tàu, khơng xét các yếu tố khác ảnh hưởng đến an tồn của tàu. Cầu tàu 20 nghìn DWT là cầu tàu tại cảng có đủ độ sâu, chiều dài và phương tiện bốc dỡ phù hợp để đón nhận và phục vụ tàu thuỷ 20 nghìn DWT), tàu container tới 4 nghìn TEU (Sức chứa cơngtenơ (của tàu, cảng v. v...) được đo theo TEU (viết tắt của twentyfoot equivalent units trong tiếng Anh, tức "đơn vị tương đương 20 foot"). TEU là đơn vị đo của hàng hóa được cơngtenơ hóa tương đương với một cơngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích) và tàu khách du lịch tới 10 vạn GRT (Dung tích đăng kí tồn phần). Cảng có tổng diện tích bãi là 160.000 m2 và kho chứa hàng là 20.290 m2. Đối với cảng tổng hợp cả hàng hoá và hành khách rất phức tạp, do đó ban quản lý cảng phải kết hợp xây dựng chiến lược thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế với đảm bảo QP, AN có sự tham mưu thường xuyên, trực tiếp của cơ quan phối chuyên trách như BĐBP, công an thành phố, cảnh sát biển... Theo quy hoạch của Chính phủ, khu bến này sẽ được nâng cấp để có thể đón nhận tàu tới 50 vạn DWT vào năm 2020. Sau khi cảng Liên Chiểu hồn thành thì cảng Tiên Sa có khả năng sẽ được chuyển cơng năng sang cảng phục vụ du lịch.

+ Cảng Liên Chiểu hiện nay là khu bến chuyên dùng gắn liền với khu công nghiệp Liên Chiểu, có khả năng tiếp nhận tàu tới 10 nghìn DWT. Nhưng nó sẽ được nâng cấp để trong tương lai thành khu bến tổng hợp và thay khu bến Tiên Sa - Sơn Trà làm khu bến chính, có thể nhận tàu tới 80 nghìn DWT vào năm 2020, có khả năng đạt 46 triệu tấn/năm.

+ Cảng Thọ Quang là khu bến nhằm phục vụ nhu cầu khai thác của khu bến cảng cá Thọ Quang và các cảng của Nhà máy quân sự trong q trình xây dựng, hồn thiện và tiếp nhận tàu trọng tải cho đến tàu 10.000DWT hành thuỷ và nâng cao năng lực chung cho toàn bộ tuyến luồng về công tác dân sự, quân sự tại khu vực này Năm 2017, Cảng Đà Nẵng đạt sản lượng hàng hố thơng qua 8.028.000 tấn, tăng 11% so với 2016, sản lượng container 350.000 Teus, tăng 9,7% so với 2016. Đồng thời, số lượt tàu đặc biệt là tàu container cập Cảng cũng tăng lên qua các năm. Nếu như vào thời điểm năm 2011, chỉ có 9-10 chuyến tàu container ghé Cảng Đà Nẵng hàng tuần thì tới năm 2018, con số này đã tăng lên thành 20-21 chuyến/tuần. Năm 2018, số lượng hãng tàu có tàu container cập Cảng là 18 hãng, tăng 125% so với năm 2011.

Bảng 3.13 cho thấy sản lượng hàng hố thơng qua Cảng Đà Nẵng năm 2018 đã tăng hơn 4,7 triệu tấn so với năm 2011, trong đó tốc độ phát triển container năm 2018 tăng khá cao ở mức 3,2 lần Teus so với năm 2011. Sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu cũng tăng mạnh, đặc biệt lượt hành khách qua Cảng tuy có sụt giảm vào năm 2015 nhưng sau đó tăng trưởng mạnh mẽ gấp 2,62 lần vào năm 2016 và đạt con số đáng kể vào năm 2018 khi tăng gấp 3,85 lần so với năm 2015 và 5,23 lần so với năm 2011. Điều này cho thấy năng suất hoạt động hiệu quả của Cảng Đà Nẵng trong suốt 10 năm qua. Đồng thời chứng minh sự ổn định, an toàn, an ninh, trật tự và thuận lợi khi trung chuyển qua Cảng Đà Nẵng.

Đà Nẵng là một trong năm thành phố lớn của đất nước, có trị trí trung tâm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Ngồi ra, nó là điểm cuối trong hệ thống Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Thái Lan, Lào, Myanma và Việt Nam. Bên cạnh đó, với trí địa lý thuận lợi là tiếp giáp biển, thành phố đã tận dụng phát triển các ngành nghề liên quan tới biển, khai thác tuyến đường biển để vận chuyển hàng hoá nội địa rất hiệu quả. Vận tải đường biển giúp hoạt động giao thương với các tỉnh thành trên cả nước và với các nước trong khu vực và quốc tế của thành phố Đà Nẵng diễn ra thuận lợi, sn sẻ. Tính đến hết năm 2018, thành phố có khoảng 50 cơng ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, trong đó có 22 hãng tàu nước ngồi. Doanh thu thực hiện năm 2016 đạt 593,7 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2015. Lợi nhuận năm 2016 đạt 160 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2015 [15]. Những kết quả này cho thấy sự tin tưởng của bạn bè thế giới đối với hoạt động giao thương ở Cảng Đà Nẵng. Điều này có sự đóng góp cơng sức rất lớn từ các hoạt động bảo vệ an ninh, quốc phòng và chủ quyển quốc gia trên biển của các lực lượng chuyên trách và của mọi thành phần tầng lớp nhân dân của thành phố Đà Nẵng.

3.2.3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành kinh tế hàng hảitrong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w