của các cơ quan có thẩm quyền trong phát triển kinh tế biển
Thành phố Đà Nẵng cần nâng cao hiệu quả của các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý và định hướng sự phát triển kinh tế biển của thành phố. Các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế biển phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Ví dụ như Sở NN&PTNT Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng QLNN về nông nghiệp; lâm nghiệp, diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và phát triển nơng thơn. Vì thế, điều đặc biệt quan trọng là Sở phải có những đề án, biện pháp trong những thời kỳ và tình huống khác nhau để phịng, chống lụt, bão; an tồn nơng sản, lâm sản, thuỷ sản trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường. Chi cục thuỷ sản Đà Nẵng thực hiện chức năng QLNN về thuỷ sản ở thành phố bao gồm: nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ sản và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản trong nội địa và trên biển; Chi cục cần đưa chiến lược, quy hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn các chương trình, dự án về hoạt động thuỷ sản trên địa bàn thành phố phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của thành phố. Vì đánh bắt, ni trồng và chế biến thuỷ hải sản là lĩnh vực kinh tế biển trọng yếu của thành phố nên Chi cục thuỷ sản cần tích cực hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển khi áp dụng các hình thức khai thác thuỷ sản, công bố bổ sung những nội dung quy định của Bộ NN&PTNN về danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác và thời gian cấm khai thác, các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng, chủng loại, kích
cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác cũng như mùa vụ khai thác, khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn cho phù hợp với hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản của thành phố.
Nhìn chung, việc thực hiện quản lý tổng hợp về biển là nội dung mới và hết sức phức tạp do liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước có liên quan đến các lĩnh vực kinh tế biển của thành phố phải gắn quy trình phát triển kinh tế biển với quy trình quy hoạch phát triển đơ thị, quy hoạch phát triển các ngành sản xuất và các loại sản phẩm chủ lực của địa phương. Xây dựng chiến lược kinh tế biển cần thể hiện rõ hướng đầu tư trọng điểm, trung tâm. Các cơ quan có thẩm quyền phải thấy được vai trị của phát triển khoa học - công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao là định hướng chủ yếu cho phát triển tất cả các lĩnh vực kinh tế biển của thành phố, đưa kinh tế biển của thành phố dần dần phát huy được tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình.