Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm cơng nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ.
Trong những năm qua, kinh tế biển Hải Phịng đã đóng góp khoảng 30% vào GDP tồn thành phố, GDP kinh tế biển Hải Phòng cũng chiếm khoảng hơn 30% GDP kinh tế biển - ven biển cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn
tốc độ chung vùng ven biển cả nước. Thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam và hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới, sự nghiệp phát triển kinh tế biển của thành phố Hải Phịng đã ln đảm bảo gắn kết với sự nghiệp bảo vệ QP, AN. Một số kinh nghiệm của thành phố Hải Phịng có nội dung như sau:
Một là, Hải Phòng xây dựng hệ thống cảng biển phát triển cả về số lượng và
chất lượng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển KT-XH cũng như đảm bảo QP, AN của thành phố. Hiện nay, hệ thống cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam với 5 cửa sông lớn đổ ra biển, có chiều dài 42km với hơn 40 cảng và 69 cầu cảng, các chức năng khác nhau... Năm 2018, cụm cảng Lạch Huyện cửa ngõ quốc tế mới loại IA được đưa vào khai thác đã mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng. Khu bến cảng Lạch Huyện được xác định phát triển trở thành khu cảng hiện đại, là cảng duy nhất ở miền Bắc đón được các tàu có trọng tải lên tới 150.000 tấn, đáp ứng vai trò cảng cửa ngõ quốc tế, kết hợp phục vụ mục tiêu trung chuyển quốc tế.
Hai là, các đơn vị vận tải biển, lĩnh vực dịch vụ logistics đã từng bước
chuyển đổi hướng đầu tư phát triển theo hướng trẻ hố, chun mơn hố, hiện đại hố trong cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển, phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và phương thức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh phù hợp với yêu cầu hội nhập của thị trường vận tải biển trong khu vực và quốc tế, giúp cho Hải Phịng có được năng lực phòng ngừa, ngăn chặn những mối đe doạ tiềm ẩn đối với an ninh, ổn định trong giao thông vận tải biển.
Ba là, hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH thành phố nói chung, cơ sở hạ tầng
biển, đảo nói riêng, trong đó trước hết là hạ tầng giao thơng, điện, nước sạch, thơng tin liên lạc, cơng trình hạ tầng thuỷ sản, đặc biệt là các dự án về xây dựng khu hậu cần dịch vụ nghề cá và hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được đầu tư phát triển bằng nhiều nguồn, phát triển khá đồng bộ, từng bước hồn thiện, hiện đại hố, chất lượng cao hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu đẩy mạnh khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, KT-XH ven biển, đảo của thành phố và tạo ra nguồn lực để củng cố QP, AN trên biển của thành phố.
Bốn là, công tác quản lý bảo vệ môi trường biển, tài nguyên thiên nhiên, phát
triển bền vững các hệ sinh thái biển và phòng chống thiên tai đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm và chú trọng đầu tư. Trên địa bàn thành phố có nhiều trung tâm quan trắc môi trường biển phục vụ các nhu cầu tuân thủ luật bảo vệ môi trường của các ngành nghề, hoạt động kinh tế.
Năm là, hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân
lực biển luôn luôn được chú trọng. Nội dung nghiên cứu khoa học, công nghệ được nâng cao, đan xen các nội dung về bảo vệ QP, AN cũng như nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về quyền và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Hải Phòng vẫn đang xứng đáng là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực biển của vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước.
Sáu là, sự nghiệp an ninh - quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo thường
xuyên được củng cố và giữ vững. Công tác chỉ đạo, tun truyền của quốc, góp phần giữ gìn hồ bình, hợp tác hữu nghị và phát triển của nước ta trong khu vực.