Nhóm các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 154 - 160)

Phát triển bền vững kinh tế biển với đảm bảo QP, AN tức là ngoài chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế còn phải giải quyết cho được các vấn đề xã hội bức xúc của "người lao động biển" nói chung và lao động nghề cá nói riêng, cũng như bảo vệ mơi trường, sinh thái và nguồn lợi biển; tạo điều kiện thuận lợi lâu dài cho đảm bảo quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo và vùng ven biển. Việc thực hiện phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN cần phải chú trọng tới lực lượng lao động trên biển. Lực lượng lao động trên biển, đặc biệt là ngư dân trở thành lực lượng chủ yếu trong thế trận biên phịng tồn dân gắn với thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân trên biển, góp phần "dân sự hóa" các hoạt động của Việt Nam trên biển, gắn với bảo vệ an ninh, các quyền và lợi ích của nước ta trên Biển Đông. Tuy nhiên, người lao động trên biển luôn sống và làm việc trong môi trường khắc nghiệt và đầy rủi ro, luôn chịu tác động của thiên tai và nhân

tai, nên Nhà nước và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, trong đó, gần dân nhất là lực lượng Biên phịng phải có trách nhiệm bảo đảm an sinh cho họ trước các rủi ro trên biển.

Để phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phịng, an ninh vùng biển trong tình hình mới, cịn phải tiến hành phân vùng chức năng biển dựa trên hệ sinh thái và quy hoạch không gian biển phục vụ quản lý khai thác, sử dụng biển, đảo bền vững. Trên cơ sở đó, xác định rõ những khu kinh tế - quốc phòng và quốc phòng - kinh tế biển, đảo và vùng ven biển... Ngoài ra, lực lượng BĐBP cần tăng cường hỗ trợ hơn nữa đối với chính quyền huyện đảo, xã đảo trong phát triển bền vững kinh tế biển, bảo đảm an ninh trật tự, việc bố trí dân cư và tổ chức lực lượng bảo vệ "chủ quyền dân sự" đối với các vùng biên giới biển, đảo cần có sự kết hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách, quy định, cơ chế phối hợp về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với bảo đảm QP, AN như: quy định về phát triển kinh tế biển ở các khu vực ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng, các khu vực nhạy cảm về an ninh chính trị; về sự tham gia của đơn vị Quân đội, Công an với các quy hoạch phát triển kinh tế biển, lựa chọn đối tác đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo hướng "lưỡng dụng"; về trách nhiệm của các doanh nghiệp lĩnh vực kinh tế biển, các nhà đầu tư trong chấp hành, thực hiện các quy định về bảo đảm QP, AN; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành liên quan với với Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an trong phát triển kinh tế biển. Từng bước đổi mới cơ chế, chính sách di dân từ đất liền ra sinh sống ổn định, lâu dài tại các đảo và quần đảo xa bờ. Có thể huy động cả vợ, con của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại các đảo để hợp lý hố gia đình, chiến sĩ hải quân sau khi hết hạn nghĩa vụ quân sự tình nguyện ở lại định cư, sinh sống lâu dài tại các đảo.

KẾT LUẬN

Đà Nẵng là thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước. Động lực kinh tế Đà Nẵng đang hướng ra biển. Tuy nhiên, biển là khu vực rất nhạy cảm về chính trị, QP, AN. Do vậy, tăng cường gắn kết giữa phát triển kinh tế biển với bảo đảm QP, AN là hết sức cần thiết. Có như vậy mới có thể đưa Đà Nẵng trở thành thành phố mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh như "Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020" đã xác định, nhất là trong bối cảnh tình hình trên Biển Đơng đang có những diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.

Thơng qua việc tìm hiểu những lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận án xin đưa ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, về mặt lí luận, luận án đã làm rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh

tế biển với đảm bảo quốc phịng, an ninh. Theo đó, phát triển kinh tế biển không chỉ là phát triển các ngành kinh tế có hoạt động trên biển mà cịn bao gồm cả những ngành ở trên bờ nhưng gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp tới biển. Còn đảm bảo quốc phịng, an ninh trên biển khơng chỉ bao hàm nội dung về vũ trang trên biển mà còn bao gồm cả việc giữ vững ổn định cho các ngành kinh tế biển. Tóm lại, phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phịng, an ninh có mối quan hệ biện chứng với nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển ổn định và bền vững, lâu dài.

Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án đã làm rõ những điểm mạnh và yếu trong

phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở bốn ngành kinh tế biển cụ thể là kinh tế du lịch biển; kinh tế khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; kinh tế hàng hải và ngành kinh tế dịch vụ biển. Đối với ngành kinh tế du lịch biển, Đà Nẵng có tiềm năng phát triển ngành du lịch rất lớn. Đà Nẵng trở thành điểm đến tin cậy của nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế, số lượt khách quốc tế và trong nước đến Đà Nẵng ngày càng tăng cao, tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho người dân cũng như đóng góp rất lớn vào GRDP của thành phố. Các vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đã được thành phố chú trọng

qua từng năm. Thành phố cũng đã quan tâm củng cố, xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành kinh tế du lịch. Tuy nhiên, vấn đề thiếu hụt về vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn còn tồn tại. Cơng tác tun truyền về giữ gìn chủ quyền biển đảo chưa thực sự đi vào chiều sâu. Việc phối kết hợp giữa các cơ sở kinh doanh du lịch với người lao động và chính quyền trong đảm bảo quốc phịng, an ninh trên biển cịn chưa chặt chẽ. Cơng tác gìn giữ mơi trường biển chưa thực sự được chú trọng… Đối với ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy hải sản, những năm qua, sản lượng đánh bắt thủy hải sản của thành phố Đà Nẵng đã tăng cao và đóng góp nhiều giá trị kinh tế cho thành phố. Tuy nhiên quản lý nhà nước đối với hoạt động đánh bắt và khai thác thủy hải sản chưa thực sự hiệu quả. Việc môi trường biển bị ô nhiễm và hủy hoại qua hoạt động khai thác, đánh bắt của ngư dân vẫn còn diễn ra. Sự phối kết hợp giữa ngư dân đánh bắt xa bờ với các lực lượng chức năng còn chưa cao. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này cịn vì lợi nhuận mà xem thường việc hủy hoại môi trường cũng như chưa thực sự coi trọng cơng tác giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Công tác cứu hộ, cứu nạn ngư dân trong q trình đánh bắt xa bờ ln được quan tâm nhưng cách thức thực hiện chưa chuyên nghiệp. Sự phối hợp giữa ngư dân với các lực lượng vũ trang trên biển chưa được nhuần nhuyễn. Trong khi đó, ở lĩnh vực kinh tế hàng hải, Đà Nẵng đã xây dựng được uy tín trong khu vực. Giao thương qua cảng Đà Nẵng đã tăng nhanh chóng trong những năm qua. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Đà Nẵng hiện nay là việc xây dựng và củng cố cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật ở các cảng biển của thành phố. Điều này đòi hỏi khơng chỉ vốn lớn mà cịn đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật tiên tiến nhằm nâng cao vị thế cho các cảng biển của thành phố. Đối với ngành dịch vụ biển, mặc dù đã được chú trọng nhưng chất lượng nguồn nhân lực như bộ đội biên phòng, cảnh sát biển chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc tuyền truyền về chủ quyền biển đảo thường xuyên được các lực lượng này tổ chức thực hiện song cịn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, cịn có sự chồng chéo trong việc thực hiện các nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển giữa các lực lượng chức năng. Sự phối hợp giữa lực lượng chức năng với nhau đơi khi cịn bất nhất. Cơ chế quản lý từ trên xuống dưới còn cồng kềnh, chưa gắn với thực tiễn và chưa tạo ra sự đoàn kết chặt chẽ.

Thứ ba, về mặt giải pháp, luận án đề xuất các nhóm giải pháp như:

+ Về mặt cơ chế, chính sách: Cần ban hành các chính sách nhằm đảm bảo an tồn cho các hoạt động kinh tế biển, khuyến khích ngư dân bám biển phát triển kinh tế cũng như khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế biển. Bên cạnh đó, phải tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

+ Về nâng cao nhận thức và phân định chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh: Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức về vai trị, vị trí, u cầu và sự cần thiết về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý phát triển kinh tế biển để công tác quản lý khơng bị chồng chéo. Ngồi ra, cần hoàn thiện quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

+ Về việc giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phịng, an ninh: Cần có sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách khi có vấn đề phát sinh đối với các hoạt động kinh tế biển, sự phối hợp này phải được xây dựng trên cơ sở các cơ chế rõ ràng, gắn với thực tiễn. Bên cạnh đó, nâng cao sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển với chính quyền thành phố và lực lượng chuyên trách khi có vấn đề phát sinh đối với các hoạt động kinh tế biển.

+ Về đẩy mạnh liên kết vùng về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh: Cần đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng và đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố của các vùng khác để tạo ra một mối liên kết gắn bó sâu rộng trên cả nước, góp phần thúc đẩy, hỗ trợ khơng chỉ kinh tế biển Đà Nẵng mà còn cả khu vực miền trung và cả nước, tạo thành một khối đại đồn kết để gìn giữ biển đảo Tổ quốc.

Tóm lại, xây dựng, phát triển kinh tế biển bền vững kết hợp song song với

giữ vững ổn định an ninh quốc phòng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng sẽ khơng phải chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân ta. Mỗi người sẽ đều có vai trị trong việc giữ vững ổn định an ninh,

chính trị và đặc biệt là chủ quyền quốc gia. Để làm được điều đó, khơng gì hơn là khẩu hiệu "Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết; Thành cơng, thành công, đại thành công". Cần phải phối hợp tất cả các lực lượng lại với nhau: Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng Cảnh sát biển, Hải quân, Biên phòng, lực lượng làm kinh tế, thăm dò, khai thác tài nguyên để hoạt động và bảo vệ biển. Kết hợp ngay trong từng cơ sở nuôi trồng, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch, dịch vụ và thương mại; nghiên cứu khoa học biển; kết hợp theo quy hoạch, kế hoạch của thành phố, từng vùng biển, đảo nhằm phát huy thế mạnh của từng nơi, của các lực lượng để nâng cao khả năng quản lý, làm chủ vùng biển, đối phó kịp thời với các tình huống xảy ra, tạo nên sức mạnh tổng hợp của QP, AN trên biển, đảo.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 154 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w