Chất lượng nhân lực ngành kinh tế du lịch biển có bước phát triển khá, đặc biệt có ý thức cao trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn gắn với nhiệm

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 91 - 96)

khá, đặc biệt có ý thức cao trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn gắn với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh

Một trong những giải pháp mà Đảng và Nhà nước đề ra nhằm phát triển kinh tế biển mà vẫn đảm bảo được QP, AN là việc gia tăng sự hiện diện của người dân ở các

vùng biển, ven biển hay ở các đảo. Việc này chỉ có thể làm được khi thành phố ổn định được sinh kế cho người dân, tạo cho họ công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Là lĩnh vực thế mạnh của thành phố Đà Nẵng, ngành KTDLB của thành phố luôn luôn là ngành thu hút nhiều nhân lực nhất, tạo điều kiện rất thuận lợi cho các đề án, chính sách của thành phố cũng như của Đảng và Nhà nước về đưa dân ra biển lập nghiệp.

Theo số liệu khảo sát về lý do người dân di chuyển đến sống ở thành phố Đà Nẵng (Xem bảng 3.3), có tới gần 70% người được hỏi trả lời vì thu nhập và việc làm, tiếp đến mới là các lý do về điều kiện sinh sống và học tập.

Bảng 3.3: Khảo sát về lý do di cư đến Đà Nẵng

Lý do Kết quả khảo sát

Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Thu nhập và việc làm 451 69.38

Điều kiện học tập tốt hơn 105 16.15

Điều kiện y tế tốt hơn 73 11.23

Theo gia đình 8 1.23

Theo bạn bè 7 1.09

Tận hưởng lối sống đô thị 6 0.92

650 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát của nghiên cứu sinh năm 2018.

Trong một cuộc khảo sát khác về ngành nghề nào ở Đà Nẵng thu hút sự quan tâm của người lao động nhập cư nhất (xem Bảng 3.4) thì có tới 42% số người được hỏi chọn ngành du lịch, vì đây là ngành thế mạnh của thành phố Đà Nẵng, giúp người nhập cư dễ kiếm được thu nhập tốt, trong khi đó lại đa dạng về cơng việc giúp người lao động dễ dàng lựa chọn.

Bảng 3.4: Khảo sát các lĩnh vực việc làm được người lao động lựa chọn nhiều nhất ở thành phố Đà Nẵng Ngành nghề Kết quả khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Du lịch 210 42 Tài chính - ngân hàng 68 13.6 Bất động sản 101 20.2 Giáo dục 41 8.2 Y tế và chăm sóc sức khoẻ 50 10 Làm đẹp 30 6 500 100

Theo kết quả điều tra khảo sát nguồn nhân lực du lịch năm 2017, tính đến tháng 12/2017, trên địa bàn thành phố có 36.082 lao động làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch (bảng 3.4). Trong đó, lực lượng lao động tại các cơ sở lưu trú du lịch chiếm tỉ lệ cao nhất với 48,04%, tiếp đến là lực lượng làm việc tại các nhà hàng, cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch với 19,79%. Lực lượng tàu thuyền du lịch chiếm tỉ lệ ít nhất với 0,68%.

Bảng 3.5: Lực lượng lao động trong lĩnh vực kinh tế du lịch biển năm 2017, thành phố Đà Nẵng

TT Đối tượng Số lượng Tỷ lệ

(Lao động)

1 Cơ sở lưu trú du lịch 17.334 48,04%

2 Nhà hàng, cơ sở ăn uống có phục vụ khách du lịch 7.140 19,79% 3 Đơn vị lữ hành (không bao gồm hướng dẫn viên thuộc quản lý 1.405 3,89%

của các đơn vị lữ hành)

4 Khu, điểm du lịch 2.174 6,03%

5 Cơ sở mua sắm có phục vụ khách du lịch 1.402 3,89% 6 Đơn vị vận chuyển du lịch (lái xe, phụ xe) 2.226 6,17%

7 Tàu thuyền du lịch 247 0,68%

Hướng dẫn viên: Dựa vào số lượng hướng dẫn viên quốc tế và

8 nội địa thực tế được Sở Du lịch cấp thẻ (bao gồm hướng dẫn viên 3.223 8,93% tự do và hướng dẫn viên thuộc quản lý của các đơn vị lữ hành)

9 Giảng viên tại các cơ sở đào tạo nghề du lịch 653 1,81%

10 Cơ quan QLNN về du lịch 278 0,77%

Tổng cộng 36.082 36.082

Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng năm 2017 [40].

Trong số các lực lượng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế du lịch thì lực lượng cơ quan QLNN về du lịch có vai trị lớn nhất trong các hoạt động nhằm đảm bảo phát triển kinh tế du lịch kết hợp với đảm bảo QP, AN. Đây là lực lượng có vai trị chỉ đạo, hướng dẫn, tun truyền cho các lực lượng khác về các nghị quyết, chính sách, đề án của thành phố Đà Nẵng về bảo vệ QP, AN trong quá trình phát triển KTDLB.

Về thực trạng chất lượng nhân lực KTDLB: Theo số liệu tập hợp được từ Sở du lịch Đà Nẵng từ năm 2013 tới năm 2017, chất lượng nhân lực ngành KTDLB ngày càng được cải thiện. Theo bảng 3.5, trình độ nhân lực từ sơ cấp tới đại học liên tục tăng trong các năm từ 2013 tới 2017. Ngồi ra, trình độ ngoại ngữ của lực lượng này cũng ngày càng được cải thiện. Số lượng người có khả năng giao tiếp ít nhất 1 trong 3 ngôn

ngữ là Anh, Pháp, Trung đã tăng 1645 người từ năm 2013 với 22.226 người lên đến năm 2017 là 23.871 người. Việc số lượng người lao động có thể nói ngoại ngữ tăng lên khơng chỉ giúp cho công việc kiếm sống của họ được tốt hơn mà ngoại ngữ cũng đóng góp trong cơng tác tun truyền về biển đảo, chủ quyển quốc gia của Việt Nam đối với khách nước ngồi. Trên thực tế có rất nhiều người nước ngồi gọi biển Đông là China sea (biển Trung Hoa) cho nên việc biết ngoại ngữ để truyền đạt lại nội dung về biển Đông cũng như giới thiệu những địa điểm du lịch thuộc chủ quyền của Việt Nam có một ý nghĩa rất lớn cho hoạt động bảo vệ QP, AN và chủ quyền quốc gia.

Định kỳ (03 năm/01 lần) thành phố Đà Nẵng triển khai khảo sát về số lượng và chất lượng nhân lực du lịch để có cơ sở xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn đối với nguồn nhân lực du lịch của thành phố. Năm 2017, Sở du lịch thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH thực hiện điều tra khảo sát nguồn nhân lực du lịch (điều tra gần 600 đơn vị với 10 nhóm đối tượng gồm khách sạn, đơn vị lữ hành, khu điểm du lịch, cơ sở đào tạo về du lịch, cơ quan QLNN, Hiệp hội Du lịch…) để từ đó đề xuất định hướng các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2020. Năm 2018 Sở du lịch thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với Hội khách sạn, câu lạc bộ buồng phòng tổ chức 06 lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ hướng dẫn viên, 10 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đối tượng lái xe và phụ xe cấp 507 giấy chứng nhận; 02 lớp nghiệp vụ cho thuyền viên, nhân viên phục vụ trên tàu du lịch cấp 92 Chứng nhận nghiệp vụ; 03 lớp đào tạo nghiệp vụ buồng với 87 học viên, 03 lớp đào tạo nghiệp vụ lễ tân; 02 lớp đào tạo bổ sung nguồn hướng dẫn viên tiếng Nhật, Hàn với 60 học viên.

Bảng 3.6: Thực trạng chất lượng nhân lực ngành kinh tế du lịch biển thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2017

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Trình độ sơ cấp đến đại học 29830 29852 29861 29893 29912 Trong đó: khả năng giao tiếp 1 trong 3 22226 22343 22749 23653 23871 ngoại ngữ: Anh, Pháp và Trung

Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng [40].

Về thực trạng tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị để nâng cao nhận thức đã trình bày ở trên: Nhân lực thuộc Sở du lịch Đà Nẵng là lực lượng QLNN về du lịch của thành phố đóng vai trị then chốt trong cơng tác tun truyền, chỉ đạo về các nghị quyết, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước và của thành phố về phát triển

KTDLB gắn với bảo đảm QP, AN. Do đó, thực trạng bồi dưỡng lý luận chính trị cho nhân lực ngành KTDLB Đà Nẵng luôn được quan tâm. Tính đến hết năm 2018, đã có 02 đồng chí đã có chứng chỉ Cao cấp lý luận chính trị, 02 đồng chí đạt tiêu chuẩn học lớp Cao cấp lý luận chính trị, 06/17 lãnh đạo cấp phịng, đơn vị đã qua bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị, 02 cán bộ đang tham gia lớp Trung cấp lý luận chính trị.

Bảng 3.7: Kết quả bồi dưỡng lớp lý luận chính trị của Sở du lịch thành phố Đà Nẵng tính đến hết năm 2018

Kết quả bồi dưỡng lớp lý luận chính trị Số lượng/ trên tổng số 17 người

Đã có bằng cao cấp lý luận chính trị 2

Đạt tiêu chuẩn học lớp cao cấp chính trị 2 Đã có bằng trung cấp lý luận chính trị 6 Đang tham gia lớp trung cấp lý luận chính trị 2

Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng [40].

Nhìn chung, đã giải quyết và đạt được tỷ lệ 58% (10/17 người) số người tham gia các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị. Các trường hợp tham gia học lý luận chính trị đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Các cán bộ đã có ý thức tham gia học các lớp lý luận chính trị để đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định và nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức. Nội dung của các lớp lý luận chính trị đều được các đồng chí quán triệt sâu sắc, nhất là những nội dung về bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia (Xem thêm phụ lục I).

Ngoài những nội dung nêu trên, thành phố Đà Nẵng cũng đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực ngành KTDLB gắn với quán triệt ý thức bảo vệ QP, AN thông qua việc thường xuyên phối hợp với Tổng cục Du lịch, các Sở, ngành tại TP Đà Nẵng, CLB Đào tạo viên VTOS, Hội Khách sạn, Hội Lữ hành, Chi hội Hướng dẫn viên, các chuyên gia từ thị trường tiếng Trung, Hàn, Nhật, tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tuyên truyền tư tưởng về bảo vệ biển đảo cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch (đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch, vận chuyển khách du lịch, tàu du lịch, cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch…), hướng dẫn viên… trên địa bàn thành phố. Trong thời gian tới, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tiếp tục triển khai các nội dung tại Kế hoạch 120/KH-SDL ngày 12/4/2018 về nguồn nhân lực du lịch năm 2019, đồng thời xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực du lịch cho giai đoạn 2020-2025 để có cơ sở chủ động triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng điểm đến Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w