biển Khái niệm kinh tế biển:
Nghiên cứu về kinh tế biển có q trình lịch sử lâu dài gắn liền với các quốc gia có biển. Đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau của các nước, các tổ chức quốc tế cũng như các nhà nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế biển. Sở dĩ như vậy vì việc xác định phạm vi và cách tiếp cận của kinh tế biển cịn nhiều khác biệt. Có quan điểm cho rằng kinh tế biển chỉ bao gồm những hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, trong khi một số ý kiến khác lại cho rằng kinh tế biển cịn phải tính đến những hoạt động ở ven biển hoặc liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến biển. Thực chất, các quan điểm đều không bàn luận nhiều về bản thân các ngành nghề thuộc kinh tế biển, mà về các lĩnh vực liên quan và khơng phải diễn ra trên biển, hay nói cách khác là chưa thống nhất được về mặt quan hệ sản xuất của nó. Có thể dẫn liệu những minh chứng tiêu biểu sau đây:
Ở nước ngoài, khái niệm kinh tế biển giữa các quốc gia cũng không giống nhau: Theo Vụ Nghề cá và Đại dương Canada (DFO), thì "Kinh tế biển là những
ngành được thành lập trong khu vực hàng hải và các cộng đồng ven biển liền kề với các khu vực này, hay những ngành mà thu nhập của chúng phụ thuộc vào các khu vực này" [64].
Tại Trung Quốc, sau nhiều tranh luận về phạm vi của kinh tế biển như cho rằng kinh tế biển là các hoạt động về hàng hải (tác giả Yang Jinsen, 1984) [94]; hay là các về du lịch biển, giao thông vận tải biển, làm muối, chăn nuôi thuỷ sản, hoạt đơng thăm dị và khai thác dầu khí, các hoạt động khai thác tài nguyên biển (các học giả Dương Kim Thâm, Lương Hải Tân và Hoàng Minh Lỗ, 1990) [76]; hoặc là các hoạt động kinh tế có liên quan tới biển và tùy thuộc vào mức độ hoạt động của ngành kinh tế ấy (Xu Zhibin, 2003) [89] … thì cuối cùng các tác giả cũng đi tới thống nhất rằng kinh tế biển là những hoạt động kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới biển.
Tại Mỹ, khái niệm kinh tế biển được xem xét dựa trên mức độ đóng góp của kinh tế biển vào nền kinh tế quốc dân. Cục phân tích kinh tế Mỹ cho rằng kinh tế biển là nền kinh tế tận dụng nguồn lực của biển trong quá trình sản xuất hay là quá trình sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng của các nguồn lực biển [69].
Ở Niu-di-lân, trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội thống kê Niu-di-lân (2006), các tác giả đã khẳng định: "kinh tế biển là tổng thể các hoạt động kinh tế sử dụng hoặc diễn ra trong mơi trường biển, hoặc sản xuất các hàng hố và dịch vụ cần thiết cho các hoạt động trên biển" [70].
Ở Việt Nam, khái niệm kinh tế biển cũng chưa có sự thống nhất rõ ràng. Theo Vũ Văn Phái trong bài viết "Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai" [35], coi kinh tế biển của nước ta sau thời kỳ đổi mới bao gồm 6 lĩnh vực là: 1) nghề cá (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến); 2) khai thác khoáng sản; 3) hàng hải (đóng tàu, chuyên chở, xây dựng cảng); 4) du lịch và giải trí biển; 5) dịch vụ biển (sản xuất các thiệt bị, phương tiện làm việc trong biển); 6) an ninh - quốc phòng (quản lý vùng biển).
Đề tài khoa học cấp thành phố Đà Nẵng năm 2002 có tên "Giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế biển thành phố Đà Nẵng" [42], tác giả Huỳnh Văn Thanh cho rằng: Kinh tế biển bao gồm các hoạt động kinh tế trên biển và đất liền, trong đó biển chủ yếu là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế như: khai thác tài nguyên biển, các hoạt động vận tải và du lịch, còn các hoạt động ven bờ khác là các hoạt động trên bờ như chế biển hải sản, đóng tàu… cũng nhờ yếu tố biển hoặc phục vụ cho biển.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế biển được cho là bao gồm những ngành cụ thể như:
1. Kinh tế Hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và ni trồng hải sản);
3. Khai thác dầu khí ngồi khơi; 4. Du lịch biển;
5. Làm muối;
6. Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; 7. Kinh tế đảo.
8. Đóng tầu và sửa chữa tầu biển; 9. Cơng nghiệp cơ khí và chế biến;
11. Cung cấp dịch vụ biển; 12. Thông tin liên lạc biển;
13. Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển;
14. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; 15. Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển.
Như vậy, hầu hết các quan điểm của nước ngoài và Việt Nam đều quy kinh tế biển về hai điểm chính. Một là, chỉ quan niệm kinh tế biển là những hoạt động kinh tế chỉ diễn ra trên biển. Hai là, không chỉ các hoạt động diễn ra trên biển mà còn cả các hoạt động ven biển hoặc trên đất liền nhưng có liên quan tới biển.
Tham khảo có tính kế thừa để bổ sung hồn thiện, từ những quan điểm nước ngoài và Việt Nam, để phù hợp với bối cảnh và yêu cầu thực tiễn của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, khái niệm kinh tế biển trong luận án này xin được trình bày khái quát như sau:
Kinh tế biển là lĩnh vực hoạt động và các quan hệ kinh tế diễn ra trên biển cùng với các hoạt động kinh tế khác tuy không diễn ra trên biển nhưng có liên quan tới hoạt động khai thác biển (bao gồm những hoạt động nhờ vào yếu tố "biển" để phát triển kinh tế và các hoạt động dịch vụ cho phát triển kinh tế biển).
Có thể khái quát kinh tế biển theo sơ đồ 1.1.dưới đây:
Kinh tế biển
“Các hoạt động kinh tế có liên quan trực
tiếp tới biển”
“Các hoạt động kinh tế gián tiếp
liên quan tới biển”
“1.Kinh tế Hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng
biển);” “2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản);”
“3.Khai thác dầu khí ngồi khơi;” “4. Du lịch biển;”
“5.Làm muối;”
“6.Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn;” “7.Kinh tế đảo.”
“8. Đóng và sửa chữa tầu biển (hoạt động kinh tế này cũng có thể xếp vào kinh tế
hàng hải);” “9. Cơng nghiệp cơ khí và chế biến;”
“10.Cơng nghiệp chế biến thủy sản, hải sản;” “11.Cung cấp dịch vụ biển;”
“12. Thông tin liên lạc biển;”
“13.Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển;”
“14. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế
biển;” “15.Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển”
Sơ đồ 1.1: Khái quát kinh tế biển và các lĩnh vực kinh tế biển
-Khái niệm phát triển kinh tế biển:
Phát triển kinh tế biển về cơ bản có nội hàm giống khái niệm phát triển kinh tế ở chỗ các khái niệm này đều phản ánh một quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ hơn về mọi mặt của nền kinh tế và được đo lường bằng các tiêu chí như: xem xét qua mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu KT-XH cũng như đời sống, mức sống của người dân. Phát triển kinh tế là một khái niệm có nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế, thơng thường khi nói đến tăng trưởng kinh tế người ta chỉ xem xét sự gia tăng về tốc độ, quy mơ của nền kinh tế thì phát triển kinh tế là sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội ở mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế bao gồm có tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ (thường xét đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành: sự gia tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp), sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội (xố bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình qn, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội…).
Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển sẽ có thêm những nội dung liên quan tới đặc trưng riêng của các hoạt động kinh tế biển. Thứ nhất, theo nghĩa rộng, phát triển kinh tế biển được hiểu là việc phát triển toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển. Thứ hai, theo nghĩa hẹp, phát triển kinh tế biển là việc phát triển kinh tế dựa trên những tiềm năng lợi thế riêng có do nguồn lực, điều kiện tự nhiên của vùng biển đem lại.
Phát triển kinh tế biển không chỉ là phát triển mạnh các ngành kinh tế biển mà còn phải gắn các ngành này với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo. Muốn vậy cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động này, khuyến khích họ đầu tư cho các ngành kinh tế biển. Trong đó xây dựng kết cấu hạ tầng vững chắc ở các vùng ven biển, đảo. Hình thành các khu kinh tế, khu cơng nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển có vai trị đặc biệt quan trọng. Đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khai thác tài nguyên biển song vẫn đảm bảo những yêu cầu về môi trường. Thu hút người dân ra biển đảo làm ăn sinh sống và định cư lâu dài. Đảm bảo các công tác về cứu hộ, cứu nạn trên biển. Tạo ra một môi trường an toàn, thuận lợi và ổn định trên biển, đảo.
Như vậy: Phát triển kinh tế biển là sự gia tăng toàn diện các phân ngành
kinh tế biển theo chiều hướng tiến bộ, bao gồm: Sự phát triển toàn diện và đồng bộ của các phân ngành kinh tế biển với các mặt của đời sống văn hoá xã hội ở các khu vực ven biển, dựa trên một chiến lược phát triển kinh tế biển và phương thức quản lý kinh tế biển phù hợp và hiệu quả.
Phát triển kinh tế biển là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế tổng thể của một quốc gia. Nó thể hiện tầm nhìn hướng ra biển của quốc gia đó.