Thứ nhất, mơ hình quản lý vĩ mơ của Nhà nước đến nay khá tồn diện về lý thuyết nhưng khó khăn trong hoạt động thực tiễn vì q nhiều cơ quan quản lý gây chồng chéo về nội dung, manh mún về nhiệm vụ
Quản lý nhà nước về biển và hải đảo của nước ta nói chung, của thành phố Đà Nẵng nói riêng phải dựa vào phạm vi quản lý theo khơng gian biển và hải đảo. Vì biển đảo có diện tích cực kỳ rộng lớn và có nhiều khía cảnh nhạy cảm cả về quan hệ đối ngoại, chính trị, kinh tế, xã hội nên đã tạo ra tính phức tạp về thể chế quản lý, nó liên quan đến trách nhiệm của rất nhiều bộ, ngành cũng như lĩnh vực và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.
Hiện nay, QLNN về biển và hải đảo ở Đà Nẵng và tất cả các địa phương khác trên cả nước đều do nhiều cơ quan quản lý với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Song tựu chung lại có các nhóm cơ quan chủ yếu sau:
* Nhóm các cơ quan QLNN tổng hợp về biển và hải đảo:
Ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chức năng QLNN tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan của Bộ Tài ngun và Mơi trường có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (Quyết định số 43/2014/QĐ- TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam). Ở địa phương thành phố Đà Nẵng, Sở Tài nguyên và Môi trường được xác định là cơ quan tham mưu, giúp uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh (Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT- BNV của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ ngày 28/8/2014 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phịng Tài ngun và Mơi trường thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
* Nhóm các cơ quan QLNN đối với các ngành, nghề khai thác biển:
Ngành NN&PTNN thực hiện chức năng QLNN về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, bảo tồn, thuỷ lợi, thuỷ sản, đê điều tại các vùng biển, đảo. Ngành tài nguyên và môi trường thực hiện chức năng QLNN về tài nguyên khoáng sản biển. Ngành cơng thương - QLNN về cơng nghiệp khai thác khống sản biển, trong đó có cơng nghiệp dầu khí. Ngành xây dựng thực hiện chức năng QLNN về khai thác khoáng sản biển làm vật liệu xây dựng. Ngành giao thông vận tải là cơ quan QLNN về hàng hải, hàng không (quản lý các sân bay và các tuyến vận tải hàng không tới các khu vực ven biển và ra các đảo có người), cơng nghiệp đóng tàu. Ngành văn hố, thể thao và du lịch có chức năng QLNN về văn hố và du lịch biển.
* Nhóm các cơ quan QLNN về ngoại giao, QP, AN trên biển:
Bộ Ngoại giao là cơ quan QLNN về ngoại giao và thống nhất quản lý về biên giới quốc gia, khơng phân cấp cho chính quyền địa phương. Liên quan đến biển, đảo hiện nay, các đơn vị tham mưu, giúp việc là Vụ Đông Bắc Á, Vụ Đông Nam Á, Vụ Pháp luật và Điều ước quốc tế, Uỷ ban Biên giới quốc gia (trong đó có Vụ Biển). Cơng tác QLNN về quốc phịng có mối quan hệ đặc biệt mật thiết với bảo vệ chủ quyền quốc gia. Xét về khả năng kiểm soát trên thực tế, các lực lượng của Bộ Quốc phịng ln đóng vai trị nịng cốt trong thực thi pháp luật và phòng thủ trên khu vực biên giới biển và hải đảo. Các đơn vị của Bộ Quốc phịng có nhiệm vụ quan trọng liên quan đến cơng tác QLNN về quốc phịng trên biển, đảo, trong đó có Cục Cảnh sát biển (chuyên trách quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc
chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam),...
Bộ Công an là cơ quan QLNN về an ninh, trật tự, an tồn xã hội; trực tiếp phịng chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội; tổ chức xây dựng lực lượng công an nhân dân nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc trên các vùng biển, đảo.
* Nhóm các cơ quan QLNN khác có chức năng, nhiệm vụ quan trọng liên quan đến quản lý biển, hải đảo:
Ngành Nội vụ chịu trách nhiệm về xây dựng chính quyền các cấp, phân định địa giới, hải giới các đơn vị hành chính vùng biển đảo. Ngành Hải quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và bảo đảm thi hành pháp luật đối với các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá qua đường biển.
Ngồi các nhóm cơ quan chủ yếu trên cịn có các cơ quan khác có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực biển và hải đảo như: tuyên truyền, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng vùng biển đảo… Về lý thuyết, QLNN về biển và hải đảo ở nước ta có tính chất tồn diện và do nhiều cơ quan với chức năng, nhiệm vụ khác nhau thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế, lại không tránh khỏi sự chồng chéo hoặc không thống nhất trong quản lý.
Thứ hai, về tổ chức bộ máy QLNN của thành phố Đà Nẵng về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN chưa sát với tình hình thực tế nảy sinh nhiều bất cập
Thực tiễn đã cho thấy, hiện có nhiều lực lượng hoạt động trên biển Đà Nẵng với các chức năng, nhiệm vụ không thống nhất với nhau, bị trùng lặp, chồng chéo trong khi đó lại khơng có một cơ quan chuyên trách nào có thể đứng ra phân định, chỉ đạo rõ ràng cho UBND thành phố. Chẳng hạn như việc quản lý khai thác thuỷ hải sản hoặc đánh bắt xa bờ của ngư dân thành phố Đà Nẵng sẽ phải đòi hỏi sự thống nhất từ hai cơ quan quản lý là Sở tài nguyên môi trường và Sở NN&PTNT dựa trên các quy định riêng của từng ngành về khai thác, đánh bắt thủy, hải sản. Mặc dù quản lý đa ngành mang lại tính chặt chẽ cao song đơi khi các cơ quan QLNN không thống nhất được với nhau dẫn đến khó khăn cho hoạt động phát triển kinh tế lẫn đảm bảo QP, AN.
Trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Khi có các vụ việc xảy ra trên biển, đặc biệt là những hành vi có tính chất xâm phạm chủ quyền biển đảo,
tranh chấp trên biển cần phải xử lý ngay thì đơi khi các cơ quan chức năng của thành phố còn lúng túng.
Về tổ chức cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, sự cố. Đây là vấn đề xảy ra hàng năm ở Đà Nẵng, tuy nhiên cơng tác cứu hộ cứu nạn và phịng chống thiên tai vẫn cịn rất nhiều hạn chế, trong đó có phần ngun nhân từ cơng tác QLNN.
Thứ ba, về công tác phối hợp giữa các lực lượng trực tiếp thực thi nhiệm vụ đảm bảo QP, AN trên biển còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu
Việc phối hợp với cơ quan Công an, BĐBP, lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển... được được thực hiện trong những năm gần đây thông qua các hội nghị giao kết định kỳ. Tuy nhiên, mới đạt được những kỳ vọng ban đầu, hình thức mà chưa bảo đảm sự bền vững tạo nền tảng cho hoạt động thực tiễn. Thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phối hợp hành động trước, trong và sau các tình huống phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển của các phân ngành trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN chưa được thể hiện đúng với tầm vóc hiện có. Cơ chế lãnh đạo, quản lý về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với bảo đảm QP, AN còn thiếu, vận hành cịn lúng túng, bất cập. Vì vậy, hàng năm cơ rất nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức cho cho cả hệ thống chính trị thành phố và người dân nhưng hiệu ứng đem lại cịn hạn chế, thậm chí nhàm chán.
Thứ tư, nhận thức của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế biển kết hợp với đảm bảo QP, AN còn hạn chế ở nhiều phương diện đã ảnh hưởng đến hoạt động thực tiễn
Các chủ thể là các cấp của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Mặc dù những năm qua dưới nhiều hình thức khác nhau được tiếp cận qua nhiều kênh thông tin cả quốc tế, trong nước và địa phương, nhận thức của các chủ thể được nâng cao về vai trò, vị trí, yêu cầu và sự cần thiết phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, vấn đề lợi ích kinh tế ln được đề cao, lấn át và trực tiếp chi phối suy nghĩ và hành động của các chủ thể... Điều đó đã làm sao nhãng, coi nhẹ, thậm chí cịn lảng tránh trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ đảm bảo QP, AN. Trên thực tế, đến nay số đông các chủ thể vẫn cho
rằng những vấn đề thuộc về QP, AN thuộc về các cấp có thẩm quyền, lực lượng chuyên trách như bộ đội, công an... họ chỉ thụ động hoạt động theo yêu cầu quy định. Thậm chí, nhiệm vụ được giao cũng mang tính kiêm nhiệm, cịn người dân thì thờ ơ. Tất cả nguyên nhân đó đã, đang và sẽ tiếp tục là lực cản nhiệm vụ phát triển kinh tế biển kết hợp với đảm bảo QP, AN của thành phố thời gian tới.
Thứ năm, tính liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển kết hợp với đảm bảo QP, AN còn hạn chế và chưa phát huy lợi thế của thành phố là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung
Ngoài những lợi thế về điều kiện tự nhiên, Đà Nẵng cịn có lợi thế được coi là đầu tầu kinh tế khu vực các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Trên địa bàn thành phố có nhiều các văn phịng đại diện, cơ quan thường trú của Trung ương chỉ đạo những vấn đề về phát triển KT-XH của đất nước, của vùng. Điều này, có tác động trực tiếp, nếu biết tận dụng sẽ có tác dụng tích cực rất lớn đến phát triển KT-XH nói chung cũng như vấn đề đảm bảo QP, AN. Tuy nhiên, khách quan mà xét những năm qua chính quyền thành phố chưa tận dụng được những lợi thế này. Phần vì tập quán, phong cách của người miền Trung muốn khẳng định mình mà khơng phụ thuộc, ràng buộc.
Mặt khác, trong cơ chế hiện nay về cơ bản hệ thống QLNN về phát triển KT- XH của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng mang tính chất khu biệt, tính liên kết rất hạn chế. Đồng thời, sự hợp tác và liên kết giữa kinh tế biển của thành phố với các tỉnh trong vùng và ngoài vùng rất cần thiết nhưng là hoạt động rất phức tạp và đa dạng, được triển khai giữa nhiều chủ thể, trong nhiều lĩnh vực và ở nhiều mức độ hợp tác khác nhau. Trong mỗi mối quan hệ hợp tác, tuỳ vào mục tiêu liên kết và khả năng chia sẻ các nguồn lực và năng lực cốt lõi của các chủ thể mà quá trình hợp tác, liên kết có thể được triển khai theo phạm vi, qui mô và thời hạn khác nhau. Đặc biệt là liên kết trong phát triển kinh tế biển kết hợp với đảm bảo QP, AN lại càng phức tạp hơn. Vì thế, khó có thể có một mơ hình đáp ứng hồn hảo các u cầu của mọi mối quan hệ hợp tác, liên kết. Đây cũng đang là nguyên nhân của những yếu kém trong thời gian qua.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂNTRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở