quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh
Phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN hiện nay ở cấp Trung ương chưa có một cơ quan QLNN chuyên biệt mà các bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này trực thuộc nhiều bộ, ngành khác nhau. Kế theo đó, thành phố Đà Nẵng cũng thực hiện phân cấp quản lý theo ngành dọc. Việc xây dựng cơ quan nhà nước thống nhất, đủ mạnh để quản lý biển ở nước ta và đặc biệt là có chương trình hành động về phát triển toàn diện các lĩnh vực liên quan đến biển và kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN là một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Kinh nghiệm của Nhật Bản đã chỉ ra, khi yêu cầu phát triển kinh tế biển đặt ra những vấn đề liên quan đến đảm bảo quốc phòng, an ninh cấp thiết đã thành lập ra hội đồng Chính phủ (thơng qua Sở Kế hoạch Kinh tế) mà nhân sự gồm các thành viên của Chính phủ, các bộ ngành có liên quan cùng với chính quyền quận xem xét và quyết định.
Cơ quan quản lý tổng hợp về biển phải là cơ quan có quyền lực để phối hợp một cách có hiệu quả giữa các ngành và các địa phương. Vì vậy, để quản lý và khai thác biển có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập Uỷ ban Biên giới quốc gia và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Nhiệm vụ của Tổng cục là tham gia xây dựng chiến lược, chính sách về QP, AN, ngoại giao liên quan đến chủ quyền, quyền chủ
quyền và các quyền tài phán Quốc gia của Việt Nam trên biển và hải đảo; tham gia đàm phán về các điều ước, thoả thuận quốc tế về biển, hải đảo, đại dương và tổ chức thực hiện theo phân công hoặc uỷ quyền của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khảo sát, thăm dị, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham gia thẩm định các dự án khảo sát, thăm dò tài nguyên dưới đáy biển theo phân công của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Để tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với kinh tế biển đồng thời đảm bảo vấn đề QP, AN trên biển thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với Văn phịng Ban chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quân chủng Hải quân và các đơn vị liên quan. Cần tổ chức đồn kiểm tra, khảo sát nắm tình hình tổ chức, biên chế và thực hiện chức năng QLNN tổng hợp về biển, đảo tại thành phố Đà Nẵng.
Thế giới đang chứng kiến những sự xoay chuyển mới với sự xuất hiện của những liên kết mới. Ở châu Á, Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ và đáng gờm khiến cho các nước lân cận, trong đó có Việt Nam ln ln phải dè chừng. Bên cạnh đó, khoa học cơng nghệ mà đặc biệt là cách mạng 4. 0 diễn ra như vũ bảo đem đến những cơ hội và cả thách thức khó lường. Q trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính tồn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, tuy nhiên hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ vẫn sẽ là rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng đà tăng trưởng trong những năm đầu cịn yếu, độ rủi ro và tính bất định cịn lớn. Dó đó, mà kinh tế biển càng phải vượt qua nhiều thách thức, khó khăn. Để giàu lên từ biển, mạnh lên từ biển đồng thời đảm bảo QP, AN trên biển thì thành phố Đà Nẵng cần phải xây dựng một nền khoa học - công nghệ biển hiện đại; phát triển được một nền kinh tế biển hiệu quả, bền vững, có khả năng hội nhập quốc tế và ổn định, an tồn để ln là điểm đến thu hút trong khu vực và trên thế giới.