4.1.3.1. Phương hướng chung về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảmbảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng bảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng
Với quan điểm biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tính bền vững phải trở thành điểm nhấn của thành phố Đà Nẵng trong phương hướng chung về phát triển hài hoà mối quan hệ giữa kinh tế biển với đảm bảo QP, AN. Theo đó, tăng trưởng kinh tế biển của thành phố sẽ nhằm mục tiêu gắn kết giữa phát triển kinh tế- xã hội- môi trường để tạo ra sự phát triển bền vững và sự ổn định của thể chế, sự ổn định chính trị, quốc phịng an ninh và chủ quyền quốc gia trên biển.
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước, đô thị biển quốc tế trên cơ sở phát triển mạnh các ngành kinh tế biển, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn tình trạng ơ nhiễm, suy thối mơi trường biển, sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. Phát huy lợi thế của vùng ven biển, tạo động lực lan tỏa phát triển kinh tế nội địa, làm "bàn đạp" cho phát triển một nền kinh tế biển hiệu quả và bền vững, gắn với bảo đảm chủ quyền vùng biển quốc gia được xác định là một trong những phương hướng ưu tiên có tính đột phá chiến lược để đưa Đà Nẵng trở thành thành phố mạnh về biển và làm giàu từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển.
4.1.3.2. Phương hướng cụ thể về kinh tế biển trong mối quan hệ với đảmbảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng