Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 66 - 68)

quan hệ với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Trung Quốc là quốc gia có đường bờ biển dài 18.000 km tiếp giáp với Thái Bình Dương, biển Đơng và biển Hoa Đông. Đây là điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Trung Quốc có truyền thống lâu đời về khai thác các nguồn lợi từ biển (khoảng 5000 năm trước Trung Quốc đã có hoạt động khai thác muối từ biển). Sau Cách mạng Tân Hợi (1949), Trung Quốc đã sớm ban hành chiến lược biển với 4 nội dung cơ bản là:

+ Xác định nội dung hạt nhân của chiến lược chính trị biển là việc mở rộng quản lý biển;

+ Khẳng định chiến lược phát triển kinh tế biển là hạt nhân của việc xây dựng chiến lược cường quốc biển;

+ Xác định đảm bảo an ninh biển gắn với an ninh quốc gia là nội dung trọng tâm trong chiến lược phòng vệ biển;

+ Coi trọng việc sử dụng công nghệ cao kết hợp với kỹ thuật thông thường trong chiến lược khoa học - kỹ thuật biển.

Chiến lược phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN của Trung Quốc, có thể khái quát như sau:

Thứ nhất, Trung Quốc coi trọng phát triển toàn diện kinh tế biển với các nội

dung cụ thể như: Gắn khai thác các nguồn tài nguyên biển ở khu vực xa bờ với ven bờ (năm 1991 được sự nhất trí của cơ quan quản lý đáy đại dương, Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khai thác quặng ở vùng biển rộng trên 150 ngìn km2 và hiện nay đang đề nghị được mở rộng phạm vi khai thác). Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động thăm rò, khảo sát các vùng biển Bắc cực, phát triển nhiều ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới biển như: đóng tàu biển, khai thác hải sản, nghề muối, du lịch biển...

Thứ hai, Trung Quốc đề ra mục tiêu phát triển kinh tế biển "hiệu quả cao"

với các nội dung: Phát triển và mở rộng những ngành kinh tế mới gắn với biển, nâng cao năng lực của nghề khai thác thuỷ sản truyền thống, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm khai thác từ biển trên thị trường trong và ngoài nước. Thường xuyên cập nhật và hồn thiện các chính sách, pháp luật về quản lý biển, tạo môi trường pháp lý đảm bảo công bằng, minh bạch trong việc phát triển kinh tế biển. Các chính sách, pháp luật về biển đã được chính phủ Trung Quốc ban hành như: "Quy hoạch phát triển biển quốc gia", "Đề cương quy hoạch phát triển biển toàn quốc", "Luật Nghề cá nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", "Quy tắc quản lý tầu thuyền nước ngoài của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", "Điều lệ hợp tác, khai thác dầu mỏ biển với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", "Điều lệ hợp tác, khai thác dầu mỏ biển với bên ngoài của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa". Với hệ thống các chính sách, pháp luật đã được ban hành đã đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế biển của Trung Quốc. Cùng với việc ban hành chính sách, pháp luật, chính phủ Trung Quốc cịn chú trọng kiện tồn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về biển từ rất sớm (năm 1949 cơ quan quản lý, nghiên cứu phát triển bảo vệ tài nguyên biển toàn quốc (đều thuộc Quốc vụ viện) đã được thành lập), xây dựng cơ cấu quản lý bộ máy hành chính gắn liền với các vùng biển để tạo điều kiện quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế biển từ đó hình thành sự phân cấp quản lý từ trung ương tới địa phương.

Thứ ba, chính sách phát triển kinh tế biển bền vững được chính phủ Trung

Quốc đề ra với các nội dung chủ yếu như: Ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm biển để bảo vệ môi trường và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển cho phát triển kinh tế một cách hiệu quả. Ngay từ những năm 1970 chính phủ Trung Quốc đã dựa trên chính sách bảo vệ mơi trường quốc gia kết hợp với tính đặc thù của mơi trường biển để đề ra chiến lược bảo vệ mơi trường biển, trong đó quy định những nguyên tắc cơ bản để bảo vệ môi trường biển. Đồng thời từng bước kiện toàn các cơ quan quản lý, giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành và từng địa phương trong việc bảo vệ mơi trường biển. Ngồi ra, để đảm bảo tái tạo tài nguyên biển, chính phủ Trung Quốc đã thực thi chiến lược cấm đánh bắt cá theo từng khoảng thời gian trong năm nhằm đảm bảo cho nguồn cá sinh sản tái tạo. Việc chấn chỉnh các hoạt động khai thác và bảo vệ môi trường biển đã giúp các nguồn tài nguyên được tái tạo và đảm bảo cho khai thác lâu dài các nguồn lợi từ biển cho phát triển kinh tế - xã hội. Song song với việc ban hành hệ thống pháp luật về quản lý tài ngun biển, chính phủ cịn ban hành các tài liệu truyên truyền cho ngư dân và xây dựng các đề án bảo vệ biển; tiêu chuẩn chất lượng nghề khai thác, đánh bắt cá...

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w