tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh
Kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN có thể diễn ra ở nhiều cấp độ. Nếu xét theo tính cấp thiết của tình hình có thể theo mức độ tăng dần từ cấp độ 1 đế cấp độ 2 và tăng dần lên đến cấp độ cuối. Và ở mỗi cấp độ có những tiêu chí cụ thể. Nếu xét theo mức độ ảnh hưởng có thể xét theo địa bàn ảnh hưởng: Tỉnh (thành phố); vùng và quốc gia... Trong phạm vi của đề tài chủ yếu xét theo mối quan hệ và tác động qua lại phạm vi cấp thành phố và tác động qua lại giữa các cấp độ.
2.1.2.1. Tác động của phát triển kinh tế biển tới đảm bảo quốc phòng, an ninh ninh
Kinh tế biển tác động tới QP, AN theo cả hai hướng thuận lợi và không thuận lợi.
Về tác động thuận lợi: kinh tế biển quyết định việc cung cấp cơ sở vật chất
kỹ thuật, nhân lực cho hoạt động QP, AN. Ph. Ăngghen đã khẳng định "thất bại hay
thắng lợi của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế" [32, tr.235]. Vì vậy,
để xây dựng QP, AN trên biển vững mạnh thì phải xây dựng, phát triển kinh tế biển vững mạnh. Mặt khác, kinh tế biển còn quyết định việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho QP, AN ở các vùng biển, ven biển. Qua đó, quyết định tổ chức biên chế của lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân; quyết định đường lối chiến lược QP, AN đối với các vùng biển, ven biển, đảo. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định KT-XH phát triển không chỉ tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực kinh tế cho tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; phòng, chống tội phạm, mà còn tạo cơ sở chính trị - xã hội thuận lợi cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, phịng chống tội phạm trong tình hình mới. Đại hội XI của Đảng đã phát triển nhận thức đó ở chỗ, coi sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước là nền tảng của QP, AN nói chung, của cơng tác phịng, chống tội phạm nói riêng. Chúng ta hiểu rằng, sự ổn định và phát triển bền vững đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, kết hợp hài hồ với phát triển văn hố, thực hiện cơng bằng xã hội. Vì thế, xét cho cùng sự ổn định và phát triển bền vững đời sống KT-XH nói chung đã tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề lợi ích của nhân dân, bảo đảm sự thống nhất lợi ích giữa cá
nhân với cộng đồng và toàn xã hội, tăng cường sự cố kết nhà - làng - nước trong thời đại mới, do đó nó cho phép huy động được sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, phịng, chống tội phạm nói chung. Đối với lĩnh vực kinh tế biển và QP, AN trên biển, ở các vùng ven biển và hải đảo nói riêng cũng khơng nằm ngồi những nội dung ấy.
Về mặt không thuận: kinh tế biển ngược lại cũng có tác động khơng thuận lợi
tới QP, AN. Bởi vì lợi ích kinh tế, suy cho đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội. Mặt khác, khi kinh tế bất ổn thì khả năng hỗ trợ về nhân lực, vật lực cho QP, AN cũng vì thế mà khơng ổn định theo. Một nền kinh tế kém phát triển sẽ không thể tạo dựng một nền QP, AN vững mạnh. Khi QP, AN không đủ lực về kinh tế tức là khơng đủ nguồn lực tài chính để đầu tư cho vũ khí hiện đại, nâng cấp quân đội, công an, không đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cả về sức khoẻ và trí tuệ, khơng phát triển được các lĩnh vực khoa học về quân sự… thì quốc gia rất dễ đứng trước các nguy cơ bị đe doạ về xâm lược chủ quyền quốc gia, bị chèn ép trong các tranh chấp quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay khi hội nhập quốc tế ngày càng phát triển sâu rộng thì các nguy cơ tiềm ẩn về diễn biến hồ bình, về vi phạm các cơng ước về luật biển, về các tranh chấp quốc tế trên biển… ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Ví dụ, trong kinh tế du lịch biển hiện nay đang phát sinh rất nhiều những tác động mới trái chiều như dưới nhiều dạng thức khác nhau như: tội phạm lợi dụng visa du lịch để lẩn trốn đến các nước khác;hình thành các tổ chức tội phạm quốc tế rửa tiền, buôn lậu; bn người; đánh bạc; cá cược qua mạng dưới nhiều hình thức; thậm chí cịn lợi dụng để lơi kéo, kích động, tuyên truyền trái phép về chủ quyền biển đảo. Vì vậy, nếu các lực lượng QP, AN không chủ động nhạy bén, kịp thời đối phó với những diễn biến mới thì nguy cơ xảy ra những bất ổn thậm chí dẫn đến chiến tranh là rất lớn. Vì vậy, các quốc gia ln phải chủ động trang bị cho mình mọi biện pháp phòng vệ để phòng ngừa nguy cơ. Để thực hiện được điều này thì phải có nguồn lực tài chính dồi dào, hay nói cách khác chỉ có một nền kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng mạnh mới đủ khả năng đảm bảo cho quốc gia hồ bình, ổn định trước những nguy cơ tiềm ẩn.