Quốc phịng, an ninh có tác động tới phát triển kinh tế biển theo hai hướng.
Mặt thuận lợi: Việc xây dựng một nền quốc phòng, an ninh vững mạnh,
dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH nói chung. Ở đây nói cụ thể và chính xác hơn thì QP, AN trên biển, các vùng ven biển và đảo vững mạnh sẽ tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Quốc phòng, an ninh trên các biển, đảo vững mạnh tạo ra môi trường ổn định, thu hút đầu tư và góp phần phát triển cho các lĩnh vực như du lịch, giao thông vận tải biển và nhiều ngành khác liên quan tới khai thác môi trường biển. Từ lịch sử xa xưa, những nơi có giao thơng đường biển thuận lợi là những nơi có hoạt động kinh tế, thương mại phát triển sầm uất và thu hút rất lớn đối với thương mại toàn cầu và khu vực. Từ đó, sẽ tạo ra rất nhiều cơng ăn việc làm cho cư dân ven biển hay các vùng, địa phương ven biển liên quan. Bên cạnh đó, nhờ được đảm bảo môi trường ổn định để phát triển kinh tế biển, giao lưu quốc tế sẽ ngày càng mở rộng ở các khu vực ven biển, từ đó giúp nâng cao nhận thức, trình độ của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển. Qua đó nâng cao chất lượng phát triển cho nền kinh tế biển.
Mặt không thuận: Hoạt động QP, AN tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân
lực, vật lực, tài chính của xã hội. Những tiêu dùng này, như V. I. Lênin đánh giá, là tiêu dùng "mất đi", không quay vào tái sản xuất xã hội. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng. Hoạt động QP, AN còn ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế biển, cơ cấu kinh tế biển. Hoạt động QP, AN trên biển cịn có thể dẫn đến huỷ hoại mơi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế biển, nhất là khi chiến tranh xảy ra. Để hạn chế những tác động tiêu cực này, phải kết hợp tốt tăng cường củng cố QP, AN với phát triển kinh tế biển vào một chỉnh thể thống nhất.