Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 137 - 139)

Mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế biển của thành phố Đà Nẵng trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN được xây dựng căn cứ theo những quyết định, kế hoạch, đề án cụ thể của thành phố. Theo đó, thành phố Đà Nẵng đề ra mục tiêu phát triển ngành du lịch biển đạt trình độ quốc tế. Thành phố đầu tư theo hướng tập trung chất lượng cao, chuyên nghiệp, phát triển du lịch biển cao cấp và bền vững, tức là vừa tập trung phát triển theo chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch biển và tính chuyên nghiệp, vừa phải kết hợp đa dạng hóa các loại hình du lịch phù hợp, tạo nên thương hiệu riêng đặc trưng của Đà Nẵng. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng phải đặt trong mối quan hệ với phát triển kinh tế -xã hội cũng như đảm bảo quốc phòng, an ninh bảo vệ chủ quyền đất nước.

Phát triển cảng Đà Nằng thành cảng tổng hợp quốc gia, cảng đầu mối khu vực (loại I), đến năm 2025 đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung. Nâng cao số lượng lẫn chất lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải trên địa bàn thành phố; đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ logistics giá trị gia tăng để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nâng cao hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ của ngư dân thành phố Đà Nang; giải quyết hài hồ mối quan hệ giữa tăng trưởng, bảo vệ mơi trường, tái tạo nguồn

lợi, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của ngư dân. Đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng nghề cá theo hướng trở thành 1 trong 5 trung tâm nghề cá của cả nước gắn với ngư trường Biển Đơng và Hồng Sa theo hướng đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Phát triển chuỗi giá trị nghề cá, xây dựng liên kết hiệu quả từ việc cung cấp nhiên liệu cho các tàu đánh bắt xa bờ tới việc thu gom sản phẩm, bảo quản, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản cũng như phân phối hải sản tới người tiêu dùng.

Tăng cường đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các phân ngành kinh tế biển. Đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển.

Tăng cường đầu tư vào hệ thống thông tin liên lạc biển, đảm bảo an toàn cho ngư dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an ninh biển Đơng ngày càng phức tạp.

Trên tinh thần ấy, thành phố Đà Nẵng phấn đấu những mục tiêu cụ thể như sau: + Đóng góp của kinh tế biển vào Tổng sản phẩm trên địa bàn của Đà Nẵng đạt 10% vào năm 2025 và 15% vào năm 2030. Trong đó:

Đối với KTDLB: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2016-

2025 đạt 13-14% và giai đoạn 2016-2030 đạt 13%. Tổng thu du lịch tăng bình quân giai đoạn 2016-2025 đạt 20%; Đến năm 2025 số ngày lưu trú bình quân đối với khách nội địa đạt 2,5 ngày, đối với khách quốc tế đạt 2,7 ngày và đến năm 2030 thời gian lưu trú bình quân đạt 3 ngày.

Đối với kinh tế hàng hải: Khối lượng hàng hoá qua cảng đến năm 2025 đạt 12-

13 triệu tấn/năm; tốc độ tăng trưởng hàng Container giai đoạn 2020-2025 đạt 10- 15%/năm; Phát triển đội tàu 90cv trở lên đạt khoảng 500 chiếc vào năm 2025 và 600 chiếc vào năm 2030; trong đó, đội tàu dịch vụ hậu cần trên biển khoảng 15 chiếc vào năm 2025 và 25 chiếc vào năm 2030; Khơng cịn thuyền thúng gắn máy, ổn định số lượng khoảng 150 tàu cá vỏ gơ có cơng suất dưới 20cv, cấm khai thác tận diệt nguồn lợi hải sản; 10% tàu cá từ 90cv trở lên sử dụng vật liệu vỏ thép, composite, gỗ bọc composite vào năm 2025 và đạt 15% vào năm 2030; 15% tàu cá từ 90cv trở lên bảo quản sản phẩm khai thác tiên tiến như: sử dụng thiết bị lạnh, thiết bị làm đá, bảo quản bằng nước biển lạnh tuần hồn, bọt xốp Polyurethane (PƯ), lót hầm tàu cá bằng Inox, composite,... vào năm 2025 và đạt 30% vào năm 2030.

Đối với lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản: Sản xuất,

chế biến thuỷ sản đạt 70% tổng công suất thiết kế vào năm 2025 và 80% vào năm 2030; Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản chế biến xuất khẩu đến năm 2025 đạt 12-13%/năm và đến năm 2030 đạt 8-10%/năm; Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng trên khối lượng sản phẩm chế biến (VA/GO) đạt 25-30% vào năm 2025 và đạt 35% vào năm 2030.

Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ về khai thác và quản lý kinh tế biển: Tốc

độ tăng vốn đầu tư ứng dụng đổi mới công nghệ đạt 10 - 15%/năm giai đoạn 2020- 2025; tỷ lệ trang bị tài sản cố định đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030.

4.1.3. Phương hướng phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảmbảo quốc phòng, an ninh ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 tầm nhìn 2030

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w