Thứ nhất, về cơ bản, các cơng trình trong nước đã nêu bật được vị trí, vai trị
quan trọng của phát triển kinh tế biển đối với sự phát triển KT-XH của cả nước và của từng địa phương. Các tác giả đều thống nhất ý kiến về vai trò quan trọng của kinh tế biển, đặc biệt trong bối cảnh tiềm năng đất liền ngày càng hạn hẹp trong khi
tiềm năng của biển rộng lớn trên nhiều mặt nhưng phát triển kinh tế biển chưa được xứng với tiềm năng vốn có của mỗi quốc gia và địa phương có biển.
Thứ hai, nhiều cơng trình đã tiếp cận theo hướng tìm hiểu và phân tích các lĩnh
vực phát triển kinh tế biển bao gồm các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển mà chủ yếu là kinh tế Hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); Hải sản (đánh bắt và ni trồng hải sản); Khai thác dầu khí ngồi khơi; Du lịch biển; Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; Kinh tế đảo... Một số cơng trình tập trung vào các ngành kinh tế trực tiếp liên quan đến kinh tế biển, hoạt động của các ngành này không diễn ra trực tiếp trên biển nhưng trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan tới hoạt động kinh tế biển như: ngành cơng nghiệp đóng tầu và sửa chữa tầu biển (hoạt động kinh tế này cũng có thể xếp vào kinh tế hàng hải); Công nghiệp khai thác và lọc dầu, chế biến các sản phẩm từ dầu khí; Cơng nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; các ngành cung cấp dịch vụ biển; hoạt động thông tin liên lạc trên biển; Hoạt động nghiên cứu khoa học - cơng nghệ có liên quan tới biển; phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh tế biển; hoạt động điều tra, quy hoạch về khai thác tài nguyên - môi trường biển.
Thứ ba, một số nghiên cứu đi sâu tìm hiểu quan niệm về kinh tế biển, theo đó
kinh tế biển được tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng cơ bản chia kinh tế biển ra làm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế phục vụ cho quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên của biển. Đồng thời, một số cơng trình hướng vào phân tích nhân tố ảnh hưởng và điều kiện để phát triển kinh tế biển. Nhiều cơng trình lại đi sâu tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân, hạn chế cũng như những khó khăn, thách thức để phát triển kinh tế biển nói chung và một vài nội dung phát triển kinh tế biển cụ thể. Trong đó, có các cơng trình nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, có các cơng trình chỉ ra ngun nhân vĩ mơ và vi mơ… Trên cơ sở đó các tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp, góp phần hạn chế khó khăn, tạo điều kiện cho kinh tế biển phát triển bền vững.
Thứ tư, một số cơng trình đề cập tới mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển gắn
với đảm bảo QP, AN. Các cơng trình đều khẳng định rõ đây là mối quan hệ biện chứng: Kinh tế biển là yếu tố quyết định đến QP, AN; ngược lại, quốc phịng an ninh cũng có tác động trở lại đối với kinh tế biển theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Chẳng hạn như quốc phòng an ninh vững chắc sẽ tạo mơi trường hồ bình, ổn định để thu hút các nhà đầu tư, khách du lịch đến đầu tư du lịch, nghỉ dưỡng, vận tải
biển… thúc đẩy KTDLB đảo phát triển; ngược lại, tiềm lực, khả năng quốc phòng an ninh yếu kém, trật tự an tồn xã hội khơng được bảo đảm sẽ tất yếu tạo ra những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội, làm giảm khả năng thu hút khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KTDLB đảo.
Thứ năm, nhiều nghiên cứu đề cập đến phương thức đảm bảo mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế biển và đảm bảo QP, AN ở phạm vi quốc gia hoặc phạm vi cấp tỉnh, thành phố. Đánh giá kết quả và khó khăn, hạn chế gắn với các điều kiện khách quan, chủ quan cũng như tình hình KT-XH nhất định.
Thứ sáu, các cơng trình nước ngồi nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế biển và đảm bảo QP, AN chủ yếu tập trung khai thác các nội dung, vấn đề về tranh chấp trên biển Đông trên nhiều phương diện pháp luật, cơng ước quốc tế về luật biển… Có một số cơng trình đi sâu phân tích những tác động ảnh hưởng tới các quốc gia ven biển khi xảy ra những tranh chấp về chủ quyền trên biển. Các tác giả chủ yếu dựa vào các công ước quốc tế và luật biển để đánh giá về các cuộc tranh chấp trên biển Đông hiện nay và đề xuất các ý tưởng giải quyết mối quan hệ thông qua đàm phán, thương lượng.
Tóm lại, mặc dù kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên đã phổ qt
nhiều nội dung theo hướng đề tài luận án nghiên cứu, tuy nhiên, hầu hết các cơng trình nghiên cứu chưa đi sâu, tập trung vào khía cạnh kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN, nhất là trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo thế giới nói chung và chủ quyền biển Đơng nói riêng ngày càng xuất hiện phương thức, thủ đoạn diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay. Đồng thời, cách tiếp cận những dự báo, các giải pháp đưa ra đã không bao quát hết những biến đổi mới của thực tiễn. Đặc biệt, nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế biển với đảm bảo QP, AN trong phạm vi cấp thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có lợi thế về biển trên nhiều phương diện để phát triển kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn chưa được nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống trong bối cảnh mới.