Mức độ phù hợp của các hình thức phối kết hợp và kết quả xử lý các tình huống đối với các phân ngành kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 56 - 57)

các tình huống đối với các phân ngành kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng an ninh

Mức độ phù hợp của các hình thức phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách hoặc lực lượng liên quan, bán chuyên trách trong các hoạt động phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QP, AN cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển và đảm bảo QP, AN. Bởi nếu khơng phù hợp thì sẽ rất khó cho các bên liên quan trong quá trình giải quyết một sự việc xảy ra cũng như không đưa đến giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề đó được. Có hai hình thức đo mức độ phù hợp này là phối hợp thường xuyên và phối hợp đột xuất.

- Phối hợp thường xuyên: Là hình thức phối hợp cơ bản và phổ biến nhất, được sử dụng thường xuyên, liên tục theo một kế hoạch chung thống nhất đã được chuẩn bị từ trước, song phải kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Phối hợp đột xuất: Là hình thức được sử dụng khi có tình huống đột xuất xảy ra. Vì vậy, khi xây dựng phương án, kế hoạch phối hợp phải dự kiến được các tình huống có thể xảy ra và thống nhất cách giải quyết. Những vấn đề xảy ra ngồi dự kiến phải có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất giải quyết một cách kịp thời.

Trong quá trình thực hiện phải kết hợp chặt chẽ giữa hai hình thức trên, khơng xem nhẹ hình thức nào. Đồng thời, phải linh hoạt trong sử dụng hình thức phối hợp cho phù hợp với tình hình thực tế.

Kết quả xử lý các tình huống đối với các phân ngành kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phòng an ninh: Hàng năm, các cơ quan chuyên trách phải thống kê đầy đủ về số lượng các lần phối kết hợp và đánh giá kết quả xử lý các tình huống đối với các phân ngành kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo quốc phịng an ninh. Trong đó, đánh giá rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia trên cả hai phương diện thành tích đạt được và tồn tại yếu kém. Tiêu chí này dùng để so sánh, đánh giá kết quả của mối quan hệ đạt được trong mỗi phân ngành kinh tế biển của thành phố cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, khi so sánh với các tỉnh, thành phố khác sẽ là thông tin, thông số cần thiết để xem xét đánh giá mức độ hồn thiện quan hệ trên thực tiễn. Từ đó, tìm ra ngun nhân để đề xuất giải pháp tăng cường mối quan hệ. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trên thực tiễn chỉ mang tính tham khảo để bổ sung bởi đây là lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w