Đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 152 - 153)

Tình hình biển Đơng hiện nay ngày càng phức tạp, các tranh chấp có chiều hướng gia tăng vì lợi ích kinh tế và địa chính trị của các quốc gia ven bờ là q lớn, trước tình hình đó liên kết vùng để phát triển kinh tế biển trở thành một trong những giải pháp quan trọng, không thể thiếu để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa ổn định QP, AN và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước nói chung, của thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển sẽ không chỉ giúp cho thành phố Đà Nẵng có thêm những sức mạnh hỗ trợ phát triển kinh tế biển mà còn giải quyết

được công tác quy hoạch phát triển các vùng ven biển, xây dựng một hệ thống phòng thủ trên biển vững chắc, tạo môi trường ổn định thu hút người dân ra biển đảo làm ăn, sinh sống. Vùng duyên hải miền Trung bao gồm 9 tỉnh, thành phố là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hồ, Ninh Thuận và Bình Thuận. Vùng có diện tích 49.400 km2, chiếm gần 14,9% diện tích tự nhiên của cả nước; dân số trung bình năm 2016 là 10,4 triệu người, bằng 11,2% dân số cả nước. Tổng GRDP của 9 tỉnh, thành phố trong Vùng năm 2016 là 465,7 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 10,3% cả nước. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có tốc độ tăng trưởng trên 8,4%/năm trong giai đoạn 2011 - 2016, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước.

Để phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ với đảm bảo QP, AN thông qua giải pháp liên kết vùng trong phát triển kinh tế được hiệu quả thì thành phố Đà Nẵng cần tập trung khai thác và phát huy có hiệu quả lợi thế của địa phương và vùng để thúc đẩy kinh tế. Phát triển mạnh các ngành cơng nghiệp và dịch vụ, trong đó chú trọng các ngành cơng nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Ưu tiên phát triển kinh tế biển (hạ tầng cảng biển, dịch vụ hàng hải, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, chế biến và xuất khẩu thuỷ hải sản), góp phần tạo việc làm, nâng cao mức sống cho nhân dân. Bên cạnh đó, ưu tiên liên kết nhằm phát triển mạnh lĩnh vực hạ tầng giao thông, nhất là tuyến đường ven biển, đường cao tốc nhằm kết nối liên vùng. Xây dựng hạ tầng và sản phẩm du lịch, kinh tế biển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phân cơng chun mơn hố sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, đầu tư... nhằm tạo khơng gian kinh tế thống nhất tồn vùng để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Thiết lập các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp ngành kinh tế biển sản xuất, kinh doanh các chuối giá trị của toàn vùng.

Một phần của tài liệu Luan an _ Nguyen Thi Anh Thi (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w