Quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh các doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt nh ư hiện nay. Tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Điện VNECO 9, ban lãnh đạo đã chủ động, tích cực trong việc cải thiện mối quan hệ với người lao động trong đơn vị. Công ty đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp, là một tập thể đoàn kết, có sự tin tưởng lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới. CBCNV có thể đối thoại trực tiếp với các cấp l ãnh đạo và đưa ra các ý kiến đóng góp về các hoạt động của đơn vị. Cấp lãnh đạo thì có sự tin tưởng và lắng nghe ý kiến đóng góp của cấp dưới tạo cho họ tinh thần làm việc thoải mái, nhiệt tình trong công việc.
Đối với người lao động trong lĩnh vực xây lắp, môi tr ường làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết, do vậy Công ty đ ã cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, tổ chức lớp học và thi an toàn lao động cho công nhân, khám sức khỏe trèo cao, khám bệnh nghề nghiệp cũng như trang bị giường xếp cá nhân cho họ để tạo cho họ tâm lý làm việc thoải mái, an toàn và yên tâm khi làm việc. Mặc dù đa phần công nhân đều tạo được quan hệ đồng nghiệp tốt, tạo ra bầu không khí vui vẻ khi làm việc và cùng nhau đoàn kết để hoàn thành công trình nhưng dưới sức ép của công việc cộng với điều kiện l àm việc quá khắc nghiệt nên họ không giữ được mối thân thiện với đồng nghiệp, gây tâm lý không ổn đị nh cho một bộ phận công nhân.
CBCNV thuộc khối văn phòng và khách sạn được làm việc trong môi trường thuận lợi hơn, điều kiện làm việc là trong nhà có các trang thiết bị hiện đại nên bầu không khí tâm lý tương đối tốt, có sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới. Công ty còn tổ chức học khiêu vũ, thi văn nghệ, đi tham quan, picnic… làm tăng sự gắn bó của người lao động với đơn vị, tăng sự đoàn kết giữa các CBCNV với nhau.
2.4.2.4. Công đoàn Công ty
Công đoàn Công ty hoạt động rất tích cực trong việc đảm bảo công việc, đời sống cho người lao động. Công đoàn đã tham gia ký thỏa ước lao động tập thể cho người lao động, trang bị dụng cụ thể dục thể thao cho các tổ sản xuất , ban chỉ huy công trình…tạo điều kiện cho người lao động rèn luyện sức khỏe và tham gia phong trào thể dục thể thao trong toàn Công ty. Hiện tại Công đoàn Công ty cổ phần Xây Dựng Điện VNECO 9 có 1 Công đo àn bộ phận và 11 tổ Công đoàn trực thuộc, tất cả đều được trang bị ti vi, đài radio và báo Lao động cho tất cả các đoàn viên tham gia sản xuất trên các công trình nhằm nâng cao sự hiểu biết về kinh tế , chính trị, xã hội cho người lao động. Công đoàn Công ty đã phối hợp thi nâng bậc, khám sức khỏe định kỳ cho công nhân cũng nh ư đảm bảo quyền lợi cho người lao động về BHXH, an toàn và vệ sinh lao động tạo cho họ yên tâm công tác, đóng góp cho sự phát triển của đơn vị.
2.5. Đặc điểm lao động trong Công ty
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty
CL 05/04 CL 06/05 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Người % Người % Tổng số lao động 238 245 272 7 2,94 27 8,16 I. Theo giới tính - Nam 199 201 222 2 1,00 21 10,45 - Nữ 39 44 50 5 12,82 6 13,64
II. Cơ cấu lao động
- Trực tiếp 194 198 217 4 2,06 19 9,60 - Gián tiếp 44 47 55 3 6,82 8 17,02 III. Theo trình độ - Đại học 20 21 23 1 5,00 2 9,52 - Cao đẳng và trung cấp 29 31 40 2 6,90 9 29,03 - Lao động phổ thông 189 193 209 4 2,12 16 8,29
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Công ty Cổ phần Xây Dựng Điện VNECO 9 )
Tổng số lao động trong Công ty không biến động nhiều tro ng 3 năm do Công ty đã chủ động trong việc phân công công việc , điều chuyển công nhân. Số lao động thuộc khách sạn Xanh Nha Trang t ương đối ổn định, lĩnh vực xây lắp nếu thiếu thì các tổ, đội sản xuất tổ chức thuê ngoài.
Nhìn chung cơ cấu lao động trong Công ty biến động không đáng kể. Lao động trong Công ty đa phần là nam giới do công nhân trong lĩnh vực xây lắp chiếm phần lớn trong tổng số lao động, phần còn lại là nhân viên văn phòng và khách sạn Xanh Nha Trang. Lao động nữ là chủ yếu là nhân viên khách sạn, 1 phần thuộc khối văn phòng Công ty.
Lao động trực tiếp tăng 4 người từ năm 2004 đến năm 2005, tương đương với
Lao động gián tiếp năm 2005 tăng 3 người, tương đương với tăng 6,82% so với năm 2004, năm 2006 tăng 8 người tương đương với tăng 17,02% so với năm 2005.
Lao động có trình độ đại học tương đối ổn định.
Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông tăng để đáp ứng yêu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.6. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
2.6.1. Khái quát các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
Sơ đồ 2.2: Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Công ty Cổ phần Xây Dựng Điện VNECO 9 )
Hoạch định nguồn nhân lực: Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều
kiện môi trường cũng như thực trạng lao động trong đơn vị, bộ phận phụ trách nguồn nhân lực tiến hành hoạch định nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu lao động cho Công ty, tiến hành các hoạt động phù hợp để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất l ượng sản phẩm và dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Tuyển dụng lao động: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh v à thực trạng tình hình chất lượng và số lượng lao động tại Công ty, các tổ, đội, ph òng ban và khách sạn Xanh lập yêu cầu lao động trình giám đốc Công ty. Phòng Tổng hợp
Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
Hoạch định nguồn nhân lực Phântích công việc Tuyển dụng lao động Đào tạo và phát triển nhân viên Thù lao lao động Tổ chức phục vụ nơi làm việc
sẽ chịu trách nhiệm cân đối lực l ượng lao động và tổ chức tuyển dụng sao cho đúng số lượng, đúng người, đúng nơi và đúng lúc.
Đào tạo và phát triển nhân viên: Các bộ phận sẽ căn cứ vào chất lượng người lao động hiện tại, lập phiếu xác định nhu cầu đ ào tạo chuyển cho phòng Tổng hợp để phòng này lập kế hoạch đào tạo cho CBCNV trong đơn vị. Công ty sẽ tổ chức đào tạo sử dụng trang thiết bị công nghệ mới, đ ào tạo nâng bậc, đào tạo nâng cao tay nghiệp vụ cho cán bộ quản lý về quản lý dự án đầu t ư, thị trường chứng khoán…đào tạo nghiệp vụ cho các tổ trưởng và đội trưởng sản xuất…nhằm nâng cao chất lượng của người lao động, là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Công ty.
Thù lao lao động: Công ty đã ban hành quy chế trả lương, quy chế khen thưởng và kỷ luật để đảm bảo cho việc phân phối thu nhập công bằng cho người lao động. Bên cạnh đó, Công ty tổ chức nâng bậc, nâng l ương, lập hệ số công việc mới cho người lao động; tiến hành khen thưởng cho CBCNV, làm cho họ yên tâm công tác, cho hiệu quả làm việc cao nhất.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Công ty trang bị phương tiện bảo hộ lao động, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, kiểm tra sức khỏe cho ng ười lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho họ cũng như khen thưởng, thăm hỏi động viên khi có hiếu, hỷ, rủi ro…, tổ chức thi văn nghệ, thể dục thể thao, t rao quà cho con em nhân viên nhân ngày 1/6, Tết Trung thu…để tạo môi trường làm việc an toàn cho công nhân viên, tâm lý thoải mái trong khi làm việc, tăng sự gắn bó của họ với Công ty.
2.6.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổphần Xây Dựng Điện VNECO 9 phần Xây Dựng Điện VNECO 9
Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty do bộ phận nghiệp vụ thuộc phòng Tổng hợp đảm nhiệm.
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ phận Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Công ty Cổ phần Xây Dựng Điện VNECO 9)
Cán bộ phụ trách công tác BHXH, BHYT: do 01 nhân vi ên đảm nhiệm, có trình độ trung cấp.
Mở sổ theo dõi công tác nghỉ phép, nghỉ tự túc, danh sách tăng, giảm ng ười lao động hàng tháng.
Quản lý hồ sơ, số người lao động trong toàn Công ty.
Lập kế hoạch, theo dõi và ký kết hợp đồng lao động, nhân sự trong Công ty. Cán bộ phụ trách công tác lao động- tiền lương: Do trưởng phòng Tổng hợp phụ trách, có trình độ cử nhân kinh tế.
Tổ chức thu thập thông tin, thống k ê lưu trữ tài liệu, số liệu, soạn thảo các văn bản và hướng dẫn thực hiện trong Công ty về quy chế trả l ương, quy định thi nâng bậc hàng năm đối với người lao động.
Tham mưu cho lãnh đạo về quản lý, bố trí đủ, đúng cán bộ cho các ph òng. các đội, tổ, bộ phận sản xuất thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh d oanh của Công ty.
Kiêm nhiệm công việc: tuyển dụng, đào tạo, tổ chức thi nâng bậc, thi đua.
khen thưởng, kỷ luật.
Tính chi phí nhân công cho từng công trình, hạng mục công trình. Bộ phận nghiệp vụ BHXH, BHYT Laođộng, tiền lương Công tác BHLĐ
Xác định đơn giá tiền lương, phương án phân phối tiền lương, tiền thưởng.
Theo dõi và thanh toán ăn ca cho khối văn phòng và khách sạn, xác nhận số
công ăn ca của khối xây lắp.
Cán bộ phụ trách công tác bảo hộ lao động: Do 01 nhân vi ên phụ trách, là cử nhân bảo hộ lao động.
Cùng với bộ phận y tế tổ chức kiểm tra vệ sinh môi tr ường, theo dõi tai nạn lao động, đề xuất kịp thời với lãnh đạo Công ty biện pháp xử lý.
Phối hợp với bộ phận y tế, phòng Kỹ thuật – An toàn tổ chức khám sức khỏe
định kỳ, khám sức khỏe trèo cao, an toàn lao động, thi nâng bậc hàng năm.
Lập kế hoạch mua sắm BHLĐ và cấp phát cho người lao động.
2.6.3. Công tác hoạch định nguồn nhân lực
Hoạch định nguồn nhân lực là xác định nguồn nhân lực cần thiết để giúp doanh nghiệp và các bộ phận trong doanh nghiệp đạt mục ti êu, các thông tin nhân lực trong và ngoài doanh nghiệp, chênh lệch về cung và cầu lao động, kế hoạch tăng năng suất lao động cùng với sự phát triển của người lao động, hệ thống hóa và hoàn thiện các chính sách để phát huy tiềm lực lao động, tạo một môi tr ường để thu hút và giữ những lao động tốt nhất.
Do Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp v à khách sạn du lịch nên công tác hoạch định nhân lực tại đơn vị cũng có điểm khác biệt. Các công tr ình ở nhiều địa bàn khác nhau, công nhân phải thường xuyên phải đi theo công trình. Ngoài lực lượng công nhân chính đã vào biên chế tại đơn vị thì tại công trường nếu thiếu lao động Công ty hoặc tổ sẽ tổ chức thu ê ngoài. Mặt khác, trong khối khách sạn du lịch do chỉ cố định với 66 ph òng nên số lượng lao động tương đối ổn định, không biến đổi nhiều.
Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh v à thực trạng chất lượng lao động hiện tại mà các đơn vị, phòng ban, các tổ đội sản xuất, các bộ phận gửi yêu cầu tuyển dụng, đào tạo cho phòng Tổng hợp. Phòng này sẽ căn cứ
vào thực tế để tổ chức tuyển dụng, đào tạo CBCNV để đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Mỗi năm, Công ty th ường tuyển dụng khoảng 30 – 50 người, đồng thời cũng xử lý kỷ luật, sa thải hoặc CBCNV xin thôi việc khoảng 20 – 30 người. Do ngành xây lắp công việc vất vả, chịu ảnh h ưởng nặng nề của thời tiết trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp l à rất lớn nên một bộ phận người lao động sau một thời gian làm việc tại đơn vị đã chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp khác.
Bộ phận phụ trách công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cũng không hoạch định nguồn nhân lực dựa vào doanh thu hay lợi nhuận vì thực tế khối khách sạn du lịch có thể tăng doanh thu bằng cách nâng cao chất l ượng phục vụ, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị để thu hút khách l ưu trú trong khi nhân viên làm việc thuộc lĩnh vực này thường là từ 69- 75 người/ năm.
Sau khi xác nhận nhu cầu nhân sự, Công ty đã đưa ra các chính sách về tuyển dụng, thực hiện đào tạo, chính sách phân phối thù lao lao động cũng như tổ chức phục vụ nơi làm việc an toàn, thoải mái để đem lại hiệu quả sử dụng lao động cao nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Qua phân tích cho thấy:
Công tác hoạch định nguồn nhân lực chưa có các bước như nghiên cứu môi trường, sử dụng các phương pháp định tính và định lượng để dự báo nhu cầu nguồn nhân lực mà chỉ căn cứ vào tình hình chất lượng của lực lượng lao động hiện tại, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đơn vị tiến hành dự báo nhu cầu nhân viên, sau đó tiến hành tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nhân viên, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân, củng cố, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ nhân vi ên khách sạn, tổ chức bố trí và phân công công việc cho cán bộ công nhân viên trong Công ty một cách hợp lý.
Công ty chưa có nhân viên chuyên làm công tác ho ạch định nguồn nhân lực. Công tác này do trưởng phòng Tổng hợp đảm nhiệm trong khi nhân vi ên này còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác. Nhân vi ên này là cử nhân Quản trị kinh
doanh được đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ch ưa qua đào tạo chuyên ngành Quản trị nhân sự tại trường hay trung tâm đào tạo nào.
2.6.4. Công tác phân tích công việc
Bảng 2.3: Các công việc khi thi công công trình xây lắp đường dây
STT Nội dung công việc
1 Nhận tuyến do chủ dự án đầu tư giao
2 Phóng tuyến lại, kiểm tra lại tuyến mốc
3 Đào móng
4 Buộc cốt thép, ghép cốt pha
5 Đúc móng
6 Lấp móng
7 Dựng cột
8 Kéo rải căng dây
9 Treo sứ, bắt chống rung
10 Đấu lèo
11 Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ dự án đầu tư
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật- An toàn Công ty Cổ phần Xây Dựng Điện VNECO 9)
Sau khi trúng thầu các công trình, Công ty tiến hành phân công công việc cho các tổ, đội sản xuất để họ thực hiện. Mỗi công tr ình được thi công bao gồm nhiều tổ, đội dưới sự giám sát trực tiếp của các nhân vi ên kỹ thuật công trình, tổ trưởng, đội trưởng. Với 04 đội trưởng, 9 tổ trưởng sản xuất và 15 nhân viên kỹ thuật công trình cùng đội ngũ công nhân, Công ty đã thi công nhiều công trình đạt chất lượng cao, có uy tín đối với chủ đầu t ư.
Công ty xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc cho chức danh đội trưởng công trình theo như bảng 2.4.
Bảng 2.4: Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc cho đội trưởng công trình
NỘI DUNG hoàn thànhTiêu chuẩn
CHỨC NĂNG
Trực tiếp chỉ huy triển khai thi công các công tr ình xây dựng điện theo sự phân công của Giám đốc Công ty.
NHIỆM VỤ
Trực tiếp điều hành, chỉ đạo các tổ sản xuất thực hiện nhiệm vụ thi công các sản phẩm xây dựng, xây dựng các công tr ình do Giám đốc Công ty giao.
Hợp lý, khoa học. Quản lý, theo dõi, điều động nhân công, xe máy phục vụ thi công,
dụng cụ thi công, vật tư trong phạm vi công trình mình phụ trách. Hợp lý, khoa học,không thiên vị.