Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty:

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm nội địa tại công ty tnhh tongkook việt nam spinning (Trang 49 - 132)

2.1.5.1. Cơ cấu sản xuất của Công ty:

Cơ cấu sản xuất của Doanh nghiệp công nghiệp là tập hợp tất cả các bộ phận sản xuất, hình thức tổ chức các bộ phận đó, sự phân bố về không gian và mối liên hệ sản xuất giữa chúng với nhau.

Cơ cấu sản xuất thể hiện hình thức tổ chức của quá trình sản xuất, tính chất phân công lao động giữa các bộ phận sản xuất, đặc điểm của sự kết hợp lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. Đối với Công ty TongKooK, mang những nét đặc thù riêng của ngành dệt may, do đó cơ cấu sản xuất được bố trí cho phù hợp với đặc thù riêng của công việc sản xuất sợi và dệt vải thô.

Sau đây là cơ cấu sản xuất của Công ty TongKooK Việt Nam Spinning.

Sơ đồ 5: Sơ đồ cơ cấu sản xuất của Công ty TongKooK Việt Nam Spinning.

2.1.5.2. Chức năng từng bộ phận trong cơ cấu sản xuất của Công ty:

- Bộ phận sản xuất chính: Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm chính. Trong Công ty, bộ phận sản xuất chính gồm xưởng sợi, xưởng dệt. Đây là bộ phận quan trọng để chuyển hoá đối tượng lao động thành vật phẩm tiêu dùng, là bộ phận sản xuất ra mọi hoạt động của Công ty.

- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính, bảo đảm cho sản xuất có thể tiến hành đều đặn, liên tục và chuẩn bị cho quá trình sản xuất chính đểđạt kết quả tốt. Trong Công ty bộ phận sản xuất phụ là tổ cơđiện. Kho Tổ vận chuyển Xưởng cơđiện Công ty Bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phục vụ sảnxuất Xưởng sợi I, II Xưởng dệt

- Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản cấp phát và vận chuyển nguyên phụ liệu, thành phẩm. Tại Công ty bộ phận này bao gồm: hệ thống kho, tổ vận chuyển và tổ bảo trì đóng gói trực thuộc phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh - xuất nhập khẩu - vật tư.

Như vậy tất cả các bộ phận sản xuất của Công ty đều có nhiệm vụ rõ ràng không trùng lặp, mỗi bộ phận có trách nhiệm hoàn thành tốt chức năng của mình song bên cạnh đó để hoàn thành được nhiệm vụ của mình giữa các bộ phận phải có mối quan hệ

mật thiết với nhau, các bộ phận phải hoạt động nhịp nhàng, bởi lẽ kết quả lao động của bộ phận này lại là cơ sở cho bộ phận khác hoàn thành công việc của mình. Nếu có một bộ phận nào chậm trễ, sẽảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất chung. Mặt khác, tất cả các bộ phận đều hoạt động cùng một mục đích là hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn quy

định, chất lượng cao, đem lại hiệu quả sản xuất cao, tăng thu nhập cho cả Công ty và cho cả bộ phận mình. Từđó tạo sự phát triển ổn định cho Công ty, đảm bảo công nhân có việc làm thường xuyên.

2.1.5.3. Quy trình sản xuất sản phẩm:

· Quy trình kéo sợi:

Sơ đồ 6: Quy trình kéo sợi của Công ty TongKooK Việt Nam Spinning.

+ Chuẩn bị NPL: chuẩn bị bông và các phụ liệu cần thiết.

+ Công đoạn bông chải: giai đoạn này bông được đưa vào gian máy bông.

Trước tiên là đưa vào dây bông, ởđây bông sẽ được xé tơi, trộn đều các thành phần pha bông, loại trừ tạp chất, xơ ngắn ra khỏi bông và hình thành quả bông theo chiều dài và trọng lượng nhất định.

Tiếp theo quả bông được chuyển đến dây chuyền POLYESTE. Dây chuyền này có chức năng xé sợi POLYESTE, trộn đều xơ và hình thành bông theo chỉ số nhất

định. Chuẩn bị NPL Công đoạn bông chải Công đoạn ghép thô Công đoạn ống-đậu-xe Quy trình dệt Thành phẩm sợi Kho Đóng gói Công đoạn sợicon Xuất

Sau khi hình thành bông sẽđược đưa sang máy chải để xé tơi các chùm sơ thành sơ đơn, trộn đều các thành phần sơ, loại trừ tạp chất và xơ ngắn, chải cho xơ duỗi thẳng, song song, hình thành con cúi và xếp cúi vào thùng cúi theo chỉ số sợi và chiều dài nhất định.

+ Công đoạn ghép thô: Từ cúi ghép, thông qua công đoạn này với bộ phận léo dài của máy sợi thô để tạo thành sợi thô theo chỉ số nhất định. Cũng từ đây thông qua cọc, gàng… của công đoạn này sợi thô được quấn lên ống sợi.

+ Công đoạn sợi con: Từ sợi thô qua đây sẽđược kéo dài thành sợi con theo yêu cầu thiết kế, se săn theo chỉ số kỹ thuật nhất định, quấn sợi con vào ống.

+ Công đoạn ống - đậu - xe: Sợi con chuyển qua công đoạn này thông qua bộ

phận quấn ống, đánh vê, ống khía rồi quấn lên ống côn theo thiết kế. Tiếp đó sợi đơn sẽđược chập đôi, chập ba và đưa sang máy xe để thành sợi se.

+ Sau khi hoàn thành thành phẩm sợi thì 1/3 sợi sẽđược đưa vào quy trình dệt vải thô, phần còn lại đưa qua bộ phận đóng gói và đưa vào kho để tiến hành kinh doanh.

· Quy trình dệt:

Sơ đồ 7: Quy trình dệt vải thô của Công ty TongKooK Việt Nam Spinning.

Công đoạn chuẩn bị NPL: gồm chuẩn bị sợi dọc, sợi ngang lấy từ xưởng sợi.

Công đoạn dệt: Thùng cửi được đưa lên máy cửi để dệt. Sau khi trục vải đầy thì tháo trục vải xuống, đưa sang bộ phận kiểm vải. Sau khi kiểm xong vải được đưa sang máy gấp tính theo Yard và được đóng thành kiện với chiều dài từ 500 Yard-130 Yard/kiện. Vải được đóng thành kiện xong được đưa sang kho lưu giữ, bảo quản. Tất cả các quá trình sản xuất hàng ngày đều được thông báo cho phòng kế hoạch sản xuất và nhân viên bán hàng biết.

2.1.6.Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triến trong thời gian tới của Công ty: Công ty:

2.1.6.1. Thuận lợi của Công ty:

- Nền kinh tế Việt Nam đã trở nên rất năng động và đang ở trong giai đoạn có tốc

độ tăng trưởng cao là điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Chuẩn bị NPL Dệt Đóng gói Kho Thành phẩm vải Xuất

- Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới cho Công ty. Trong khi đó, Công ty TongKooK Việt Nam Spinning đã tham gia thị trường thế giới trong nhiều năm, có kinh nghiệm, có đủ khả năng và liên tục phát triển trong thời gian qua. Do đó, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo rất nhiều cơ hội cho Công ty để cạnh tranh, từđó khẳng định vị thế của mình và phát triển mạnh hơn.

- Có uy tín và thương hiệu của một Công ty dệt trên thế giới là Công ty TongKooK, có cơ sở khách hàng được xây dựng và duy trì từ khi thành lập.

- Sản phẩm của Công ty có tính cạnh tranh cao về mặt chất lượng, đặc biệt là các sản phẩm về sợi.

- Công ty được miễn thuế nhập khẩu đối với:

+ Các thiết bị máy móc, phụ tùng, các phương tiện sản xuất kinh doanh và các vật tưđược nhập khẩu để tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản hình thành Công ty.

+ Nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và các vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

2.1.6.2. Khó khăn của Công ty:

- Sự cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước ngày càng quyết liệt, việc giảm thuế nhập khẩu đã mở cửa cho sản phẩm dệt may (ảnh hưởng đến thị trường nội địa).

- Hệ thống tiêu thụ nội địa tại Việt Nam chưa tương xứng với uy tín và thương hiệu của Công ty.

- Nguồn nguyên vật liệu của Công ty 100% là nhập khẩu từ nước ngoài về, vì vậy mỗi sự biến động về giá cả nhập khẩu nguyên vật liệu trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới Công ty về mọi mặt.

- Là một Công ty nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nên mọi hoạt

động của Công ty phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Do vậy, bất cứ sự thay đổi nào về pháp luật và môi trường pháp lý đều có thể tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Yêu cầu của người tiêu dùng, khách hàng ngày càng cao đối với sản phẩm, cả

về chất lượng, mẫu mã, thời hạn giao hàng, khuyến mãi lẫn dịch vụ, trong khi đó giá cảđòi hỏi phải chấp nhận được.

2.1.6.3. Phương hướng phát triến trong thời gian tới của Công ty:

· Mục tiêu phát triển:

- Đưa Công ty TongKooK trở thành Công ty cung cấp sợi và vải thô chất lượng cao cho thị trường và 100% sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường nội địa.

- Cải tiến hệ thống quản lý phù hợp với chiến lược mở rộng ngành nghể của Công ty, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm lợi nhuận.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.

· Kế hoạch và chiến lược phát triển của Công ty:

Nhằm đảm bảo được việc thực hiện các mục tiêu trên của mình, Công ty đã có những kế hoạch cụ thể và chiến lược sau:

- Hiện nay Công ty bán 45% sợi ở thị trường nội địa, 25% xuất khẩu (30% sợi chuyển sang công đoạn dệt). Còn về vải thì 85% bán nội địa còn 15% xuất khẩu về

Hàn Quốc (chủ yếu là các loại vải khổ hẹp do nhu cầu thị trường ít và phải chịu nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ). Do vậy, trong năm tới Công ty dự kiến bán 55% sợi ở thị

trường nội địa và 20% xuất khẩu. Để đạt được điều này thì vai trò của các nhân viên bán hàng rất quan trọng, họ cần phải năng động và mềm dẻo hơn trong việc tìm kiếm bạn hàng cũng như các thoả thuận ràng buộc kèm theo như thanh toán, vận chuyển, thông tin,….

- Công ty có chiến lược xây dựng thương hiệu tốt đẹp cho sản phẩm của Công ty TongKook và làm cho những nhà tiêu dùng công nghiệp, người tiêu dùng nhỏ biết đến sản phẩm của Công ty TongKooK là sản phẩm chất lượng cao, hệ thống phân phối nhanh, hiệu quả. Chiến lược này nhằm giúp Công ty có một sự phát triển bền vững và phục vụ cho các chiến lược dài hạn khác.

- Đổi mới dây chuyền sản xuất sợi, dệt hiện đại, dây chuyền sản xuất sẽ được

đưa từ Hàn Quốc sang.

- Tăng số lượng cọc thêm 10,000 cọc (chủ yếu là tạo ra sợi có chi số nhỏ để

phục vụ cho bộ phận dệt).

- Tăng số lượng máy dệt thêm 350 máy chủ yếu là máy có khả năng dệt được vải với chi số nhỏ Ne12-20 (trong đó có 200 máy khổ rộng).

- Nâng sản lượng sợi lên 750-850 tấn sợi/tháng, sản lượng vải lên 3 triệu mét/tháng (sử dụng khoảng 75% lượng sợi sản xuất ra tương đương 587 tấn/tháng).

- Năm 2007 nhập thêm dây chuyền nhuộm chất lượng cao tạo thành sản phẩm vải hoàn chỉnh bán trên thị trường nhằm tạo thêm lợi nhuận cho Công ty và tạo thương hiệu tốt cho sản phẩm của Công ty.

2.1.7. Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty:

2.1.7.1. Tình hình lao động của Công ty:

Yếu tố lao động tác động đến sản xuất kinh doanh ở cả hai mặt của nó là về số

lượng và chất lượng, thể hiện ở số lao động và trình độ tay nghề, thâm niên cũng như

trình độ quản lý của cán bộ quản lý. Để có thể sử dụng lao động có hiệu quảđòi nhà quản lý phải có trình độ sức lao động, đó là việc tuyển dụng, sắp xếp lao động với số

lượng và chất lượng phù hợp với công việc của mình hay nói cách khác là cần phải có một cơ cấu lao động thích hợp đối với đơn vị mình, có như thế mới có thể tận dụng và phát huy được nguồn nhân lực trong đơn vị mình.

a. Số lượng lao động:

Bảng 2: Tình hình số lượng lao động của Công ty

ĐVT: người So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Lao động Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 ± % ± % Tổng số lao động: 1121 1152 1180 +31 +2.77 +28 +2.43 -Lao động trực tiếp 1030 1061 1085 +31 +3.01 +24 +2.26 -Lao động gián tiếp 91 91 95 - - +4 +4.40 Nguồn: Phòng tổ chức Công ty

Qua bảng phân tích trên thì:

Tổng cán bộ công nhân viên bình quân năm 2004 là 1152 người, tăng 31 người hay tăng 2.77% so với năm 2003. Trong đó lao động trực tiếp tăng 31 người tương

đương tăng 3.01%, lao động gián tiếp không đổi.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho số làm cho số lao động trực tiếp tăng lên là do lao

động trực tiếp ở Công ty vẫn còn thiếu cho việc đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Tổng số cán bộ công nhân viên bình quân năm 2005 là 1180 người, tăng 28 người tương đương tăng 2.43% so với năm 2004. Trong đó lao động trực tiếp tăng 24 người tương đương tăng 2.26% và lao động gián tiếp tăng 4 người tương đương tăng 4.4%.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho số lao động trực tiếp tăng lên là do Công ty liên tục nâng cao công suất nên đã tạo việc làm, thu hút thêm được nhiều lao động. Còn bộ

phận gián tiếp tăng là do Công ty muốn điều hoà phân bổ thêm nhân lực cho Công ty.

b.Giới tính lao động:

Bảng 3: Tình hình giới tính lao động của Công ty

ĐVT: người So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Lao động Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 ± % ± % Tổng số lao động: 1121 1152 1180 +31 +2.77 +28 +2.43 -Lao động nữ 287 294 328 +7 +2.44 +34 +11.56 -Lao động nam 834 858 852 +24 +2.88 -6 -0.70 Nguồn: Phòng tổ chức Công ty

Qua bảng phân tích trên thì:

Số lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn 70% tổng số lao động. Hiện nay (năm 2006) số lao động nữ đã lên tới 75% trong tổng số lao động đang làm việc tại Công ty. Do đó cơ cầu này phù hợp với ngành hàng sản xuất dệt là lao động bằng máy nên lực lượng lao động sản xuất phần lớn là nữ là do đặc thù của ngành dệt ở Công ty, hầu hết là những việc tương đối gọn nhẹ, đòi hỏi tính cẩn thận và tỉ mỉ.

c. Chất lượng lao động:

Chất lượng lao động là yếu tố quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả của Công ty. Trình độ học vấn của người lao động chủ yếu là lao động phổ thông (cả qua

đào tạo và không qua đào tạo) nằm trong bộ phận sản xuất, nhân viên có trình độđại học, cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ thấp.

Bảng 4: Trình độ công nhân viên của Công ty

ĐVT: người So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Trình độ Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 ± % ± % Đại học, cao học 13 13 12 - - -1 -7.69 Cao đẳng, trung cấp 28 30 33 +2 +7.14 +3 +10.00 Công nhân kỹ thuật: 959 990 1002 +31 +3.23 +12 +1.21 - Có chứng chỉ 31 30 32 -1 -3.32 +2 +6.67 - Do cty đào tạo 928 960 970 +32 +3.45 +10 +1.04 Học nghề 120 118 132 -2 -1.67 +14 +11.86

Tổng số lao động 1121 1152 1180 +31 +2.77 +28 +2.43

Nguồn: Phòng tổ chức Công ty

Qua bảng trên ta thấy:

Tổng CBCNV bình quân năm 2004 là 1152 người tăng 31 người hay tăng 2.77% so với năm 2003. Trong đó trình độ đại học, cao học là không tăng; trình độ cao đẳng, trung cấp tăng 2 người hay tăng 7.14%; công nhân kỹ thuật tăng 31 người hay tăng 3.32%, trong đó công nhân kỹ thuật có chứng chỉ giảm 1 người hay giảm 3.32%, công nhân kỹ thuật do Công ty đào tạo tăng 32 người hay tăng 3.45%; số lao động học nghề

giảm 2 người hay giảm 1.67%. Nguyên nhân số lao đông giảm như vậy là do số lao

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm nội địa tại công ty tnhh tongkook việt nam spinning (Trang 49 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)