Tình hình lao động của Công ty:

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm nội địa tại công ty tnhh tongkook việt nam spinning (Trang 53 - 56)

Yếu tố lao động tác động đến sản xuất kinh doanh ở cả hai mặt của nó là về số

lượng và chất lượng, thể hiện ở số lao động và trình độ tay nghề, thâm niên cũng như

trình độ quản lý của cán bộ quản lý. Để có thể sử dụng lao động có hiệu quảđòi nhà quản lý phải có trình độ sức lao động, đó là việc tuyển dụng, sắp xếp lao động với số

lượng và chất lượng phù hợp với công việc của mình hay nói cách khác là cần phải có một cơ cấu lao động thích hợp đối với đơn vị mình, có như thế mới có thể tận dụng và phát huy được nguồn nhân lực trong đơn vị mình.

a. Số lượng lao động:

Bảng 2: Tình hình số lượng lao động của Công ty

ĐVT: người So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Lao động Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 ± % ± % Tổng số lao động: 1121 1152 1180 +31 +2.77 +28 +2.43 -Lao động trực tiếp 1030 1061 1085 +31 +3.01 +24 +2.26 -Lao động gián tiếp 91 91 95 - - +4 +4.40 Nguồn: Phòng tổ chức Công ty

Qua bảng phân tích trên thì:

Tổng cán bộ công nhân viên bình quân năm 2004 là 1152 người, tăng 31 người hay tăng 2.77% so với năm 2003. Trong đó lao động trực tiếp tăng 31 người tương

đương tăng 3.01%, lao động gián tiếp không đổi.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho số làm cho số lao động trực tiếp tăng lên là do lao

động trực tiếp ở Công ty vẫn còn thiếu cho việc đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Tổng số cán bộ công nhân viên bình quân năm 2005 là 1180 người, tăng 28 người tương đương tăng 2.43% so với năm 2004. Trong đó lao động trực tiếp tăng 24 người tương đương tăng 2.26% và lao động gián tiếp tăng 4 người tương đương tăng 4.4%.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho số lao động trực tiếp tăng lên là do Công ty liên tục nâng cao công suất nên đã tạo việc làm, thu hút thêm được nhiều lao động. Còn bộ

phận gián tiếp tăng là do Công ty muốn điều hoà phân bổ thêm nhân lực cho Công ty.

b.Giới tính lao động:

Bảng 3: Tình hình giới tính lao động của Công ty

ĐVT: người So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Lao động Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 ± % ± % Tổng số lao động: 1121 1152 1180 +31 +2.77 +28 +2.43 -Lao động nữ 287 294 328 +7 +2.44 +34 +11.56 -Lao động nam 834 858 852 +24 +2.88 -6 -0.70 Nguồn: Phòng tổ chức Công ty

Qua bảng phân tích trên thì:

Số lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn 70% tổng số lao động. Hiện nay (năm 2006) số lao động nữ đã lên tới 75% trong tổng số lao động đang làm việc tại Công ty. Do đó cơ cầu này phù hợp với ngành hàng sản xuất dệt là lao động bằng máy nên lực lượng lao động sản xuất phần lớn là nữ là do đặc thù của ngành dệt ở Công ty, hầu hết là những việc tương đối gọn nhẹ, đòi hỏi tính cẩn thận và tỉ mỉ.

c. Chất lượng lao động:

Chất lượng lao động là yếu tố quyết định đến năng suất cũng như hiệu quả của Công ty. Trình độ học vấn của người lao động chủ yếu là lao động phổ thông (cả qua

đào tạo và không qua đào tạo) nằm trong bộ phận sản xuất, nhân viên có trình độđại học, cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ thấp.

Bảng 4: Trình độ công nhân viên của Công ty

ĐVT: người So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Trình độ Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 ± % ± % Đại học, cao học 13 13 12 - - -1 -7.69 Cao đẳng, trung cấp 28 30 33 +2 +7.14 +3 +10.00 Công nhân kỹ thuật: 959 990 1002 +31 +3.23 +12 +1.21 - Có chứng chỉ 31 30 32 -1 -3.32 +2 +6.67 - Do cty đào tạo 928 960 970 +32 +3.45 +10 +1.04 Học nghề 120 118 132 -2 -1.67 +14 +11.86

Tổng số lao động 1121 1152 1180 +31 +2.77 +28 +2.43

Nguồn: Phòng tổ chức Công ty

Qua bảng trên ta thấy:

Tổng CBCNV bình quân năm 2004 là 1152 người tăng 31 người hay tăng 2.77% so với năm 2003. Trong đó trình độ đại học, cao học là không tăng; trình độ cao đẳng, trung cấp tăng 2 người hay tăng 7.14%; công nhân kỹ thuật tăng 31 người hay tăng 3.32%, trong đó công nhân kỹ thuật có chứng chỉ giảm 1 người hay giảm 3.32%, công nhân kỹ thuật do Công ty đào tạo tăng 32 người hay tăng 3.45%; số lao động học nghề

giảm 2 người hay giảm 1.67%. Nguyên nhân số lao đông giảm như vậy là do số lao

động học nghề và công nhân kỹ thuật có chứng chỉđã được Công ty đào tạo.

Tổng CBCNV bình quân năm 2005 là 1180 người tăng 28 người hay tăng 2.43% so với năm 2004. Trong đó trình độ đại học, cao học giảm 1 người hay giảm 7.69%; trình độ cao đẳng, trung cấp tăng 3 người hay tăng 10%; công nhân kỹ thuật tăng 12 người hay tăng 1.21%, trong đó chủ yếu là công nhân kỹ thuật do Công ty đào tạo

tăng 10 người hay tăng 1.04%, công nhân kỹ thuật có chứng chỉ chỉ tăng thêm được 2 người hay tăng 6.67%; số lao động học nghề tăng 14 người hay tăng 11.86%.

Hàng năm Công ty luôn mở các đợt đào tạo, bồi dưỡng cho các CBCNV đặc biệt là các đợt đi đào tạo ở Hàn Quốc cho công nhân nhằm nâng cao tay nghề. Chính vì vậy, trình độ tay nghề, độ thành thạo công việc của người lao động trong Công ty đã

được tiến bộ rõ rệt qua từng năm. Nhưng trình độ tay nghề như thế vẫn chưa đủ, Công ty cần lưu ý nhiều hơn đến việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển lao động có tay nghề

cao hơn, để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn và năng suất sản phẩm thực sựđược nâng lên đáng kể. Đặc biệt là cán bộ văn phòng sản xuất kinh doanh phải được học tập và bồi dưỡng nhiều hơn đểđẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm nội địa tại công ty tnhh tongkook việt nam spinning (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)