Chính sách chiêu thị là chính sách định hướng vào việc giới thiệu, cung cấp thông tin về một sản phẩm, hàng hoá đặc điểm và lợi ích của nó đối với nhà sản xuất, người tiêu thụ và người sử dụng cuối cùng, nhằm kích thích chân chính lòng ham muốn mua hàng của khách hàng.
Chính sách chiêu thị có vai trò rất quan trọng trong việc phân phối sản phẩm, hàng hoá từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nó giúp nhà sản xuất nắm bắt kịp thời những thông tin thị trường, ý muốn của khách hàng để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, giảm được những chi phí không cần thiết và tránh được những rủi ro trong kinh doanh. Để thực hiện được điều ấy, chính sách chiêu thị sử dụng những hình thức hoạt động chủ yếu như:
· Quảng cáo: là một hình thức hoạt động thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà sản xuất cho các thành phần trung gian trong kênh phân phối hoặc cho người tiêu dùng của những phương tiện truyền thông đại chúng trong một không gian và thời gian nhất
định.
Trên quan điểm Marketing, quảng cáo phải thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng. Điều đó có nghĩa là quảng cáo phải phản ánh thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến với khách hàng một cách trung thực và chuẩn xác.
Trong cơ chế thị trường, quảng cáo là một công cụ Marketing của việc bán hàng. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản xuất hàng hoá ngày càng phong phú, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng nên quảng cáo ngày càng giữ vai trò to lớn trên các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thật vậy, nhờ có quảng cáo mà hàng hoá bán được nhiều hơn với số lượng khách hàng đông hơn. Ngoài sự kích thích
để tăng trưởng không ngừng nhu cầu của con người, đồng thời mở rộng thị trường cho người sản xuất, quảng cáo còn là phương tiện tích cực hỗ trợ cạnh tranh.
* Một số phương tiện quảng cáo:
+ Truyền hình + Truyền thanh + Báo + Tạp chí + Quảng cáo qua ảnh + Quảng cáo qua thư trực tiếp
Các bước thể hiện một chương trình quảng cáo: + Xác định mục tiêu quảng cáo.
+Xây dựng nội dung quảng cáo dựa trên nguyên tắc: Lôi cuốn sự chú ý của khách hàng, gây sự thích thú, tạo sự ham muốn dẫn đến hành động mua hàng.
+ Lập kế hoạch quảng cáo: Bao gồm kế hoạch về phương tiện quảng cáo, thời gian sẽ tiến hành quảng cáo, số lần quảng cáo và những phí cần thiết.
· Truyền thông. · Bán hàng cá nhân.
· Khuyến mãi: Khuyễn mãi là bất kỳ hoạt động nào tạo ra động cơđể mua một sản phẩm ngoài các lợi ích vốn có của sản phẩm.
Mục đích của khuyến mãi:
+ Khuyến mãi nhằm thúc đẩy, hỗ trợ và khuyến khích nổ lực bán hàng của lực lượng bán hàng.
+ Khuyến mãi nhằm động viên những người trung gian hỗ trợ một cách nhiệt tình và tích cực trong việc tiếp thị sản phẩm của Công ty.
+ Để đạt được hiệu quả tối đa, chương trình chuyến mãi nên bảo gồm các hoạt
động khuyến mãi được thiết kế, phối hợp sắp xếp thời gian và thực hiện cẩn thận ở ba mức độ này. Các mục tiêu chiêu thị gắn liều với từng loại một của ba nhóm đối tượng chính:
- Khuyến mãi đối với lực lượng bán hàng. - Khuyến mãi đối với người trung gian. - Khuyến mãi đối với người tiêu dùng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI SẢN PHẨM NỘI ĐỊA
TẠI CÔNG TY TNHH TONGKOOK
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP: 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty TNHH TongKooK Việt Nam Spinning (gọi tắt là Công ty TongKooK Việt Nam Spinning hay Công ty TongKook) là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, là một trong 10 Công ty hải ngoại của Công ty TongKooK mẹ đặt ở Hàn Quốc. Công ty được thành lập theo quyết định của giấy phép đầu tư số 1009/GP do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cấp ngày 12/10/1994, với nhiệm vụ chính là sản xuất các loại sợi và vải mộc để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Sau hơn hai năm xây dựng, Công ty đã tiến hành đi vào sản xuất từ tháng 1/1997 với tên gọi là Công ty TNHH TongKooK Việt Nam Spinning, với 2 xưởng sản xuất chính là xưởng sợi và xưởng dệt có công suất từ 6800-7500 tấn sợi/năm sợi các loại và 50.000 cọc sợi.
Đến năm 2003 do tình hình giao dịch hàng hoá tăng mạnh từ việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ Công ty đã mở một chi nhánh văn phòng trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
Công ty TongKook là một Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đặt dưới sự quản lý toàn diện của Công ty TongKooK mẹở Hàn Quốc, chịu sự quản lý của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư, luật lao động,…
- Tên giao dịch đối nội: Công ty TNHH TongKooK Việt Nam Spinning. - Tên giao dịch đối ngoại: TongKooK Vietnam Spinning Company Limited.
- Trụ sở chính: Khu công nghiệp 1-Nhơn Trạch-Đồng Nai.
- Văn phòng đại diện: 9.6B E-Town.364 đường Cộng Hoà - Phường 13 - Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 061.848716 - Fax: 061.848713
- Mã số thuế: 3600249191-1
- Các đơn vị thành viên gồm: + Xưởng sợi. + Xưởng dệt. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng.
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty:
2.1.2.1. Chức năng: - Tổ chức sản xuất các sản phẩm sợi và vải mộc. - Thực hiện việc nhập khẩu các nguyên liệu bông, sơ và một số chất phụ trợ, một số phụ tùng thay thếđể sản xuất các loại sợi và vải mộc. - Thực hiện việc thương mại xuất khẩu và tiêu thụ nội địa các sản phẩm sợi và vải mộc.
2.1.2.2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế toán sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch khác có liên quan bao gồm kế hoạch trung hạn, kế
hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm đểđáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh tại Công ty.
- Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các chính sách của Nhà nước Việt Nam áp dụng cho đầu tư nước ngoài như: luật đầu tư, luật lao
động, luật môi trường,…
- Chịu trách nhiệm về nộp thuế và các nghĩa vụ khác theo pháp luật Việt Nam. - Có trách nhiệm bảo toàn vốn, khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả.
2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
v Công ty TongKooK Việt Nam spinning là Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm sợi và vải, sau đây là sơ bộ về những ngành nghề kinh doanh của Công ty:
+ Sản xuất và kinh doanh các loại chỉ sợi bông, sợi hỗn hợp, sợi tổng hợp, các loại vải.
+ Các hoạt động kinh doanh bất động sản.
+ Tất cả việc kinh doanh khác như làm gia công các mặt hàng liên quan đến các sản phẩm kể trên.
v Thị trường của Công ty: Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của Doanh nghiệp. Khách hàng quyết định sản phẩm của Công ty được bán với giá nào và bán như thế nào. Đối với TongKooK ngành kinh doanh chủ yếu là sản xuất các loại sợi và vải mộc thô nhằm cung cấp cho các Doanh nghiệp dệt may, các Công ty thương mại,….và một phần xuất khẩu qua Hàn Quốc.
- Các Doanh nghiệp dệt may: Công ty Dệt Dũng Nguyên, Công ty Dệt Việt Thắng, Shing Việt, Công ty HANSHIN,…
- Các Công ty thương mại: Công ty TNHHTM Vũ Phương Nam, Thiên hào, Trung tâm thương mại dịch vụ Gia Định,…
2.1.3.Vai trò của Công ty đối với địa phương và nền kinh tế:
Công ty TongKooK Việt Nam Spinning giữ vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế mặc dù là Công ty nước ngoài và được thể hiện ở các mặt sau:
- Dệt là ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu chính cho công nghiệp may, nó là cơ sở cho ngành may mặc phát triển, nhờ đó giúp con người tôn vinh được vẻ đẹp của họ khi đi làm ở công sở hay ăn mặc hàng ngày. Chất lượng của các sản phẩm may mặc về chất liệu vải có đáp ứng được yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng hay không phụ thuộc phần lớn vào công nghiệp dệt.
- Góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong địa bàn đảm trách, thể hiện việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty. Hàng năm Công ty đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng.
- Việc sản xuất sợi của Công ty cũng tạo ra hàng trăm việc làm cho người lao
động trong tỉnh cũng như các tỉnh khác, vốn chỉ sống bằng nghề nông với thu nhập bấp bênh từ trước tới nay. Từ khi có được việc làm trong Công ty, được sự hỗ trợ của Công ty đời sống của họđã từng bước được nâng cao, thu nhập ổn định và khá cao so với các Doanh nghiệp Việt Nam.Từ đó, tạo điều kiện cho địa phương nâng cao đời sống kinh tế xã hội, đồng thời cũng tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra được dễ dàng.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty:
Để tổ chức và điều hành mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh có hiệu quả, mô hình quản lý của Công ty được tổ chức như sau:
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý:
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức của Công ty TongKooK Việt Nam Spinning.
2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ:
· Tổng giám đốc:
Giám đốc có trách nhiệm quản lý Công ty theo chếđộ một thủ trưởng. Giám đốc là người tổ chức, điều hành và phụ trách mọi hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng dựa trên giấy phép đầu tư theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Tổng giám đốc Phó giám đốc thứ 2 Phó giám đốc thứ 1 Phòng tổ chức Xưởng cơ điện Xưởng dệt Phòng KHSX- KD XNK -Vật Tư Phòng tài chính-kế toán Xưởng sợi II VPĐD Xưởng sợi I
Việt Nam. Đồng thời, giám đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các hoạt
động sản xuất kinh doanh trước Công ty TongKooK mẹ bên Hàn Quốc, trước pháp luật Việt Nam, các chủ thể khác có liên quan, và thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ
khác như: đóng thuế, kế toán - kiểm toán… Ngoài ra, giám đốc còn phải luôn bảo
đảm quyền lợi của người lao động và có trách nhiệm nâng cao đời sống CBCNV giúp họ an tâm công tác và hoàn thành nhiệm vụđược giao.
· Phó tổng giám đốc thứ 1:
Giúp cho tổng giám đốc điều hành và chỉ đạo các phòng ban được phân công như: phòng kế hoạch sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu - vật tư, phòng tài chính kế toán, xưởng dệt, xưởng sợi, xưởng cơđiện.
· Phó tổng giám đốc thứ 2:
Giúp cho tổng giám đốc điều hành và chỉđạo phòng nhân sự trong việc quản lý nhân lực, tuyển dụng lao động, tính lương và các chếđộ bảo hiểm y tế, xã hội, trợ cấp thôi việc, quản lý tổ xe, bảo vệ, y tế, nhà ăn.
· Phòng kề hoạch sản xuất – kinh doanh - xuất nhập khẩu - vật tư: (phòng kinh
doanh)
- Căn cứ vào kế hoạch bán hàng dựa trên yêu cầu của thị trường lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, huy động tối đa năng lực, thiết bịđể sản xuất.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất dựa trên yêu cầu của thị trường mà lập kế hoạch
để nhập khẩu các loại bông xơ, chất phụ trợ và một số phụ tùng thay thế khác. - Tăng cường công tác tiếp thị và bán hàng trong nước.
- Đảm nhiệm việc xuất khẩu về Công ty mẹ, và thông qua các Công ty thương mại để xuất khẩu sang các nước khác.
- Căn cứ theo yêu cầu của sản xuất hàng ngày, mua các phụ tùng thay thế và các loại vật tư khác phục vụ cho sản xuất được liên tục.
· Phòng tổ chức:
- Quản lý về mặt nhân sự của Công ty.
- Tuyển dụng lao động nhằm cung cấp lao động cho Công ty theo các yêu cầu về
số lượng và chất lượng.
- Tính lương và các chếđộ bảo hiểm y tế, xã hội, trợ cấp thôi việc. - Quản lý lái xe, tổ bảo vệ, y tế, nhà ăn.
· Phòng tài chính - kế toán:
- Tính giá thành sản phẩm, bán thành phẩm.
- Quản lý số liệu và ghi chép sổ sách theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện các báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định của Nhà nước. - Ký hợp đồng với ngân hàng, tổ chức phát lương cho người lao động theo quy
· Các đơn vị trực thuộc:
Có trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm hoàn thành kế hoạch Công ty đã giao, có quyền chủ động cân đối năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.1.5.Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty: 2.1.5.1. Cơ cấu sản xuất của Công ty: 2.1.5.1. Cơ cấu sản xuất của Công ty:
Cơ cấu sản xuất của Doanh nghiệp công nghiệp là tập hợp tất cả các bộ phận sản xuất, hình thức tổ chức các bộ phận đó, sự phân bố về không gian và mối liên hệ sản xuất giữa chúng với nhau.
Cơ cấu sản xuất thể hiện hình thức tổ chức của quá trình sản xuất, tính chất phân công lao động giữa các bộ phận sản xuất, đặc điểm của sự kết hợp lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. Đối với Công ty TongKooK, mang những nét đặc thù riêng của ngành dệt may, do đó cơ cấu sản xuất được bố trí cho phù hợp với đặc thù riêng của công việc sản xuất sợi và dệt vải thô.
Sau đây là cơ cấu sản xuất của Công ty TongKooK Việt Nam Spinning.
Sơ đồ 5: Sơ đồ cơ cấu sản xuất của Công ty TongKooK Việt Nam Spinning.
2.1.5.2. Chức năng từng bộ phận trong cơ cấu sản xuất của Công ty:
- Bộ phận sản xuất chính: Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm chính. Trong Công ty, bộ phận sản xuất chính gồm xưởng sợi, xưởng dệt. Đây là bộ phận quan trọng để chuyển hoá đối tượng lao động thành vật phẩm tiêu dùng, là bộ phận sản xuất ra mọi hoạt động của Công ty.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính, bảo đảm cho sản xuất có thể tiến hành đều đặn, liên tục và chuẩn bị cho quá trình sản xuất chính đểđạt kết quả tốt. Trong Công ty bộ phận sản xuất phụ là tổ cơđiện. Kho Tổ vận chuyển Xưởng cơđiện Công ty Bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phục vụ sảnxuất Xưởng sợi I, II Xưởng dệt
- Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản cấp phát và vận chuyển nguyên phụ liệu, thành phẩm. Tại Công ty bộ phận này bao gồm: hệ thống kho, tổ vận chuyển và tổ bảo trì đóng gói trực thuộc phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh - xuất nhập khẩu - vật tư.
Như vậy tất cả các bộ phận sản xuất của Công ty đều có nhiệm vụ rõ ràng không trùng lặp, mỗi bộ phận có trách nhiệm hoàn thành tốt chức năng của mình song bên cạnh đó để hoàn thành được nhiệm vụ của mình giữa các bộ phận phải có mối quan hệ