Doanh lợi tổng vốn của Công ty:

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm nội địa tại công ty tnhh tongkook việt nam spinning (Trang 100 - 113)

Doanh lợi tổng vốn = ROI =

VKDbq LNST

Bảng 26: Doanh lợi tổng vốn của Công ty

ĐVT: đồng

2004/2003 2005/2004

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

± % ± %

Doanh thu thuần 244,561,074,593 293,336,478,510 279,238,258,792 +48,775,403,917 +19.94 -14,098,219,718 -4.81 Lợi nhuận sau thuế 9,999,856,564 12,946,537,997 10,423,490,988 +2,946,681,433 +29.47 -2,523,047,010 -19.49 Vốn cốđịnh bq 123,700,675,215 133,903,159,467 134,411,921,872 +10,202,484,252 +8.25 +508,762,405 +0.38 Vốn lưu động bq 230,479,516,183 250,043,592,380 269,171,118,131 +19,564,076,197 +8.49 +19,127,525,751 +7.65 Vốn kinh doanh bq 354,180,191,398 383,946,751,847 403,583,040,003 29,766,560,449 +8.40 +19,636,288,156 +5.11 Doanh lợi tổng vốn (ROI) 0.028 0.034 0.026 +0.005 +19.43 -0.008 -23.41

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích ta thấy:

- Doanh lợi tổng vốn của Công ty trong năm 2003 bằng 0.028 cho biết với 1 đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ có thể mang lại cho Công ty 0.028 đồng lợi nhuận.

- Doanh lợi tổng vốn của Công ty trong năm 2004 bằng 0.034 cho biết với 1 đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ có thể mang lại cho Công ty 0.034 đồng lợi nhuận.

- Tương tự, sang năm 2005 với 1 đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ có thể mang lại cho Công ty 0.026 đồng lợi nhuận.

Vậy doanh lợi tổng vốn của Công ty trong năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0.005 đồng lợi nhuận tương ứng với mức tăng là 19.43%. Năm 2005 giảm so với năm 2004 là 0.008 đồng lợi nhuận tương ứng với mức giảm 23.41%, chứng tỏ năm 2005 Công ty sử dụng vốn không được tốt so với các năm trước.

90 2.4.4. Vòng quay hàng tồn kho: Hàng tồn kho bq = HTKđk + HTKck Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Ri = HTKbq GVHB 2004/2003 2005/2004

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

± % ± % Doanh thu bán hàng (giá vốn hàng bán) 219,966,132,266 261,988,963,180 249,459,443,538 +42,022,830,914 +19.10 -12,529,519,642 -4.78 Hàng tồn kho bq 79,994,258,124 74,067,884,829 65,344,620,336 -5,926,373,295 -7.41 -8,723,264,493 -11.78 Vòng quay HTK 2.750 3.537 3.818 +0.787 +28.63 +0.280 +7.93

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2003 bằng 2.75 cho biết bình quân trong 1 năm hàng hoá nhập xuất 2.75 lần. Sang năm 2004 số vòng quay hàng tồn kho là 3.537 cho biết bình quân trong 1 năm hàng hoá nhập xuất 3.537 lần.

Vậy hệ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty trong năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0.787 lần tương ứng với mức tăng 28.63%. Sang năm 2005 hệ số vòng quay hàng tồn kho là 3.818 cho biết bình quân trong 1 năm hàng hoá nhập xuất 3.818 lần. Vậy hệ số vòng quay hàng tồn kho của Công ty trong năm 2005 tăng 0.28 lần tương ứng với mức tăng 7.93% so với năm 2004.

91

2.4.5. Thị phần của Công ty so với ĐTCT:

Bảng 28: Thị phần của Công ty so với Công ty

ĐVT: đồng

2004/2003 2005/2004

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

± % ± % Doanh thu của TongKooK 245,271,916,094 294,229,263,051 279,978,800,452 +48,957,346,957 +19.96 -14,250,462,599 -4.84 Doanh thu của Dệt Thành Công 762,662,894,879 770,881,979,123 857,855,998,587 +8,219,084,244 +1.08 +86,974,019,464 +11.28 Thi phần (%) 32.16 38.17 32.64 +6.01 -5.53

Qua bảng phân tích ta thấy:

So với Công ty Dệt Thành Công, năm 2004 thị phần của Công ty TongKooK chiếm 38.17% trên thị trường tăng 6.01% so với năm 2003. Sang năm 2005 thị phần của Công ty TongKooK giảm đi 5.53% chỉ còn 32.64%. Qua đó, ta thấy thị phần của Công ty TongKooK còn rất nhỏ so với Công ty Dệt Thành Công. Vì vậy, Công ty TongKooK cần có những biện pháp khắc phục những yếu điểm và phát huy những thế mạnh, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển hệ thống kênh phân phối rộng khắp, hiệu quả nhằm tăng thị phần của Công ty.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY: * Sản phẩm sợi:

2.5. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH NHẰM HỖ TRỢ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5.1. Về sản phẩm:

Chính sách sản phẩm có vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Ngày nay, khi hàng rào thuế quan dần dần được gỡ bỏ thì sự cạnh tranh đã chuyển hướng vào cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Là nhà kinh doanh cần thấy được nhân tố quyết định sự thành bại của Doanh nghiệp chính là bản thân sản phẩm của mình.

* Cơ cấu chủng loại và đặc điểm sản phẩm của Công ty TongKooK Việt Nam Spinning:

Trong những năm qua Công ty luôn cố gắng đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mặt hàng đểđáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Buổi đầu thành lập Công ty mới chỉ sản xuất sợi với các sản phẩm chủ yếu là:

+ Sợi coton: CD20, CD26, CD28, CD30. + Sợi pha: PCD20, PCD45, PCD46. + Sợi Polyester: PE20, PE32.

Từđó đến nay do nhu cầu phát triển không ngừng của thị trường nên Công ty đã

đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín Sợi - Dệt, tuy nhiên lượng sợi đưa vào dệt chỉ

chiếm 1/3 tổng lượng sợi sản xuất ra của Công ty. Hiện nay, các mặt hàng sợi và vải của Công ty đã rất phong phú.

Một số sản phẩm sợi và vải của Công ty Dệt TongKooK:

+ Một số sản phẩm sợi chính: CD30/54, CD20/60, CD45/1, CD46/2PCD20/98, PCD45/2, PCD65/35, PCD, 87/13, PCD65/35, PCD46/2, PE40/110, PE30/1, PE40/1,PE45/1,…

+ Một số sản phẩm vải:vải si, vải kaki, vải kate, vải kakilot, vải gỗ non,…

Một số sản phẩm sợi và vải của Công ty Dệt Thành Công:

+ Sợi:CD14, CD16, CD26, CD28, CD30, CD20/2, CD20, PCD20. + Vải: vải kaki, vải kakilot., vải phi bóng,…

Một số sản phẩm sợi và vải của Công ty Dệt Phong Phú:

+ Sợi:, CD16, CD26, CD28, CD30, CD20/2, CD20, PCD20, CD14 + Vải: vải kaki, vải kakilot, vải katê, vải…

So với hai ĐTCT trên ta thấy Công ty Tong KooK về mặt hàng sợi có khả năng cạnh tranh rất lớn do đa dạng về chủng loại và chất lượng sản phẩm sợi luôn được đảm bảo (Công ty luôn thực hiện tốt những quy định của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9002).

Như vậy để củng cố thị trường và có thểđứng vững Công ty đã cho ra rất nhiều loại sản phẩm dệt. Tuy nhiên do đa dạng hoá sản phẩm đã làm cho việc chuyên môn

hoá sản phẩm trở nên khó khăn hơn, vì Công ty không thểđồng thời nâng cao trình độ

chuyên môn hoá mọi sản phẩm mà chỉ tập trung cho những sản phẩm trọng yếu. Đồng thời vấn đề tích luỹ kinh nghiệm và thói quen kỹ thuật sản xuất cũng như quản lý kinh doanh khó có thể thực hiện tốt như các Doanh nghiệp chỉ sản xuất một mặt hàng. Do đó, đối với sản phẩm sợi Công ty đã có kinh nghiệm và uy tín ngay từ việc phân phối, bán hàng trong thời gian qua nên vấn đề cần thiết là phải đầu tư nâng cao chất lượng hơn nữa bằng cách đổi mới công nghệ, giáo dục ý thức tư tưỏng cho cán bộ

công nhân viên chức trong vấn đềđảm bảo chất lượng của Công ty.

Hiện nay, nhu cầu thị trường may mặc nội địa cũng như thế giới đang ưu chuộng sản phẩm dệt may chất liệu cotton nhờ những tính năng mềm mát, thấm mồ hôi. Nhưng loại sợi này lại có yếu điểm là khó kéo, khi dệt thành vải loại vải này hay đổ

lông nên sản xuất được nó đòi hỏi phải có các loại máy móc hỗ trợ hiện đại. Nắm bắt

được xu thế của thị trường nên Công ty đã quyết định đầu tư hệ thống máy kéo sợi mới hiện đại của Nhật (năm 2000), cùng với hệ thống dây chuyền dệt kim cotton 100% (năm 2001), và các loại máy hỗ trợ khác nhau như máy phòng co, máy cán láng, máy nối sợi và máy đánh ống tựđộng để thực hiện chiến lược sản phẩm mới này.

Tuy nhiên sản phẩm vải của Công ty còn rất khiêm tốn về chủng loại đã hạn chế

việc mở rộng thị trường của sản phẩm vải. Nhận thấy được nhu cầu thị trường ngày một cao, đòi hỏi sự phong phú về chủng loại vải, Công ty cần có sựđầu tư dây chuyền sản xuất khép kín Sợi - Dệt - Nhuộm, nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh kết hợp với chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là về vải nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị

trường.

2.5.2. Chính sách giá cả:

Nhìn chung vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX xu hướng cạnh tranh trên thế

giới dần dần chuyển sang cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, bảo hành và các dịch vụ

sau bán hàng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giá cả mất đi vai trò là công cụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cạnh tranh phổ biến nhất, theo kết quả điều tra của báo Sài Gòn Tiếp Thị thì mức độ

mà khách hàng quan tâm khi chọn mua hàng là:

Chất lượng sản phẩm 69

Giá cả 21

Dịch vụ sau bán hàng 9

Khuyến mãi 1

Tổng 100

Qua đó, ta thấy rằng khách hàng Việt Nam ngày nay quan tâm đến chất lượng sản phẩm là hàng đầu sau đó mới đến giá cả. Tuy nhiên đối với nhà sản xuất và khách hàng công nghiệp sản xuất các mặt hàng bình dân thì định giá cả là một nhân tố quan trọng.

* Giá thành sản phẩm của Công ty:

Giá thành sản phẩm của Công ty nhìn chung còn tương đối cao và chưa ổn định do nguyên vật liệu phải nhập hoàn toàn từ nước ngoài nên luôn trong tình trạng bị động về giá. Vì vậy, trong sản xuất Công ty nên tìm mọi cách giảm các chi phí không cần thiết để giảm giá thành.

* Giá bán sản phẩm của Công ty:

Giá bán sản phẩm của Công ty so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường không phải là cao rất phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là các nhà tiêu dùng công nghiệp luôn tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu với giá cả thấp, trung bình mà chất lượng luôn được đảm bảo.

Bảng 29: Giá sợi của Công ty so với ĐTCT (giá chưa có VAT)

ĐVT: đồng/kg

Tên mặt hàng Dệt Thành Công Dệt Phong Phú TongKooK

CD14 28,000 29,000 28,500 CD16 28,500 30,000 29,000 PCD20 30,000 31,500 31,000 CD20 31,000 30,000 30,500 CD20/2 34,500 35,000 34,500 CD28 33,000 34,000 33,500 CD30 33,500 33,000 34,000 PE40 34,000 36,000 34,500 Nguồn: Khảo sát thị trường

Bảng 30: Giá vải của Công ty so với ĐTCT (giá chưa có VAT)

ĐVT: đồng/mét Tên mặt hàng Khổ vải Dệt Thành Công Dệt Phong Phú TongKooK Ghi chú PCD20/98*48.63” 1m6 12,500 14,500 13,000 Vải si PCD20/98*48.48” 1m2 9,500 10,500 9,500 Vải si PCD20/112*58.63” 1m6 14,000 15,500 15,000 Vải kaki CD30.CD10/88*47.63” 1m6 13,000 13,500 13,000 Vải gỗ non CD30.10/120*40.48” 1m2 12,500 13,500 12,000 Thớ gỗ CD20/60*60.63” 1m6 12,000 13,000 12,500 Vải kakilot CD20/52*52.48” 1m2 8,000 9,000 8,500 Vải kakilot CD20/2/62*42.65” 1m6 19,500 21,500 20,000 Vải kakilot PE40/110*76.48” 1m2 9,500 10,500 10,000 Vải katê PE40/110*84.48” 1m2 10,000 11,500 10,500 Vải katê Nguồn: Khảo sát thị trường

Qua bảng giá về các loại sợi và vải nêu trên ta thấy, so với hai đối thủ cạnh tranh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là Công ty Dệt Thành Công và Công ty Dệt Phong phú thì giá cả của Công ty TongKooK là tương đối cao (thấp hơn so với Phong Phú nhưng cao hơn so với Thành Công). Công ty cần tiến hành các biện pháp nhằm giảm giá bán ngay từ khâu mua nguyên phụ liệu do Công ty nhập khẩu hoàn toàn nguyên phụ liệu từ

nước ngoài.

2.5.3. Chính sách chiêu thị:

Nhà sản xuất mong muốn sản phẩm của mình làm ra được nhiều người chú ý và tiêu thụ nhanh. Người tiêu dùng mong muốn mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Xuất phát từ lợi ích của người tiêu dùng, để giải quyết sự gặp nhau giữa ý muốn bán hàng của nhà sản xuất và ý muốn mua hàng của người tiêu dùng đòi hỏi phải có sự trao đổi thông tin. Nhằm mục đích ấy, chính sách chiêu thị phục vụ cho việc trao đổi thông tin bằng những kỹ thuật yểm trợ Marketing giữa bên bán và bên mua đã trở nên vô cùng cần thiết không thể thiếu được trong kinh doanh.

Tại Công ty TongKooK Việt Nam Spinning, 4 nhân viên của tổ Marketing thuộc phòng kế hoạch sản xuất – kinh doanh- xuất nhập khẩu - vật tư sẽ phụ trách công tác này, đây là phần việc mang tính chức năng ảnh hưởng đến quyết định cho việc phân phối sản phẩm và tình hình bán sản phẩm.Tuy nhiên, trên thực tế tại Công ty TongKooK Việt Nam Spinning hoạt động này chưa mạnh và các nhân viên chỉ là hỗ

trợ cho ban lãnh đạo và phối hợp với các bộ phận khác mà thôi. Một phần do đặc thù ngành nghề kinh doanh nên Công ty bị hạn chế trong việc sử dụng các chính sách chiêu thị.

* Quảng cáo:

Quảng cáo có tác dụng làm cho hàng bán được nhiều nhanh hơn, thông qua quảng cáo Doanh nghiệp hiểu được nhu cầu thị trường và phản ứng kịp thời, quảng cáo còn là phương tiện hỗ trợđắc lực cho cạnh tranh. Thế nhưng ban lãnh đạo Công ty TongKooK lại cho rằng quảng cáo là không cần thiết nên Công ty không quảng cáo nhiều trên báo chí còn các phương tiện truyền hình hầu như không sử dụng. Dù vậy,

điều này cũng có thể hiểu được do đặc thù về sản phẩm sợi và vải mộc của Công ty, khách hàng chủ yếu là các nhà tiêu dùng công nghiệp mà hiệu quả sử dụng phương tiện truyền hình không cao. Nguyên nhân nữa là sản phẩm sợi Công ty bán cho các bạn hàng đã có quan hệ từ lâu. Như vậy, ban lãnh đạo Công ty cần tìm kiếm thêm bạn hàng của mình thông qua quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành, trên Internet, tờ

10

0

Bảng 31: Chi phí quảng cáo và phát triển thị trường của Công ty qua 3 năm (2003- 2005) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Các chi phí Giá trị (đồng) Tỷ Trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ Trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ Trọng (%) ± % ± % Chi phí bán hàng 1,989,097,306 100 2,409,182,438 100 2,444,231,145 100 +420,085,132 +21.12 +35,048,707 +1.45 Trong đó: Chi phí quảng cáo và ptriển thị trường 264,468,115 13.30 278,775,243 11.57 299,928,934 12.27 +14,307,128 +5.41 +21,153,691 +7.59 Nguồn: Phòng kế toán

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Qua 3 năm liên tiếp mặc dù chi phí quảng cáo và phát triển thị trường của Công ty đều tăng chứng tỏ Công ty đã bắt đầu đã có sự quan tâm đến vấn đề quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường.:

+ Năm 2004 chi phí quảng cáo và phát triển thị trường chiếm 13.3% trên tổng chi phí bán hàng.

+ Năm 2004 chi phí này tăng 14,307,128 đồng tương ứng tăng 5.41% so với năm 2003 và tỷ trọng của chi phí quảng cáo đã giảm xuống chỉ còn 11.57% trên tổng chi phí bán hàng .

+ Năm 2005 chi phí quảng cáo và phát triển thị trường tăng 21,153,691 đồng tương ứng tăng 7.59% so với năm 2004 và tỷ trọng chi phí quảng cáo năm này đã tăng lên là 12.27% trên tổng chi phí bán hàng.

Như vậy, mặc dù chi phí quảng cáo và phát triển thị trường có sự tăng lên qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng của khoản mục chi phí này chiếm trong tổng chi phí bán hàng còn rất nhỏ nên hiệu quả trong của việc quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường đạt được chưa cao

* Khuyến mãi:

Hoạt động khuyến mãi không được Công ty TongKooK quan tâm một cách

đúng mức. Mặc dù Công ty có hẳn bảng giảm giá với các mức giảm khác nhau tương

ứng cho từng khoảng số lượng hàng khác nhau nhưng vấn đề khuyến mãi vẫn còn bị

xem nhẹ, nên đã không khuyến khích được khách hàng mua hàng và hiệu quả hoạt

động của hệ thống phân phối chưa cao. Để khắc phục vấn đề này Công ty nên tổ chức các đợt khuyến mãi cho khách hàng nhân dịp Lễ Tết, các ngày lễ lớn hoặc các mùa lễ

hội bằng cách tặng kèm các vật như: lịch treo tường, áo thun mỏng có chữ TongKooK. Ngoài các chính sách chiêu thị trên Công ty có thể quảng bá sản phẩm của mình thông

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm nội địa tại công ty tnhh tongkook việt nam spinning (Trang 100 - 113)