BIỆN PHÁP 5: Đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các trung gian nhằm kích

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm nội địa tại công ty tnhh tongkook việt nam spinning (Trang 126 - 132)

thich họ quảng bá sản phẩm mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận cho Công ty:

3.5.1. Lý do đề xuất:

Trong hệ thống phân phối việc sử dụng những người trung gian đem lại hiệu quả

cao hơn trong việc đảm bảo phân phối hàng rộng khắp và đưa hàng đến các thị trường mục tiêu. Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm, việc chuyên môn hoá và quy mô hoạt

động, những người trung gian sẽ làm lợi cho Công ty nhiều hơn là nó thường có thể đạt được khi tự làm lấy, góp phần quan trọng trong việc việc tạo nên hiệu quả hoạt

động của hệ thống phân phối. Người trung gian sẽ điều hoà dòng hàng hoá và dịch vụ…. Việc làm này là cần thiết để giảm bớt sự khác biệt giữa chủng loại sản phẩm và dịch vụ do người sản xuất tạo ra và chủng loại mà người tiêu dùng cần.

Hơn nữa sau khi sản phẩm của Công ty đến tay những người trung gian thì họ

chính là người sẽ quyết định sản phẩm đó sẽđến với người tiêu dùng như thế nào, lực lượng trung gian có vai trò rất lớn trong việc đưa ra quyết định mua hàng của khách hàng, duy trì và phát triển mạng lưới tiêu thụ của Công ty. Bởi vậy, Công ty cần có sự

quan tâm thích đáng đối với họ nhằm đạt được các mục tiêu trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.5.2. Nội dung thực hiện:

Để hỗ trợ cho các trung gian Công ty nên cần đưa ra các chính sách cụ thể về

giảm giá, trợ giúp về tài chính và các điều khoản bảo vệ như sau:

· Chính sách về giảm giá:

- Ngoài các chính sách đã áp dụng Công ty có thể áp dụng thêm các chính sách giảm giá sau:

+ Giảm giá theo mùa: vào những dịp như giáp Tết, gần mùa tựu trường,… + Ưu tiên các hỗn hợp hàng: khi khách hàng mua nhiều chủng loại hàng hoá cụ

thể: các loại sợi và vải mộc.

- Các hình thức thay cho giảm giá Công ty có thể áp dụng:

+ Các chương trình đào tạo: mở chương trình tìm hiểu về sản phẩm của Công ty cho các trung gian, từđó nâng cao khả năng bán hàng,…

+ Trợ giúp tài chính cho quảng cáo và xúc tiến: trợ giúp các trung gian trong việc quảng bá sản phẩm của Công ty.

· Chính sách trợ giúp về tài chính:

Công ty có kế hoạch cho khách hàng vay nợ (như là một hình thức tài trợ) như: + Tài trợ qua qua khoản nợ phải thu của Công ty.

+ Tài trợ qua các khoản nợ có thể trả của Công ty.

Thời hạn vay trả nợ Công ty có thể xác đinh theo mùa, theo ngày hay kéo dài ngày.

· Các điều khoản bảo vệ:

- Bảo vệ giá:

+ Giá cả của từng loại sợi và vải của Công ty đều được dán mác trước. + Công ty thoả thuận giá cả bán ra với các trung gian.

- Bảo vệ hàng hoá:

+ Đảm bảo việc thu hồi lại hàng hoá nếu hàng kém chất lượng, không đúng yêu cầu của khách hàng đã đặt trước đó.

+ Duy trì các kho tại chỗ và tổ chức vận chuyển hàng một cách nhanh nhất. 3.5.3.Hiệu quả mang lại:

-Tạo sự gắn bó lâu dài và tin cậy giữa Công ty với các trung gian. -Kích thích các trung gian quảng bá sản phẩm của Công ty.

PHN KIN NGH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Đối với Nhà nước:

- Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích các Công ty nước ngoài đầu tư

vào Việt Nam như việc: hoàn thiện Pháp luật Việt Nam, cố gắng thực hiện chính sách một cửa một dấu trong lĩnh vực hành chính, bỏ bớt các khâu không cần thiết gây rườm rà trong thủ tục đầu tư, có sựưu đãi về thuế, mở các khu công nghiệp có trang bịđầy

đủ hệ thống điện nước, hệ thống giao thông đảm bảo, giá thuê đất phải chăng,… - Giảm bớt các khoản đánh thuếđối với các nguồn NPL nhập khẩu từ thị trường bên ngoài, giảm bớt mức phí kiểm định của hải quan khi tái xuất khẩu những NPL không

đáp ứng yêu cầu.

- Có chính sách quản lý chặt chẽđối với việc nhập khẩu nguyên phụ liệu nhằm tránh hàng nhập lậu.

2. Đối với Công ty:

- Luôn quan tâm đến lực lượng trung gian của hệ thống phân phối và có các chính sách khuyến khích cụ thể.

- Mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tăng cường công tác tìm kiếm bạn hàng.

- Thường xuyên quan tâm hơn nữa đến các hoạt động thăm dò nghiên cứu thị

trường, hoạt động chiêu thị, tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính, nhà cung

ứng và đối tác kinh doanh.

- Nghiên cứu và sưu tầm đểđưa vào sản xuất những sản phẩm mới có giá trị kinh tế

cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Chú ý đến chế độ cán bộ công nhân viên và các anh chị em lao động trong Công ty, tạo ra môi trường lao động thoải mái, có thư giãn để tạo ra năng suất lao động cao.

KT LUN

Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về Công ty TNHH TongKooK Việt Nam Spinning, với những tài liệu tạp chí, sách, báo về hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty thực tế trên thị trường, và với những kiến thức đã học ở nhà trường em có một số nhận xét như sau về tình hình hệ thống phân phối sản phẩm ở trong nước chung của bất kỳ Công ty nào trong nền kinh tế thị trường và một số nhận định mang tính cá nhân về hoạt động của hệ thống phân phối của Công ty như sau:

Hệ thống phân phối sản phẩm chính là công cụ quan trọng để các Doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong dài hạn, nó giúp Doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế

cạnh tranh của mình. Một hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý không chỉ có tác dụng

đơn thuần là nâng cao khả năng cung ứng hàng hoá mà nó còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng nhu cầu trên thị trường. Đó chính là tiền đề cho tất cả các Doanh nghiệp hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường, bán được nhiều hàng hoá, tăng doanh thu nhằm đạt đến mức lợi nhuận cao.

Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đạt được nhịp độ tăng trưởng cao, đời sống người dân đang ngày càng được cải thiện đòi hỏi các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải luôn có sự đầu tư, đổi mới không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Công ty TNHH TongKooK Việt Nam Spinning là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh ở Việt Nam, do đó Công ty cần phải thường xuyên nghiên cứu nhằm mở rộng, cải tiến hoàn thiện hệ thống phân phối và không ngừng phát triển, đa dạng hoá sản phẩm, luôn đảm bảo chất lượng đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Từđó từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị

trường đểđạt mức tăng trưởng cao cả về quy mô và chất lượng, tạo niềm tin yêu của khách hàng. Song đểđạt được những thành tựu đó trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt hiện nay, Công ty cần phải lựa chọn cho mình một con đường đi hết sức hợp lý, mà một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới sự thành công không chỉở hiện tại mà ngay cả trong tương lai, đó chính là việc tổ chức khoa học các hoạt động kinh doanh của Công ty, đặc biệt là các hoạt động Marketing. Mặc dù hiện nay Công ty chưa thực sự quan tâm các vấn đề này nhưng trong tương lai đểđảm bảo cho Công ty có được sự phát triển ổn định và lâu dài, đồng thời nâng cao dần uy tín cũng như vị thế

của Công ty trên thị trường thì Công ty không thể quan tâm đến các lĩnh vực hoạt động Marketing.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS Vũ Thế Phú (1996), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, tr. 158 – 174.

2. TS Vũ Thế Dũng, TS Trương Tôn Hiền Đức, Quản trị tiếp thị: Lý thuyết và tình huống, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, chương 6.

3. Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Xuân Quế (1995), Nghiên cứu Marketing, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội, tr. 9 – 20.

4. PHILIP KOTLER (1997), Quản Trị Marketing, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, tr. 628 – 670.

5. TS Trương Đình Chiến (2001), Quản Trị Marketing lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2004), Tổ chức và quản lý Tiếp Thị - Bán Hàng, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, Hà Nội, tr. 64 – 138.

7. Cát Văn Thành (2002), Quản trị kênh Marketing (Kênh phân phối), Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

8. Các tài liệu về Công ty TongKooK.

9. Bản công bố thông tin của Công Ty Dệt Thành Công (2006). 10. Các trang Web trên Internet.

11. Các báo, tạp chí . 12. Luận văn khoá trước.

PH LC

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm nội địa tại công ty tnhh tongkook việt nam spinning (Trang 126 - 132)