Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoàn thiện chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần thuỷ sản 584 nha trang (Trang 37 - 139)

4. Các mô hình sử dụng khi hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh

5.2.Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoàn thiện chiến lược kinh doanh

5.2.1. Nhóm nhân tố khách quan

Các phân tích về môi trường kinh doanh bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường đặc thù được xem như các nhân tố khách quan tác động, ảnh hưởng tới công tác đánh giá chiến lược của doanh nghiệp. Bởi đó là các căn cứ cần thiết để xây dựng chiến lược kinh doanh, một chiến lược bám sát mọi biến động của môi trường. Bất kỳ một sự biến động nào cũng có thể làm thay đổi trạng thái hoạt động của doanh nghiệp và có thể làm biến đổi kết quả của mục tiêu đề ra. Công tác hoạch

định chiến lược sẽ phân tích, đo lường được những biến động đó ở mức kiểm soát

được, để đưa ra các chính sách điều chỉnh thích hợp, có thể khai thác các yếu tố

thuận lợi và tránh được những đe doạ đem lại từ môi trường. Sự thận trọng của các nhà hoạch định khi tiến hành phân tích và đánh giá các nhân tố khách quan này thường được nhấn mạnh nhiều trong các chiến lược. Và các chiến lược này có chiều hướng tập trung chủ yếu vào các nhân tố khách quan coi đó như các yếu tố quyết

định đến sự thành công của doanh nghiệp. Vì nếu như tận dụng được những cơ hội từ môi trường, doanh nghiệp sẽ có được những ưu thế cạnh tranh hơn hẳn và có nhiều thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác.

5.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Một trong những quan điểm nhấn mạnh nội lực bên trong của doanh nghiệp khi tiến hành hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ khai thác được những ưu thế

cạnh tranh mà khó có một doanh nghiệp nào có thể bắt chước được. Tuy nhiên các tiềm năng của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng ổn định và đáp ứng được các

đòi hỏi mà doanh nghiệp yêu cầu khi cần thiết. Chính điều đó làm cho doanh nghiệp khó giải quyết được các vấn đề phát sinh vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Nhưng dù sao doanh nghiệp cũng có thể chi phối được những nguồn nội lực này vì nó nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp. Ngoài ra có nhiều nhân tố chủ quan khác cũng tạo nên được thế mạnh cho doanh nghiệp khi cạnh tranh trên thị trường như nguồn nhân lực, nguồn tài chính …

Các nhà quản trị nếu nhấn mạnh vào các nguồn lực của doanh nghiệp khi hoạch định chiến lược kinh doanh thì các chiến lược đó có chiều hướng tập trung vào các nhân tố bên trong coi đó là các yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.

5.3. Phương hướng nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh

Hoàn thiện chiến lược kinh doanh gồm 3 hoạt động cơ bản : 1. Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại 2. Đo lường thành tích

3. Thực hiện các hoạt động điều chỉnh • Xem xét lại những cơ sở của chiến lược

Xem xét lại cơ sở cốt lõi của chiến lược ở một tổ chức có thể thực hiện bằng cách phát triển một ma trận EFE và ma trận IFE đã được điều chỉnh. Một ma trận đã

được điều chỉnh IFE nên tập trung vào sự thay đổi trong quản trị, trong tiếp thị, tài chính – kế toán, sản xuất – hoạt động, nghiên cứu và phát triển (R & D), hệ thống thông tin, mặt mạnh và yếu của một tổ chức. Một ma trận được điều chỉnh EFE sẽ

chỉ ra vị trí của Công ty đã thay đổi đối tượng cạnh tranh có liên quan, và các đối tượng cạnh tranh có liên quan, và các đối tượng cạnh tranh chính như thế nào.

Nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài có thể cản trở các công ty đạt được những mục tiêu dài hạn và mục tiêu hằng năm. Về bề ngoài, hành động của đối thủ, thay đổi yêu cầu, thay đổi kỹ thuật, thay đổi kinh tế, thay đổi nhân khẩu, hành động của chính phủ có thể cản trở làm không đạt được mục tiêu. Về bên trong, người ta

chọn những chiến lược không hiệu quả hoặc các hoạt động bổ sung quá nghèo nàn. Các mục tiêu có thể là quá lạc quan. Vì vậy không đạt được mục tiêu không phải là do người quản trị hay công nhân làm việc không thõa đáng.

Tính toán quá trình thực hiện của tổ chức

Để hoàn thiện chiến lược thì một hoạt động quan trọng khác nữa là xem xét công việc thực hiện của tổ chức : so sánh kết quả mong muốn với kết quả thực sựđã

đạt được, điều tra những sai lầm trong kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện và kiểm tra tiến trình đang thực hiện, đáp ứng mục tiêu đề ra. Cả hai mục tiêu lâu dài và hằng năm phần lớn được sử dụng trong quá trình này. Tiêu chuẩn đánh giá chiến lược nên có thể xem xét được và có thể dễ dàng thẩm tra. Những tiêu chuẩn ước

đoán chiến lược là quan trọng hơn những tiêu chuẩn chỉ đưa ra những điều thực sự đã xảy ra. Việc xác định mục tiêu nào là điều khó khăn và quan trọng nhất trong

đánh giá chiến lược. Để hoàn thiện chiến lược phải dựa trên cả 2 tiêu chuẩn chất lượng và số lượng. Lựa chọn chính xác hệ thống chuẩn cho đánh giá chiến lược dựa trên tầm cỡ, ngành công nghiệp, các chiến lược và lý luận quản trị của một tổ chức

đặc thù, cụ thể. Có lẽ tiêu chuẩn số lượng được được sử dụng thông thường nhất để đánh giá chiến lược là các chỉ số tài chính. Các nhà chiến lược sử dụng nó để làm 3 so sánh chuẩn: (1) So sánh việc thực hiện của công ty qua những thời kỳ khác nhau, (2) So sánh việc thực hiện của công ty với hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. (3) So sánh việc thực hiện của công ty với mức bình quân ngành công nghiệp.

Thực hiện những hành động điều chỉnh

Hoạt động này đòi hỏi thay đổi sắp đặt vị trí công ty vào vị trí cạnh tranh trong tương lai. Những ví dụ về sự thay đổi cần thiết là việc thay đổi cấu trúc của một tổ chức, thay đổi một hoặc vài người chủ chốt, bán hàng khu vực, điều chỉnh nhiệm vụ kinh doanh. Những sự thay đổi khác có thể là sự thành lập và sửa đổi các mục tiêu, công bố các chủ trương mới, phát hành chứng khoán để gia tăng vốn, bổ

sung thêm nguồn nhân viên bán hàng phụ, phân bổ các nguồn lực một cách khác biệt hoặc phát triển động cơ thực hiện mới. Thực hiện những hoạt động điều chỉnh không nhất thiết có nghĩa là các chiến lược đang hiện hành sẽ bị hủy bỏ hay có

nghĩa là các chiến lược mới phải được làm theo công thức. Không có tổ chức nào có thể tồn tại như một hòn đảo, không tổ chức nào có thể thoát khỏi sự đổi thay. Thực hiện những hoạt động điều chỉnh là cần thiết để giữ tổ chức vươn đến những mục tiêu. Thực hiện những hành động điều chỉnh làm tăng sự hăng hái của nhân viên và những người quản trị.

Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPTS 584 NHA TRANG

1. Giới thiệu chung về Công ty CPTS 584 Nha Trang 1.1. Giới thiệu chung về Công ty CPTS 584 Nha Trang 1.1.1.Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cổ phần thủy sản (CPTS) 584 Nha Trang tiền thân là xí nghiệp Thủy Sản Nha Trang được thành lập năm 1977. Qua 31 năm với bao thăng trầm của nền kinh tế thị

trường, uy tín và thương hiệu nước mắm nhỉ

của Công ty vẫn đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước.

Sau ngày đất nước giải phóng 30/04/1975. Nhà nước tiếp quản hệ thống kho

chứa hàng và hình thành trạm trung chuyển của Bộ Nội Thương. Năm 1978 ra đời trạm thủy sản của bộ Thủy Sản. Hai trạm này có chức năng như nhau, cùng làm nhiệm vụ trung chuyển trong thời gian bao cấp.

Năm 1986, hai trạm này sát nhập làm một theo quyết định của Chủ tịch HĐBT, nhiệm vụ không thay đổi.

Năm 1987, UB Kế Hoạch Nhà nước quyết định lấy tên trạm là Xí nghiệp Thủy Sản Nha Trang có nhiệm vụ phân bổ đối lưu xăng, dầu, ngư lưới cụ cho ngư

dân, HTX khai thác địa phương, lấy sản phẩm của địa phương như nước mắm, cá khô …phân phối cho các tỉnh không có nguồn lợi Thủy sản như: Tây Nguyên (ĐakLak), Nam Định, Ninh Bình…

Từ năm 1989, nhà nước không còn bao cấp, xí nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh doanh, tự sản xuất kinh doanh, tự tìm hiểu thị trường.

Năm 1991, Xí nghiệp bắt đầu sản xuất các loại sản phẩm như cá khô, mắm nêm, mắm ruốc, nước mắm… Do nhu cầu thị trường về mặt hàng thủy sản còn hạn

chế, và quy mô xí nghiệp chưa đủ khả năng để mở rộng sản phẩm này. Vì vậy, để

phù hợp với năng lực, xí nghiệp đã cắt giảm loại bỏ những sản phẩm không có hiệu quả, chuyên môn hóa sản xuất đầu tư sản xuất một mặt hàng là nước mắm, và nâng cao quan hệ kinh tế. Hiện nay doanh nghiệp đã và đang sản xuất loại nước mắm trên. Nhờ hoạt động hiệu quả xí nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất tăng từ 100 tấn vào năm 1991 đến nay kho thành phẩm của Công ty đã có thể sử dụng trên 6000 tấn nguyên liệu. Ngoài việc củng cố và tăng cường sản xuất, xí nghiệp không ngừng tìm hiểu nhu cầu thị trường, tiếp tục phát triển mọi mặt cả về quy mô và chủng loại sản xuất, đặc biệt doanh số và lợi nhuận cũng không ngừng tăng theo.

Trước đây xí nghiệp chỉ có nước mắm lít từ 20g N/l trở xuống, đến nay xí nghiệp đã đa dạng chất lượng với gần 30 sản phẩm các loại từ 12_40 độđạm, được

đóng trong các loại chai từ 50ml_5 lít. Bên cạnh đó xí nghiệp có sự thay đổi cả mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu cho phù hợp với từng đối tượng, từng thị trường. Xí nghiệp không ngừng đầu tư nhằm tăng tiện ích cho khách hàng bằng các loại túi xốp và thùng giấy túi xách tay … Chính vì vậy mà gần đây hàng của xí nghiệp được chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 2000 đến 2009, chất lượng vàng Hội chợ triển lãm du lịch-thương mại thủy sản Khánh Hòa năm 2002, ... Nhờ đó năm 1991, xí nghiệp bán được 82019 lít nước mắm quy loại I và 3689 chai. Đặc biệt là sản phẩm mắm chai của xí nghiệp có sản lượng tăng đều qua các năm, đến năm 2001 sản lượng bán ra 707471 chai và 1.158471 lít nước mắm. Theo đó, tổng doanh thu lợi nhuận và thu nhập bình quân toàn xí nghiệp cũng tăng theo đáng kể (từ

15_17%/năm).

Ngày 01/02/2004 Xí nghiệp Thủy sản Nha Trang chính thức được chuyển giao từ công ty Thủy Sản II về công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản Miền Trung. Và hiện nay Công ty đã chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần (từ ngày 02/03/2006), lấy tên là Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang.

Tên giao dịch: TRASECOM.

Tên tiếng Anh: 584 Nha Trang Seaproducts Join_stock company.

Tel: 058.3881176_3883184_388091 Fax: 058.3884442

Mã số thuế: 4200636551

Email: ts584nhatrang@vnn.vn

Vốn điều lệ: 2.500.000.000 đồng (Hai tỉ, năm trăm triệu đồng)

Trong đó vốn nhà nước là: 625.000.000 đồng chiếm 25%, số còn lại là cổ

phần của hơn 65 cổđông khác, tất cả là cổđông phổ thông.

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 3703000186 do Sở Kế Hoạch và

Đầu Tư Tỉnh Khánh Hoàcấp ngày 02/03/2006

Ngành nghề kinh doanh: Công nghệ chế biến cá và thủy sản khác; sản xuất, chế biến và kinh doanh nước chấm, gia vị các loại. Cung ứng vật tư thủy sản; kinh doanh ngư lưới cụ; thu mua thủy sản; kinh doanh xăng dầu; kinh doanh khách sạn; dịch vụ du lịch.

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của công ty a. Chức năng: a. Chức năng:

Công ty Thủy Sản Nha Trang là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Thủy Sản khu vực II.

Có chức năng: Thu mua chế biến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nước mắm các loại phục vụ nhu cầu thị trường, và xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b.Nhiệm vụ:

Căn cứ vào nhu cầu xã hội, công ty xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ

nước mắm, xây dựng kế hoạch lao động, kế hoạch tài chính trình giám đốc và tổng công ty xét duyệt sau đó tổ chức tiến hành thực hiện.

Liên minh và liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tạo nguồn nguyên liệu đặc biệt cho sản xuất ổn định nhu cầu cho người tiêu dùng. Chăm lo đời sống từng bước cải thiên, ổn định đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên chức trong công ty.

Song song với việc sản xuất kinh doanh công ty luôn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng có đủ trình độ, đủ chức năng, đủ kinh nghiệm

để phù hợp với cơ chế thị trường.

Nghiên cứu khả năng sản xuất những mặt hàng thuộc diện kinh doanh của công ty, nghiên cứu thi trường có kế hoạch lưu chuyển hàng hóa và kế hoạch khác.

c. Tính chất hoạt động của doanh nghiệp

Thu mua, sản xuất, chế biến nước mắm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo chất lượng, số lượng đúng thời hạn.

Gia công chế biến theo yêu cầu của Tổng công ty và khách hàng. Thực hiện sản xuất kinh doanh theo chủ trương pháp luật của nhà nước, hạch toán

kinh tế báo cáo thường xuyên theo đúng quy định của nhà nước quản lý hành chính. Thực hiện nguyên tắc phối hợp theo đúng công sức lao động, đóng góp và

điều phối giữa các cá nhân và đơn vị sao cho công bằng và hợp lý.

Sản xuất có hiệu quả bù đắp các chi phí có lãi, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

Thực hiện tốt các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, đặc biệt là an ninh quốc phòng.

Nguyên tắc hoạt động của xí nghiệp là hoạt động có lãi để tái sản xuất mở

rộng, giải quyết thỏa đáng, hài hòa giữa lợi ích cá nhân trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.

1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang có 4 phòng ban nghiệp vụ, 02 chi nhánh và 02 phân xưởng sản xuất, như sau:

+ Phòng Nhân sự . + Phòng Kinh doanh .

+ Phòng Tài chính _ Kế toán . + Phòng Kỹ thuật .

+ Chi nhánh Miền Nam đặt tại L21 Khu dân cư Miếu Nổi, phường 3, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08_3170934 Fax: 08-3170935

+ Chi nhánh tại Hà Nội: Công ty XNK INTIMEX tại Đà Nẵng, địa chỉ: số 02 Pasteur, Đà Nẵng. ĐT: 0511.382623210.

+ Phân xưởng sản xuất 1, tại số 548 Lê Hồng Phong Nha Trang chuyên sản xuất nước mắm và đóng mắm chai.

+ Phân xưởng sản xuất 2, tại 54 Trần Hưng Đạo, thị trấn Phan Rí Cửa, Huyện Tuy Phong Tỉnh Bình Thuận. Điện thoại: 062_3970109

Hot đng ca công ty theo sơ đ sau:

Sơđồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CPTS 584 Nha Trang

Đại hội cổđông (ĐHCĐ): là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội cổđông bầu Hội đồng Quản trị công ty giữa hai kỳđại hội, bầu Ban Kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trịđiều hành công ty.

ĐẠI HỘI CỔĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT PHÓ GĐ SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KD PHÂN XƯỞNG 2 TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐẦU TƯ- MARKETING P.KẾ TOÁN- KCS HÀNH CHÍNH- NHÂN SỰ PHÂN XƯỞNG 1 CHI NHÁNH MIỀN NAM CHI NHÁNH MIỀN BẮC

Đại hội cổ đông quyết định loại, tổng số cổ phần và các loại chứng khoán khác của công ty được quyền bán. Quyết định thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia chuyển hoặc đóng cửa các đơn vị trực thuộc, sẽ mở thêm các chi nhánh hoặc các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quyết định của Hội Đồng Quản Trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và theo các quy định của pháp luật hiện hành. Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ

hoặc vốn điều lệ…

Hội Đồng Quản Trị (HĐQT): là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần thuỷ sản 584 nha trang (Trang 37 - 139)