Phân tích hoạt động sản xuất của Công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần thuỷ sản 584 nha trang (Trang 83 - 90)

3. Hoàn thiện chiến lược kinh doanh

3.3.1.1. Phân tích hoạt động sản xuất của Công ty

a. Cơ sở vật chất của Công ty

Công ty CPTS 584 Nha Trang hiện đang tổ chức sản xuất tại 2 địa điểm sau: - Phân xưởng sản xuất Nha Trang: Tại số 584 Lê Hồng Phong – Tp Nha Trang, mặt hàng sản xuất của Công ty tại đây là 4.200 m. Tại phân xưởng Nha Trang có 2 tổ sản xuất:

+ Tổ sản xuất nước mắm với 6 người, với 1.200 tấn sức chứa hàng năm có thể sản xuất và tái chế trên 1,2 triệu lít nước mắm các loại.

+ Tổđóng mắm chai với 10 người, hàng năm có thểđóng 2 triệu chai mắm các loại. - Phân xưởng sản xuất Phan Rí: Tại số 54 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Phan Rí Cửa Tỉnh Bình Thuận, mặt hàng sản xuất của Công ty là 4.000m2 tại đây Công ty hiện có 800 tấn sức chứa bằng thùng và gần 1.000 tấn sức chứa bằng hồ bể. Năm 2006, phân xưởng Phan Rí sản xuất được 7.000 ngàn lít nước mắm các loại, với lượng sức chứa đã đầu tư thêm hiện nay phân xưởng có thể nâng sản lượng lên 1 triệu lít mỗi năm.

b. Tổ chức sản xuất của Công ty CPTS 584 Nha Trang Tổ chức sản xuất nước mắm :

Việc tổ chức sản xuất của Công ty được tiến hành ở cả 2 phân xưởng Nha Trang và Phan Rí, do đặc điểm sản xuất của ngành phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ cá, do vậy việc tổ chức sản xuất tại các phân xưởng cũng rất linh hoạt.

Tại phân xưởng Nha Trang: Toàn bộ khâu tiếp nhận nguyên liệu, tổ chức chăm sóc, kéo rút thành phẩm… do phân xưởng đảm nhận, trường hợp khi mùa vụ

cá rộ, phân xưởng sẽ được hỗ trợ của bộ phận bốc xếp hoặc một số lao động thuê ngoài.

Ngoài việc đảm nhận sản xuất nước mắm từ cá chượp, phân xưởng nước mắm Nha Trang còn chịu trách nhiệm tái chế trên 500.000 lít nước mắm loại cao đạm từ

phân xưởng Phan Rí và từ các đơn vị bạn phục vụ cho nhu cầu sản xuất mắm chai của Công ty.

Tổ sản xuất nước mắm tại Nha Trang gồm có 6 người, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của quản đốc phân xưởng (Quản đốc phân xưởng phụ trách cả tổ sản xuất nước mắm và mắm chai), trong tổ có một tổ trưởng.

Quy trình sản xuất được tuân thủ theo quy trình sản xuất chung của Công ty, trong xưởng có 3 kỹ sư chế biến theo chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm làm ra, và chịu kiểm tra giám sát chặt chẽ của phòng kỹ thuật Công ty.

Tại phân xưởng Phan Rí: Với lực lượng 5 người vừa đảm nhận công tác quản lý, sản xuất và bảo vệ nên hiện tại phân xưởng chỉ đảm nhận công tác chăm sóc, sản xuất còn khâu tiếp nhận nguyên liệu phải hoàn toàn thuê ngoài.

Ngoài việc tổ chức sản xuất theo quy trình chung cho Công ty, tại phân xưởng Phan Rí còn được giao nhiệm vụ nghiên cứu các quy trình sản xuất mới, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào việc sản xuất nước mắm và một số sản phẩm khác tại địa phương.

Công tác quản lý và tổ chức sản xuất được giao cho một Thạc sỹ và một kỹ

sư chế biến thuỷ sản tổ chức. Mặc dù lực lượng lao động ít, sức chứa lớn, nhưng với phương châm làm hết việc chứ không hết giờ và do phân xưởng mới được xây dựng mặt bằng sản xuất bố trí hợp lý, đầy đủ các máy móc phụ trợ nên công tác sản xuất

ởđây vẫn đảm bảo thời gian làm việc 44 giờ/tuần và ra sản phẩm đúng theo yêu cầu về tiến độ của Công ty.

Tổ chức sản xuất mắm chai:

Tổ sản xuất mắm chai thuộc phân xưởng Nha Trang với 10 người, trong đó có 2 người đã tốt nghiệp cử nhân và cao đẳng kinh tế.

Do việc tiêu thụ mắm chai của Công ty còn mang tính chất theo thời điểm,

đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong các thời điểm Tết Âm Lịch và thời

điểm du lịch mùa hè, do vậy việc tổ chức giờ giấc sản xuất của phân xưởng cũng rất linh hoạt và theo đơn đặt hàng của phòng kinh doanh của Công ty.

Hiện nay Công ty chưa tổ chức dây chuyền đóng chai bán tựđộng là do hiện sản phẩm của Công ty gồm nhiều loại chai, nhãn, dung tích khác nhau, mặt khác sản lượng hàng năm vẫn chưa lớn, tuy nhiên với tốc độ phát triển thị trường mắm chai của Công ty như hiện tại, mặt khác với việc khai thông được kênh phân phối của hệ thống siêu thị cuối năm năm 2006 cùng với thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng thì việc đầu tư dây chuyền sản xuất mắm chai bán tựđộng là chuyện Công ty CPTS phải tính đến trong những năm tiếp theo.

c.Tổ chức quy trình sản xuất và tái chế nước mắm tại Công ty

Do đặc điểm sản xuất của ngành, nước mắm thành phẩm sản xuất ra được lấy từ loại cao đạm đến thấp đạm và tỷ lệ loại nước mắm cao đạm chỉ chiếm từ 25-30% tổng lượng nước mắm sản xuất ra.

Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, lượng nước mắm cao đạm ngoài việc được tiêu thụ trên thị trường dưới dạng mắm xá còn được Công ty tiêu thụ một lượng lớn dưới dạng mắm chai, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hàng năm Công ty phải mua một lượng nước mắm bên ngoài khá lớn bổ sung cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Sau đây là thống kê đánh giá tình hình thu mua nguyên vật liệu của công ty:

Bảng 2.8: Tình hình thu mua từ năm 2007-2009 (ĐVT: lít) Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 +/- % +/- % I.Tổng nước mắm 546.737 796.280 225.644 249.543 45,64 -570.636 -71,66 1.Cao đạm 546.737 396.430 215.534 -150.307 -27,49 175.891 443,69 2.Đặc biệt 0 170.030 7.790 170.303 -162.240 -95,42 3.Loại 1 0 74.435 2.320 74.435 -72.115 -96,88 4.Loại 2 0 155.385 0 155.385 -155.385 -100 II. Cá chượp 1.217.134 1.969.274 2.608.077 752.140 61,8 638.803 32,44

(Nguồn: Bảng thống kê kết quả sản xuất – kinh doanh năm 2007 -2009)

Nhận xét: Năm 2008 Công ty tăng sản lượng thu mua nước mắm lên 249.543 lít tương đương tăng 45,64% so với lượng mua năm 2007, trong đó giảm lượng mua nước mắm cao đạm là 27,49% trong khi tăng lượng mua nước mắm đặc biệt và nước mắm loại 1, loại 2. Trong năm 2009, Công ty giảm lượng mua nước mắm một lượng đáng kể là 570.636 lít tương đương giảm 71,66% chủ yếu là giảm lượng mua nước mắm loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 gần như mua ít hoặc không mua so với năm 2008. Tuy nhiên lượng mua cá chượp lại tăng đều hàng năm, cụ thể năm 2008 tăng 752.140 tương đương tăng 61,8% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 638.803 tương đương tăng 32,44% so với năm 2008. Trong đó chủ yếu mua ở thị trường:

13.30% 24.55% 62.15% Nha Trang Phan Thiết Sài Gòn

Bảng 2.9: Số lượng thu mua nguyên vật liệu tại các thị trường chính (ĐVT: lít)

Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng Tỉ lệ (%)

Nha Trang 96.655 100.120 11.900 208.675 13,3

Phan Thiết 177.065 208.085 0 385.150 24,55

Sài Gòn 273.107 488.075 213.744 974.926 62,15

Tổng 546.827 796.280 225.644 1.568.751 100

(Nguồn: Bảng thống kê kết quả sản xuất – kinh doanh năm 2007 -2009)

Biểu đồ 2.3: Thị trường mua nước mắm của Công ty qua 3 năm

Nhìn trên biểu đồ ta thấy tổng lượng mua nước mắm qua 3 năm chủ yếu mua tại thị trường Sài Gòn chiếm tới 62,15%, sau là Phan Thiết chiếm 24,55% và số còn lại mua tại Nha Trang.

Bảng 2.10: Chi phí mua nguyên vật liệu năm 2007 – 2009 (ĐVT: 1.000đ)

Chi phí mua nguyên vật liệu Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 +/- % +/- % I. Nước mắm 5.463.914 8.355.066 3.691.535 2.891.152 52,91 -4.663.531 -55,82 1.Cao đạm 5.463.914 5.881.311 3.637.014 417.397 7,64 -2.244.297 -38,16 2.Đặc biệt 0 1.509.223 44.312 1.509.223 -1.464.911 -97,06 3.Loại 1 0 412.513 10.208 412.513 -402.305 -97,53 4.Loại 2 0 552.020 0 552.020 -552020 -100,00 II. Cá chượp 3.632.732 9.951.332 14.235.375 6.318.600 173,94 4.284.043 43,05 Tổng 9.096.646 18.306.398 21.618.444 9.209.752 101,24 3.312.046 18,09

Nhận xét: Ta thấy rằng vào năm 2008, Công ty tốn chi phí mua nước mắm nhiều hơn năm 2007 là 2.891.152 nghìn đồng tương đương tăng 52,91%. Năm 2009 lại giảm đáng kể chi phí mua nước mắm là 4.663.531 nghìn đồng tương đương giảm 55,82% vì giảm mua lương nước mắm loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 so với năm 2008. Đối với cá chượp thì Công ty lại mua với số lượng nhiều nên chi phí vì thế

cũng tăng theo các năm, cụ thể năm 2008 chi phí tăng 9.209.752 nghìn đồng so với năm 2007 và năm 2009 tăng lên 3.312.046 nghìn đồng so với năm 2008. Nguyên nhân do Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ và sản xuất thêm sản phẩm mới có tên là “Vị ngon”. Bảng 2.11: Tình hình sản xuất năm 2006 – 2009 (ĐVT: lít) Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 +/- % +/- % I.Nước mắm 1.691.696 1.559.572 2.009.677 -132.124 -7,81 450.105 22,40 1.Cao đạm 555.332 352.042 746.244 -203.290 -36,61 394.202 52,82 2.Đặc biệt 264.651 356.267 472.818 91.616 34,62 116.551 24,65 3.Loại 1 796.748 891.253 790.615 94.505 11,86 -100.638 -12,73 4.Loại 2 74.965 0 0 -74.965 -100 0 0 II.Cá chượp 2.116.034 1.443.712 2.027.981 -672.322 -31,77 584.269 28,81 III.Mắm chai 2173.356 2.393.702 2.364.144 220.346 10,14 -29.558 -1,25

(Nguồn: Bảng thống kê kết quả sản xuất – kinh doanh năm 2006 – 2009)

Nhận xét: Nhìn chung năm 2008, Công ty giảm sản xuất nước mắm đến 132.124 lít tương ứng giảm 7,81% so với năm 2007 chủ yếu do giảm sản xuất loại nước mắm cao đạm và nước mắm loại 2. Mặt khác, năm 2008 lượng sản xuất cá chượp cũng giảm khá mạnh tới 672.322 lít tương ứng giảm 31,77% so với năm 2007, trong khi nước mắm chai tăng 220.364 lít tương ứng tăng 10,14%. Đến năm 2009, lượng sản xuất nước mắm tăng lên 450.105 lít tương ứng tăng 22,40% so với năm 2008 là do trong năm Công ty tăng nhanh sản lượng nước mắm cao đạm và nước mắm đặc biệt trong khi giảm lượng sản xuất nước mắm loại 1và loại 2. Bên cạnh trong năm 2009, Công ty tăng lượng cá chượp nhưng lại giảm lượng nước mắm chai xuống 29.558 lít so với năm 2008.

Cũng do đặc điểm nước mắm cao đạm được sản xuất ra với một tỷ lệ rất ít, một nhà cung cấp khó đáp ứng đủ nhu cầu nên hiện tại Công ty phải mua nhiều nhà sản xuất khác nhau, chính vì mua từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng, hương vị, màu sắc, độ trong cẩn của nước mắm cũng không đồng đều nhau, điều này đòi hỏi việc tổ chức một quy trình tái chế sao cho tất cả các loại nước mắm của Công ty sản xuất ra và nước mắm mua ngoài thành một loại sản phẩm đồng nhất, đáp ứng nghiêm ngặt theo nhu cầu của khách hàng là điều hết sức cần thiết, quyết định sự

thành bại của Công ty trên thị trường.

Qua thực tế tổ sản xuất và kinh doanh nhiều năm, Công ty đã thực hiện khá thành công mô hình này nhờ vào việc kết hợp hài hoà giữa các khâu: Chuẩn bị quy trình sản xuất và tái chế nước mắm bán thành phẩm theo đúng quy trình chuẩn bị

của Công ty, chọn các nhà cung cấp có sản phẩm phù hợp với yêu cầu của Công ty về chất lượng và giá cả, ngoài ra yếu tố giải quyết được thị trường tiêu thụ các sản phẩm cũng là yếu tố quyết định cho việc thực hiện mô hình này, thiếu một trong ba yếu tố này đều cũng sẽ làm giảm hoặc không thểđạt mục tiêu của mô hình trên.

Việc mua nước mắm của các nhà cung cấp và sau đó được tái xuất lại theo quy trình của Công ty như trên trước mắt đây là giải pháp khá hiệu quả mà Công ty

đã áp dụng tương đối thành công trong nhiều năm qua, tuy nhiên với khả năng liên kết, nắm bắt và chuyển giao công nghệ mà hiện nay Công ty có được, Công ty cần nhanh chóng đầu tư mở rộng năng lực sản xuất nước mắm tại cơ sở Phan Rí, đầu tư

nghiên cứu giải pháp tăng cường sản xuất nguồn nước mắm cao đạm theo công nghệ mới để thay thế dần lượng nước mắm cao đạm đang mua các đơn vị bạn, kết hợp với quy trình tái sản xuất lại sản phẩm như trên sẽ giúp Công ty khép kín quy trình sản xuất của mình, làm được việc này chẳng những Công ty thực sự chủđộng trong sản xuất kinh doanh mà còn đạt hiệu quả kinh tế rất nhiều lần so với hiện tại trên cơ sở hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh và đồng thời thu nhập của người lao động cũng sẽ được tăng lên cao do tạo được nhiều công ăn việc làm từ việc mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và tạo thêm nhiều việc làm mới mà số lượng lao động không cần phải tăng nhiều tương ứng…

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần thuỷ sản 584 nha trang (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)