Phân tích các nguồn lực bên trong và bên ngoài

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần thuỷ sản 584 nha trang (Trang 25 - 26)

3. Khái niệ m, mục đích vàn ội dung của hoạch định chiến lược kinh doanh

3.3.2.Phân tích các nguồn lực bên trong và bên ngoài

Các doanh nghiệp khi xây dựng các chiến lược kinh doanh luôn phải căn cứ

trên các khả năng có thể khai thác của mình. Đó chính là những tiềm lực tạo ra những lơị thế cạnh tranh khác biệt với các doanh nghiệp khác. Nhưng các tiềm lực

đó bắt nguồn từđâu? Câu trả lời nằm ở chính những nguồn lực mà doanh nghiệp sở

hữu, bao gồm nguồn lực bên trong và bên ngoài. Các nguồn lực này đóng vai trò như các yếu tố đầu vào mà thiếu nó thì doanh nghiệp không hoạt động được. Các yếu tốđầu vào này có thể có hiệu quả hoặc không tuỳ thuộc vào yêu cầu đòi hỏi của từng chiến lược kinh doanh. Sự tham gia đóng góp của các nguồn lực cũng khác nhau không nhất thiết phải cân bằng. Mỗi nguồn lực sẽ tạo lên môt sức mạnh riêng rất khác biệt. Nếu các nhà quản trị biết phân tích đúng những điểm mạnh và điểm yếu của từng nguồn lực, chắc chắn rằng họ sẽ khai thác hiệu quả các nguồn lực ấy. Các nguồn lực được chia ra làm hai loại:

Nguồn lực bên trong: bao gồm các nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, kho tàng, các phương tiện vận tải, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp,… tất cả thuộc sở hữu bên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng để khai thác phuc vụ cho sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp có thế mạnh về nguồn lực này nhưng lại yếu về

nguồn lực khác, các đánh giá cho thấy các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào các thế mạnh cuả mình để tạo ưu thế cạnh tranh. Ví dụ như các doanh nghiệp mạnh về tai chính sẽ chi tiêu nhiều cho hoạt động đầu tưđổi mới công nghệ, nghiên cứu các sản phẩm

mới,… tạo ra những đặc đIểm khác biệt cho sản phẩm của mình. Những sản phẩm như vậy sẽ hấp dẫn khách hàng hơn các sản phẩm khác cùng loại. Đó là ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt những doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính mạnh thì nguồn vốn tự có lớn, họ sẽ không phụ thuộc vào ngân hàng. Do vậy mọi hoạt động của doanh nghiệp là hoàn toàn chủ động. Ngược lại các doanh nghiệp mạnh về lĩnh vực nhân lực thì thường tập trung vào khai thác những tiềm năng đó như trí tuệ, chất xám của con người. Đó cũng là một ưu thế cạnh tranh.

Nguồn lực bên ngoài: bao gồm sự hỗ trợ của tổ chức bên ngoài mà doanh nghiệp có thể sử dụng khai thác được nhằm mục đích tăng cường sức mạnh của mình. Sự quan hệ tốt của doanh nghiệp với các tổ chức bên ngoài có thểđem lại cho doanh nghiệp những sự giúp đỡ cần thiết mà không phải doanh nghiệp nào mong muốn có

được. Ví dụ: sự trợ giúp của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn đặc biệt với lãi suất ưu đãi, làm tăng nguồn vốn của doanh nghiệp, tăng cường khả năng tài chính.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần thuỷ sản 584 nha trang (Trang 25 - 26)