3. Hoàn thiện chiến lược kinh doanh
3.4.2.1. Diễn giải các chiến lược đề ra
Chiến lược kinh doanh tập trung vào cải thiện vị trí cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của đơn vị trong một phân khúc thị trường cụ thể mà đơn vị đó đang phục vụ. Qua ma trận SWOT của Công ty Cổ phần Thuỷ sản 584 Nha Trang, các phương án chiến lược được đưa ra để chọn như sau:
Nhóm chiến lược SO: Sử dụng điểm mạnh để khai thác các cơ hội có từ
bên ngoài.
Phương án 1: duy trì chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, phát triển thêm danh mục sản phẩm tạo sự khác biệt hoá
Thực hiện chiến lược này được hình thành dựa vào những điểm mạnh của Công ty cùng với tận dụng những cơ hội bên ngoài. Ta biết rằng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội cũng ngày càng được nâng cao về nhiều mặt. Trong cuộc sống ngày nay, nhu cầu của con người không chỉ bó gọn ở mức độ như có ăn, có mặc mà phải là ăn ngon mặc đẹp ngoài ra còn có nhu cầu vui chơi, giải trí, nhu cầu thẩm mĩ rất cao. Các sản phẩm không thểđáp ứng được nhu cầu của thị trường khi chúng chỉ mang “ích lợi cốt lõi” đơn thuần mà còn phải mang tính thẩm mĩ, sự tiện nghi và phong phú về chủng loại. Việc một loại sản phẩm có cùng giá trị sử dụng nhưng có thêm một đặc tính khác để thoã mãn từng đoạn thị
trường nhất định chính là một biểu hiện của hoạt động đa dạng hoá sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm tạo ra nhiều mặt hàng mới phong phú với chất lượng cao tăng phương án sản phẩm để người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn. Công ty CPTS 584 Nha Trang cần nắm bắt vấn đề trên để tạo sự khác biệt trong sản phẩm làm tăng tính cạnh tranh so với đối thủ. Dựa vào thế mạnh của Công ty như có thế mạnh về chất lượng sản phẩm, có thương hiệu trên thị trường cộng với khả năng đổi mới, hoàn thiện và phát triển sản phẩm nhanh nhạy so với đối thủ cạnh tranh tạo lợi thế trong việc phát triển các sản phẩm mới làm đa dạng chủng loại sản phẩm. Gần đây Công ty đã đưa ra một loại sản phẩm mới có tên là Vị Ngon và Biển Bạc được người tiêu dùng rất ưa chuộng và tin dùng.
Với chiến lược này Công ty sẽđảm bảo được mục tiêu giữ vững vị thế, gia tăng thị phần tại các thị trường truyền thống và tiềm năng. Tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng bằng các sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Góp phần nâng cao khả
năng cạnh tranh cho các sản phẩm, tăng mức lợi nhuận, tăng thị phần hoặc tăng doanh thu.
Phương án 2: chiến lược mở rộng thị trường, xúc tiến việc tham gia thị trường xuất khẩu để mở rộng thị trường tiêu thụ đồng thời xây dựng thương hiệu Công ty CPTS 584 Nha Trang ngày càng lớn mạnh.
Với thế mạnh là Công ty đã có quy trình sản xuất chuẩn, sản phẩm đạt chất lượng cao và nguồn nhân lực mạnh, Công ty cần tranh thủ tìm thị trường xuất khẩu và triển khai dịch vụ bán hàng thuận lợi tại Nha Trang, Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội,
đồng thời đẩy mạnh việc đưa hàng vào các siêu thị lớn, các Công ty có hệ thống phân phối hiện đại có uy tín tại các thị trường lớn, thị trường tiểm năng. Chiến lược này giúp cho Công ty mở rộng thị trường khắp cả nước, góp phần tăng doanh số, thị
phần…
Mặt khác việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo hướng tham gia thị trường xuất khẩu không những làm tăng doanh số mà còn xây dựng thương hiệu Công ty ngày càng lớn mạnh.
Nhóm chiến lược WO: Khắc phục điểm yếu nhằm khai thác các cơ hội hoặc khai thác các cơ hội để lấp dần các điểm yếu.
Phương án 3: chiến lược đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất tại Phan Rí đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
Ta thấy rằng Công ty hiện tại đang có thị trường ổn định và ngày càng phát triển, sản phẩm được tín nhiệm và phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng, mặt bằng sản xuất của Công ty đáp ứng được khả năng mở rộng sản xuất, khả năng huy
động vốn tốt, Công ty đầu tư nâng cao năng lực sản xuất tại Phan Rí đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và từng bước giảm giá thành, chi phí sản xuất kinh doanh. Mặt khác sự cạnh tranh khốc liệt, cùng với sự xuất hiện của đối thủ cạnh
tranh mới đầy tiềm năng, nếu Công ty không có các sản phẩm mới vượt trội để cạnh tranh thì Công ty sẽ đánh mất cơ hội mở rộng thị trường của mình cũng như không giữđược thị phần do các đối thủ cạnh tranh đoạt mất.
Mục tiêu của chiến lược là nâng cao năng lực sản xuất của Công ty, thay thế
dần lượng nước mắm cao đạm phải mua hàng năm, ổn định và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của Công ty. Từng bước giảm giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh. Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của Công ty và nhu cầu phát triển của thị trường nhằm nâng cao được khả năng cạnh tranh.
Phương án 4: xúc tiến việc bán hàng, đầu tư cho công tác thị trường, tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên bán hàng, marketing, phát triển mạnh hệ thống phân phối.
Với chiến lược này Công ty cần mạnh mẽ cho công tác thị trường bằng cách tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi, tham gia các hội chợ hàng Việt Nam Chất lượng cao hàng năm: tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên bán hàng, marketing; củng cố hệ thống phân phối cũ, truyền thống đi đôi với việc xây dựng, phát triển kênh phân phối cũ, truyền thống đi đôi với việc xây dựng, phát triển kênh phân phối hiện tại (Bán hàng trong siêu thị, các công ty phân phối chuyên nghiệp…) nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Công ty trên thương trường.
Mục tiêu là gia tăng doanh số, mở rộng thị trường tiêu thụ; Thông qua hệ
thống phân phối hiện đại của các siêu thị, công ty phân phối chuyên nghiệp mà tăng thị phần tại các thị trường lớn và tiềm năng. Phát triển thêm mạng lưới tiêu thụ mới và có hiệu quả; Cũng cố và phát triển thương hiệu của Công ty, thu hút thêm lượng khách hàng mới.
Phương án chiến lược ST: Sử dụng điểm mạnh để giảm thiểu nguy cơ từ
bên ngoài.
Phương án 5: Chiến lược phục vụ mục tiêu ổn định thị trường
Thực hiện chiến lược này giúp cho Công ty duy trì sự khác biệt hoá dựa trên cơ sở chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng, tạo khoảng cách với đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm năng. Đồng thời củng cố hệ thống phân phối cũ, truyền thống,
mở rộng phát triển hệ thống phân phối hiện tại nhằm tạo khoảng cách với đối thủ
cạnh tranh, các đối thủ tiềm năng muốn gia nhập ngành.
Mục tiêu là giữ vững vị trí dẫn đầu tại Nha Trang, bên cạnh có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cải tiến và đổi mới sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Bảo tồn được thực lực, tập trung lực lượng, chờ thời cơ mới để phát triển.
Phương án chiến lược WT: Khắc phục điểm yếu để giảm thiểu các nguy cơ.
Phương án 6: thu hẹp danh mục các sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm kém sức cạnh tranh và những sản phẩm không tạo ra lợi nhuận cho Công ty
Chiến lược này nhằm tìm kiếm sự suy giảm thông qua việc cắt giảm chi phí và tài sản của những sản phẩm lỗi thời hay những sản phẩm không đem lại tính cạnh tranh cho Công ty. Chiến lược này sẽ xem xét lại các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty nhằm củng cố lại năng lực cạnh tranh và cắt giảm được chi phí kinh doanh. Ví dụ như sắp tới Công ty nên giảm sản xuất lượng nước mắm 20 độ đạm vì không có khả năng đem lại lợi nhuận.
Mục tiêu là tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động và ổn định lại tình hình.