0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

.1 Quá trình quyết định lựa chọn phương tiện đi lại

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU DỰ BÁO PHÂN BỔ NHU CẦU ĐI LẠI THEO PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI TRONG CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM (Trang 41 -42 )

Giai đoạn 1: Nhận biết nhu cầu:

Quá trình quyết định lựa chọn phương tiện đi lại xảy ra khi người thực hiện chuyến đi nhận biết nhu cầu của chính họ phải thực hiện một hay nhiều chuyến đi để đạt được một mục đích nào đó.

Giai đoạn 2: Tìm kiếm thơng tin:

Sau khi nhận biết nhu cầu đi lại, người thực hiện chuyến đi phải tìm kiếm thơng tin để làm rõ những phương án đi lại mà họ có thể lựa chọn. Q trình tìm kiếm thơng tin này bao gồm tìm kiếm thơng tin bên trong và tìm kiếm thơng tin bên ngồi. Tìm kiếm thơng tin bên trong liên quan đến việc tìm kiếm trong kí ức của người thực hiện chuyến đi những kinh nghiệm hoặc hiểu biết trước đây liên quan đến các lựa chọn này. Tìm kiếm thơng tin bên ngồi cần thiết khi những kinh nghiệm hoặc hiểu biết trong quá khứ không đủ cung cấp thông tin cho người thực hiện chuyến đi. Các nguồn thơng tin bên ngồi có thể được thu thập từ gia đình, bạn bè hoặc từ các nguồn thông tin công cộng qua đài, báo …

Giai đoạn 3: Đánh giá các lựa chọn:

Người thực hiện chuyến đi sử dụng những thông tin thu thập được để đánh giá các phương án đi lại mà họ có thể lựa chọn. và sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ hợp lý mà họ đánh giá. Tuy nhiên, sự đánh giá này có thể dựa trên những tính tốn thận trọng và tư duy logic, nhưng đơi khi lại bộc phát theo cảm tính.

Nhận biết nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá các lựa chọn Quyết định lựa chọn Đánh giá sau khi sử dụng phương tiện

Giai đoạn 4: Quyết định lựa chọn:

Mặc dù trong giai đoạn đánh giá các lựa chọn người thực hiện chuyến đi đã sắp xếp được thứ tự ưu tiên các phương án, tuy nhiên, khi ra quyết định lựa chọn còn hai yếu tố nữa có thể tác động làm thay đổi quyết định này.

Yếu tố thứ nhất là thái độ của người khác. Mức độ mà thái độ của những người khác làm suy yếu ưu tiên của người thực hiện chuyến đi phụ thuộc vào hai điều: (1) Mức độ mãnh liệt của thái độ phản đối của người khác. (2) Động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của người khác. Thái độ phản đối của người khác càng mạnh và người khác càng gần gũi với người thực hiện chuyến đi thì càng có nhiều khả năng điều chỉnh phương án lựa chọn.

Quyết định lựa chọn của người thực hiện chuyến đi cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố bất ngờ. Đôi khi, các quyết định lựa chọn gần như chắc chắn sẽ được đưa ra lại bị thay đổi vào phút chót do xuất hiện các yếu tố bất ngờ.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU DỰ BÁO PHÂN BỔ NHU CẦU ĐI LẠI THEO PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI TRONG CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM (Trang 41 -42 )

×