.2 Tốc độ tăng trưởng phương tiện cơ giới cá nhân

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu dự báo phân bổ nhu cầu đi lại theo phương thức vận tải trong các đô thị Việt Nam (Trang 134 - 136)

2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 T.bình

Xe máy 8.7% 7.9% 7.7% 8.4% 2.1% 7,0%

Ơ tơ 4.8% 2.7% 11.4% 8.6% 19.0% 9.3%

( Ngun: Tính tốn ca SUD - 2017 da trên s liu thng kê )

c. Ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Ùn tắc giao thơng có diễn biến phức tạp, không chỉ thay đổi về mặt không gian với số lượng các điểm ùn tắc gia tăng trong những năm gần đây mà thời gian xảy ra ùn tắc cũng kéo dài.

Theo thống kê của Sở GTVT Thành phố Hồ Chí Minh, số điểm ùn tắc giao thông năm 2016 tăng 1,5 lần so với năm 2015. Vận tốc lưu thơng bình qn của phương tiện ở khu vực trung tâm năm 2016 giảm 30% so với năm 2010.

Theo tính tốn, với giả định khoảng 50% lượng phương tiện đăng ký tham gia lưu thơng trong giờ cao điểm thì diện tích chiếm dụng đường của các loại phương tiện này là 38.4 km2, xấp xỉ năng lực thiết kế của hệ thống đường bộ (39.9 km2). Nếu tỷ lệ phương tiện lưu thơng là 60% thì diện tích chiếm dụng gấp 1.2 lần so với năng lực thiết kế. Điều này có thể lý giải tại sao ùn tắc giao thông diễn ra trên diện rộng.

( Ngun: S GTVT Tp.HCM 2017 )

Hình 4. 4 Đánh giá mức độ chiếm dụng đường của phương tiện cơ giớiKết quả khảo sát lưu lượng và mật độ giao thông trên một số mặt cắt Kết quả khảo sát lưu lượng và mật độ giao thông trên một số mặt cắt điển hình tại khu vực trung tâm thành phố cho thấy ô tô chỉ chiếm khoảng 14% lượng phương tiện lưu thơng nhưng chiếm tới 47% diện tích sử dụng đường (với

84.06% 14.27% 1.66% 51.62% 47.02% 1.35% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% Xe máy Ơ tơ Khác

Tỷ lệ phương tiện lưu thông Tỷ lệ chiếm dụng diện tích đường

tốc độ lưu thơng từ 18-22 km/h). Tình trạng này cho thấy nếu khơng có giải pháp kiềm chế sựgia tăng về phương tiện ô tô cũng như hạn chế lưu thông của ô tô vào khu vực trung tâm thành phố thì tình trạng ùn tắc giao thông sẽ ngày càng nghiêm trọng.

d. Hiệu quả sử dụng VTHKCC thấp

Năng lực phục vụ của vận tải hành khách công cộng quá thấp, chỉ đáp

ứng khoảng 9% nhu cầu giao thơng (tính chung cả xe buýt và taxi). Xe buýt không thể cạnh tranh được với phương tiện cơ giới cá nhân về tính linh hoạt và khả năng tiếp cận từ cửa nhà tới cửa xe. Do đó, việc phát triển quá nhanh phương tiện cơ giới cá nhân càng làm gia tăng lợi thế của việc sử dụng loại phương tiện này và cản trợ việc sử dụng vận tải hành khách công cộng

(VTHKCC) bằng xe buýt.

Theo Quyết định số 2398/2013/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thì VTHKCC bằng xe bt phải đóng vai trị then chốt và là nhiệm vụ chiến lược của thành phố Hồ Chí Minh trong việc khắc phục ùn tắc giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. VTHKCC bằng xe buýt phải đảm bảo đáp ứng khoảng 16% nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn đến năm 2020. Để đáp ứng mục tiêu này, cần thiết phải thực hiện cả hai biện pháp “kéo” và “đẩy”. Biện pháp “kéo” nhấn mạnh tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng làn dành riêng cho xe buýt, cải thiện khả năng tiếp cận dành cho người đi bộ…. Trong khi các biện pháp “đẩy” tập trung vào việc quản lý đỗ xe cá nhân, giới hạn ô tơ cá nhân lưu thơng trong khu vực có mật độ cao, cấm ô tô lưu thông trong một số khu vực hoặc theo thời gian trong

ngày…Có thể nhận thấy các giải pháp “kéo” là các giải pháp cứng, địi hỏi nguồn tài chính lớn để đầu tư, trong khi các giải pháp “đẩy” là các giải pháp mềm, dễ triển khai và có thể tăng ngân sách thành phố thông qua các khoản thu từ phí, lệ phí của các phương tiện cơ giới cá nhân để đầu tư lại vào VTHKCC.

e. Hệ số đi lại và phân bổ nhu cầu đi lại theo phương thức vận tải

Đặc điểm nhu cầu đi lại có ý nghĩa quan trọng trong phân tích lựa chọn phương thức vận tải của người thực hiện chuyến đi, từ đó có thể đưa ra

các giải pháp chống ùn tắc giao thông, tổ chức các tuyến giao thông cơng cộng có hiệu quả và góp phần trong việc lập quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đô thị.

Số liệu điều tra do công ty SUD tiến hành trên cơ sở khảo sát 12432 người thực hiện chuyến đi với tổng số chuyến đi lên tới 43130 chuyến cho thấy tỷ lệ chuyến đi được thực hiện bằng xe máy chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,37% trong tổng số chuyến đi. Điều này không chỉ phù hợp với vận tải hành khách đơ thị mà cịn phù hợp với thói quen sử dụng phương tiện vận tải cá nhân nói chung của người dân Việt Nam.

Các chuyến đi bằng xe buýt không cao nguyên nhân chủ yếu do sau giai

đoạn phát triển mạnh vào năm 2012, những năm gần đây số lượng người sử dụng phương thức vận tải cơng cộng tại thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh. Tỷ lệ chuyến đi này giảm dần theo các phương thức vận tải như xe đạp, taxi, ô tô con và thấp nhất là xe ôm với tỷ lệ 0,32%.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu dự báo phân bổ nhu cầu đi lại theo phương thức vận tải trong các đô thị Việt Nam (Trang 134 - 136)